Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:46 AM
sai-gon sai-gon đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 87
Mặc định Vài nét chung về thiên hà!!!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thiên hà và sự phân loại chúng

Con người, ngay cả sau khi đã quan sát được Hệ Mặt Trời và Ngân Hà, từng tưởng rằng Ngân Hà của chúng ta chính là cả vũ trụ. Phải đến thập kỉ 20 của thế kỉ 20, với những quan sát của Edwin Hubble, người ta mới biết rằng trong số hàng ngàn ngôi sao quan sát thấy trên bầu trời hàng đêm, thì ngoài các ngôi sao nằm trên đía Ngân Hà, hầu hết số còn lại thực chất không phải một ngôi sao mà là cả một hệ thông sao khổng lồ như Ngân Hà của chúng ta hay thậm chicó thể lớn hơn rất nhiều lần, người ta gọi các hệ thống đó là các thiên hà.

Thiên hà (galaxy) là một tập hợp các thiên thể trong một phạm vi nhất định. Chúng liên kết lại với nhau do hấp dẫn lẫn nhau. Sự liên kết này tạo thành các xoáy trong đó các ngôi sao và các hành tinh của chúng đều quay quanh một tâm chung.
Thiên hà có thể chứa từ 106 đến 1012 sao và bán kính từ 1000 đến 200000 năm ánh sáng. Khối lượng của chúng có thể từ 500000 đến vài nghìn tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Thành phần của một thiên hà ngoài các ngôi sao và các hành tinh của chúng còn vô số các thiên thạch nhỏ, các khối khí và bụi rải rác. Tất cả các thành phần này đều quay quanh một tâm chung chính là tâm của thiên hà.

Phân loại thiên hà:

Các thiên hà được phân chia thành một số loại như sau dựa vào hình dáng quan sát được của chúng:

+ Thiên hà xoắn (Spiral Galaxy):

Loại thiên hà này chiếm khoảng 60% trong tổng số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu: S.
Cấu tạo của loại thiên hà này là gồm một khối đặc có mật độ lớn các sao ở giữa. Phần này có độ dày khá lớn, các sao chủ yếu là các sao già. Phần ngoài của phần trung tâm này là phần đĩa gồm các cánh tay xoè ra xung quanh chủ yếu là các sao trẻ mới hình thành và các đám khí , bụi.

Thiên hà xoắn được phân ra làm các loại Sa, Sb, Sc và Sd trong đó các kí hiệu a,b,c,d là chỉ độ dời của cánh tay xoắn so với tâm thiên hà. Thiên hà Sa có các cánh tay ép rất sát vào tâm thiên hà, còn Sd là loại thiên hà mà các cánh tay mở ra rộng nhất.

Đối với các thiên hà xoắn tâm có dạng cầu dẹt, người ta dùng kí hiệu SB (Barred Spiral), tương ứng cũng có SBa, SBb, SBc.

Ngân Hà của chúng ta là một thiên hà xoắn loại SBb.


+ Thiên hà elip (elliptical galaxy)

Loại thiên hà này chiếm khoảng 15% trong số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu E.
Mức độ thuôn dài của loại thiên hà này được kí hiệu bởi các số từ 0 - 7 (tròn nhất là E0)
Đây là loại thiên hà sáng nhất trong vũ trụ. Chúng gồm chủ yếu là các sao già, gần như không có bụi, chỉ có khí với nhiệt độ khoảng 1 triệu độ. Thiên hà elip có khối lượng rất nặng, chúng có hình cầu hoặc hình elipxoit, tốc độ quay nhỏ, chỉ khoảng 100 km/s. Thiên hà Tiên nữ - Andromeda - M31, thiên hà sáng nhất bầu trời của chúng ta cũng là một thiên hà Elip.


+Thiên hà thấu kính (lenticular galaxy)


Loại thiên hà này chiếm khoảng 20% trong số các thiên hà đã quan sát được, kí hiệu SO.
Đây là loại thiên hà trung gian giữa thiên hà elip và thiên hà xoắn. Chúng gồm nhiều sao già, có một bầu trung tâm và đĩa gồm các sao tre phía ngoài nhưng không có sự xuất hiện các cánh tay sáng.


+Thiên hà không định hình (irregular galaxy)

Loại thiên hà này chiếm khoảng 3%, kí hiệu Ir
Thiên hà này có dạng không xác định, thường giống như một đám các sao nhỏ, quay quanh một tâm chung nhưng lại có thể có nhiều tâm tạo sao.
Ngoài các Thiên hà được phân loại theo hình dáng, người ta còn đưa vào khái niệm Thiên hà lùn (dwarf galaxy) (Kí hiệu d)Đặc điểm của loại thiên hà này là kích thước rất nhỏ và mật độ cũng tương đối nhỏ so với các thiên hà khác. Về hình dáng, chúng cũng có hình elip, cầu, không định hình.

Sưu Tầm
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:46 AM
grdoor grdoor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 114
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tốt roài, viết thêm nhá nam, để bổ sung vài tấm hình:

Spiral Galaxy:


Barred Spiral Galaxy:



elliptical galaxy



lenticular galaxy


irregular galaxy

Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:46 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Nam ơi, M80 hay NGC 6093 hình như là cụm sao cầu chứ không phải là thiên hà elip, nó nằm ở chòm bọ cạp, em tìm lại nghe, nếu đúng vậy thì edit mau, vì đây là box kiến thức, ko viết bậy được ^^
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:46 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thông thường thiên hà và lỗ đen thường đi với nhau vậy thì lỗ đen hay thiên hà có trước vậy?


Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về việc thiên thể nào xuất hiện trước.
Tim Heckman thuộc Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Giống như gà và trứng, giới khoa học không thể biết lỗ đen hay thiên hà có trước”. Nhóm của ông đã trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội nghị của Liên minh thiên văn quốc tế đang diễn ra tại Sydney, Australia.
Đại đa số các thiên hà chứa một lỗ đen ở trung tâm – vùng không gian dày đặc tới mức nó nặng gấp Mặt trời của chúng ta hàng triệu lần song chỉ lớn hơn vài chục lần. Lực hấp dẫn của lỗ đen cực lớn, giống như một lỗ tháo nước khổng lồ, hút bụi và mọi thiên thể ở gần nó để gia tăng khối lượng.
Đã từ lâu giới thiên văn thắc mắc lỗ đen dẫn tới sự ra đời của thiên hà bằng cách tập hợp bụi và khí thành các ngôi sao hay là thiên hà có đủ khối lượng để “gieo mầm” lỗ đen bằng cách bắt giữ các ngôi sao. Heckman và các thành viên khác, hiện đang làm việc cho một dự án mang tên Sloan Digital Sky Survey để lập bản đồ 100 triệu thiên thể, đã nghiên cứu 120.000 thiên hà gần kề Ngân hà.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy dấu hiệu ra đời của các ngôi sao và sự huỷ diệt vật chất khi vật chất bị hút vào một lỗ đen. Từ đó, họ đi đến kết luận các ngôi sao hình thành với tốc độ ngang bằng với lỗ đen. Nhà nghiên cứu lỗ đen Andrew King thuộc Đại học Leicester, Anh, nhận xét: “Đây là một phát hiện lớn. Con người sẽ sử dụng dữ liệu này trong nhiều năm tới”.
Có lẽ đa phần sự phát triển của thiên hà và lỗ đen diễn ra cách đây chừng mười tỷ năm. Dự án khảo sát lập bản đồ là cần thiết nhằm tìm ra một vài thiên hà vẫn đang trải qua quá trình phát triển. Những thiên hà gần kề này là một phòng thí nghiệm tốt giúp giới khoa học hiểu biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Ngân hà nhỏ hơn các thiên hà trong dự án và có một lỗ đen khá khiêm tốn ở trung tâm. Tuy nhiên, dữ liệu mới đây cho thấy Ngân hà và lỗ đen trung tâm của nó cùng trải qua quá trình phát triển đau đớn cách đây hàng tỷ năm.

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Thien-ha-.../20020378/188/
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:46 AM
myduco myduco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Ủa vậy chứ các lỗ đen siêu nhỏ xuất hiện từ big bang thì sao?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.