Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:22 AM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định Mưa sao băng

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mưa sao băng là một hiện tượng rất hiếm có trong vũ trụ và được coi là có cảnh tượng hùng vĩ nhất. Hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn thiên thạch cùng nhau bốc cháy trong bầu khí quyển trái đất tạo thành một trận ??mưa sao băng??. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng mưa sao băng Leonids 2001 diễn ra vào ngày 18/11 với cường độ khá mạnh. Các khu vực quan sát hiện tượng này là vùng Đông Á, châu Mỹ và vùng biển Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những nước có thể quan sát mưa sao tốt nhất và lâu nhất. Các thành phố của Việt Nam quan sát rõ nhất hiện tượng này là Huế, Đà Nẵng, Nha trang, TP.HCM. Mưa sao băng nhìn từ Việt Nam xuất hiện từ hướng Đông Bắc, thời gian xuất hiện khoảng 2h-2h30? sáng ngày 19/11. Người dân Việt Nam được thưởng thức một trận mưa sao hiếm có.



Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ


Vào một đêm giữa tháng 11, bầu trời không trăng và đầy sao, mọi thứ như chìm lặng theo giấc ngủ của con người, một ánh sao băng loé lên cắt ngang trời và tắt lịm. Lại thêm một ánh sao băng nữa, cũng bình thường như những đêm khác. Nhưng nếu là người tinh ý và thông thạo thiên văn, căn cứ vào hướng của các sao băng trùng nhau và đến từ hướng chòm sao sư tử (Leo), có thể nhận ra ngay một hiện tượng thiên văn hùng vĩ sắp xảy ra. Số sao băng tăng dần, đầu tiên là vài ba vệt sáng cùng một lúc, sau tới vài chục sao băng chạy cùng một hướng cắt ngang bầu trời. Mặt đất lờ mờ một thứ ánh sáng do sao băng tạo ra. Mọi người bắt đầu nhận ra và gọi nhau thức dậy, đổ ra những khu vực quang đãng và chăm chú nhìn lên bầu trời. Số sao băng càng ngày tăng nhiều, mặt đất bừng sáng lung linh với ánh sáng của hàng trăm sao băng chạy song song và liên tục. Mọi người hò reo, sững sờ chiêm ngưỡng, thì thầm cầu một điều ước. Sao băng vẫn ngày một nhiều thêm, trở thành một cơn mưa phủ khắp bầu trời đêm. Mọi người có thể nhìn rõ cảnh vật của mặt đất nhờ ánh sáng bạc, lục nhạt và xanh trắng huyền ảo của những ??hạt mưa?? sao băng.


Nguồn gốc của mưa sao băng

Những cảnh tượng trên là kết quả của một trận mưa sao băng hùng vĩ nhất trong vũ trụ mà con người biết đến, đó là mưa sao băng Leonids. Tên gọi này bắt nguồn từ việc các sao băng đều xuất phát từ hướng chòm sao Leonids. Vào một thời điểm cố định trong năm, trong ngày 17/11, trận mưa Leonids xuất hiện trên trái đất. Nguyên nhân là vào ngày này hàng năm, trái đất của chúng ta ??đi ngang?? qua quỹ đạo của sao chổi 55P/Tempel-Tuttle. Dọc quỹ đạo dài hàng trăm triệu km, nó liên tục ??rắc?? nên một dải bụi và mảnh vụn thiên thạch rộng 35.000km. Phụ thuộc vào khoảng cách trái đất tiếp cận được dải thiên thạch này, những hạt bụi và mảnh vụn ??cào xước?? bầu khí quyển trái đất tạo nên những cơn mưa lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, để có cảnh tượng hùng vĩ như trên, con người phải đợi khoảng 33 năm. Đó là vì quỹ đạo hình elip của sao chổi Tempel-Tuttle chuyển động quanh mặt trời mất 33¼ năm, khi nó đi qua điểm gần mặt trời nhất (điểm cận nhật) và do đó bị mặt trời đốt nóng, phát tán một lượng lớn bụi và mảnh vụn thiên thạch (do cấu tạo sao chổi chỉ gồm băng và bụi vũ trụ). Mỗi lần trái đất gặp lại ??dải bụi?? mới được ??bổ sung?? này, hiện tượng mưa sao băng Leonids sẽ trở nên rất hùng vĩ.

Sự kết hợp tuyệt vời của tự nhiên

Để có được hiện tượng kỳ lạ của mưa sao băng Leonids, cần có rất nhiều ??duyên kỳ ngộ?? của vũ trụ và tự nhiên. Như đã nói trên, phải mất hơn 33 năm, dải bụi của sao chổi mới được bổ sung. Mỗi năm, trái đất lại tiếp cận dải bụi này ở một khoảng cách khác nhau, từ 460.000 đến dưới 1,2 triệu km. Chỉ khi ở khoảng cách gần, số lượng bụi vào khí quyển mới đủ tạo thành một trận mưa. Ngày 28/2/1998 vừa qua, sao chổi Tempel-Tuttle đã đi qua điểm cận nhật, Và ngày 18/11/2001, trái đất của chúng ta sẽ gặp dải bụi mới được sao chổi Tempel-Tuttle rắc thêm ở khoảng cách rất gần. Tuy nhiên, nếu phần khí quyển của trái đất tại thời điểm chạm vào đám bụi này lại là ban ngày thì sẽ chẳng có gì khác thường xảy ra. Rất may mắn là mưa sao của ngày 18/11 sẽ xảy ra ở vùng trời đêm. Một nhân tố nữa có thể ảnh hưởng là mặt trăng, nếu chị Hằng lại ??ghen tỵ?? và toả sáng vào lúc có mưa sao thì khả năng quan sát được sẽ thấp hơn rất nhiều. Chưa hết, nếu thời tiết vào đêm xuất hiện mưa sao không tốt, trời có nhiều mây hoặc không trong thì chúng ta cũng không có cơ hội được thưởng thức Leonids. Một điều may mắn nữa là theo cơ quan vũ trụ Mỹ dự đoán, 75% khả năng bầu trời sẽ ??trong vắt?? vào thời điểm xuất hiện mưa sao băng.

Bụi sao băng - hiểm hoạ của các vệ tinh


Các vụn thiên thạch này, có kích thước từ một hạt cát đến một hòn sỏi nhỏ, ma sát mạnh vào bầu khí quyển với tốc độ 68-74 km/giây (khoảng 260.000 km/h). Thành phần của các hạt bụi này có thể là silicat, tương tự như các khoáng chất Olivin và Pyroxen trên trái đất. Một thiên thạch có bán kính 1/6 mm có động năng tương đương một quả đạn 22 ly. Với tốc độ này, sao băng dễ dàng xuyên thủng các vệ tinh và thiết bị của con người trên vũ trụ. Khi mưa sao băng xuất hiện, mật độ thiên thạch rất lớn, thường vào khoảng vài nghìn sao băng trong một giờ, cá biệt trong lịch sử đã có những lúc lên đến hàng trăm ngìn sao băng trong một giờ. Chính điều này làm cho nguy cơ các vệ tinh bị sao băng bán phá tăng lên rất cao. Tuy nhiên phần lớn bụi của sao băng rất nhỏ và các vệ tinh của trái đất thường được bọc nhiều lớp nhôm dày bảo vệ nên không phải vệ tinh nào bay vào khu vực mưa sao cũng đều bị phá huỷ. Tuy nhiên chỉ cần một thiên thạch cỡ hạt đậu xanh thì bất cứ vệ tinh nào cũng dễ dàng bị xuyên thủng.

Lịch sử của mưa sao băng


Hàng năm, trái đất tiến thêm gần vào dải bụi thiên thạch của sao chổi vào giữa tháng 11 nhưng không phải lúc nào cũng đủ gần để có lượng sao băng đủ lớn để tạo thành một trận mưa sao băng. Lần đầu tiên, hiện tượng mưa sao được ghi nhận theo các tài liệu cổ là vào vào thế kỷ thứ 10. Lần thứ hai xuất hiện vào năm 1799. Lần thứ ba hiện tượng này xuất hiện vào đêm 12 rạng sáng 13/11/1833.Theo ghi nhận, tất cả mọi người đã hoảng sợ và cho rằng ngày tận thế đã đến. Năm 1866, trái đất tiến rất sát vào quỹ đạo sao chổi nhưng thật không may, vùng khí quyển chạm vào dải bụi thiên thạch lại là ban ngày. Trận mưa sao băng Leonids năm 1966 đã diễn ra với cường độ rất lớn vì trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi Tempel-Tuttle ở khoảng cách rất gần, 460.000km. Đã có hơn 100.000 sao băng trong một giờ. Năm 1998, sao băng Leonids cũng xuất hiện nhưng số lượng chưa đủ lớn để tạo thành một trận mưa sao. Theo dự đoán, đến năm 2100, con người sẽ không còn được chiêm ngưỡng hiện tượng mưa sao Leonids vì quỹ đạo của sao chổi và trái đất sẽ không còn ở gần nhau.


(Bình Minh - VASC Orient)
Theo:http://www.langviet.net
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:22 AM
goldenvtec goldenvtec đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 101
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cái bữa sao băng vừa rồi ko ngắm được. haiz. đến bao giờ mới được ngắm sao ( băng) nữa vậy bà con
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.