Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Tin tức thiên văn học

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-08-2012, 09:41 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Gió Mặt Trời làm "rám nắng" những tiểu hành tinh trẻ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Gió Mặt Trời làm "rám nắng" những tiểu hành tinh trẻ


Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng bề mặt của các tiểu hành tinh bị già hóa và biến mầu đỏ nhanh hơn trước đây người ta vẫn nghĩ - chỉ trong vòng chưa tới 1 triệu năm, đúng là một cái ?chớp mắt? đối với tuổi đời của một tiểu hành tinh. Nghiên cứu này cũng xác nhận rằng gió mặt trời là nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi do ?thời tiết vũ trụ? gây ra đối với bề mặt của các tiểu hành tinh. Kết quả này sẽ giúp các nhà thiên văn học phân tích được lịch sử thực tế của tiểu hành tinh cùng với việc xác định các hiệu ứng của các va chạm với các tiểu hành tinh khác thông qua vẻ bề ngoài của chúng.


?Có vẻ như các tiểu hành tinh bị ?rám nắng? rất nhanh,? trưởng nhóm nghiên cứu Pierre Vernazza nói, ? nhưng không phải như con người chúng ta bị rám nắng là do các tia tử ngoại, các tiểu hành tinh bị rám nắng là do tác dụng của luồng gió mặt trời mạnh mẽ?.

Từ lâu, người ta đã biết rằng bề mặt của tiểu hành tinh thay đổi theo thời gian ? những tiểu hành tinh quan sát được có mầu đỏ hơn nhiều so với phần bên trong của những mảnh thiên thạch tìm thấy trên Trái đất ? tuy nhiên, những quá trình ?phong hóa vũ trụ? này cùng với thời gian xảy ra các quá trình đó vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.

Nhờ vào các quan sát những họ tiểu hành tinh khác nhau với việc sử dụng các kính thiên văn như Kính công nghệ mới (NTT) và Kính rất lớn (VLT) của ESO đặt tại Chilê, và một số kính đặt tại Tây ban nha và Hawai, nhóm của Vernazza đã giải quyết đựơc vướng mắc gây tranh cãi trên.

Khi hai tiểu hành tinh va chạm, chúng tạo ra một loạt các mảnh vỡ có bề mặt ?tươi mới?. Các nhà thiên văn học nhận thấy rằng các bề mặt mới nhanh chóng bị tác động và mầu sắc bị biến đổi trong khoảng thời gian chưa tới 1 triệu năm - một thời gian rất ngắn so với tuổi thọ của hệ Mặt trời.

Vernazza nói:? Những hạt tích điện, có tốc độ lớn của gió mặt trời liên tục phá hủy bề mặt của tiểu hành tinh ở một mức độ cao?. Không giống như da người chúng ta bị làm hư hại và lão hóa là do phơi nắng quá nhiều, các tiểu hành tinh bị làm già hóa chỉ do những thời điểm ?phơi nắng? đầu tiên - khoảng 1 triệu năm. Một triệu năm đúng là chỉ tương đương một khoảnh khắc khi so với thời gian vài tỷ năm của một tiểu hành tinh.

Cũng bằng cách nghiên cứu các họ tiểu hành tinh khác nhau, nhóm nghiên cứu còn chỉ ra rằng thành phần bề mặt của một tiểu hành tinh đóng vai trò quan trọng tới quá trình biến mầu của nó. Sau khoảng 1 triệu năm đầu tiên, tốc độ ?rám nắng? chậm hẳn lại. Tới giai đoạn này, mầu sắc của tiểu hành tinh phụ thuộc vào thành phần nhiều hơn là thời gian phơi nắng. Hơn nữa, các quan sát cũng cho thấy rằng các cuộc đụng độ giữa các tiểu hành tinh có thể không phải là nguyên nhân chính tạo ra các bề mặt ?tươi mới? của các tiểu hành tinh gần Trái đất. Thay vào đó, những bề mặt ?trông như mới? đó có thể là kết quả của lực hấp dẫn của các hành tinh tác động lên mà từ đó, các tiểu hành tinh bị rung động và bộc lộ phần vật chất chưa bị thay đổi.

Với những kết quả này, các nhà thiên văn học có thể tìm hiểu tốt hơn về bề mặt của các tiểu hành tinh - phần duy nhất mà chúng ta có thể quan sát- và nhất là sự luận ra lịch sử của các tiểu hành tinh thông qua bề mặt của chúng.

Thohry(Theo Sciencedaily.com)
Box Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.