Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Góc sáng tạo

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:37 AM
kim kim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 98
Mặc định Kiến thức cơ bản về các loại kính

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

THẤU KÍNH:
Trong quang học, một thấu kính (có nơi đọc là thấu kiếng) là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ chùm ánh sáng, nhờ vào hiện tượng khúc xạ, thường được cấu tạo bởi các mảnh thủy tinh được chế tạo với hình dạng và chiết suất phù hợp. Khái niệm thấu kính cũng được mở rộng cho các bức xạ điện từ khác, ví dụ, thấu kính cho vi sóng được làm bằng chất nến. Trong ngữ cảnh mở rộng, các thấu kính làm việc với ánh sáng và bằng kỹ thuật truyền thống được gọi là thấu kính quang học.

Các loại thấu kính

Thấu kính hội tụ

Thấu kính hội tụ là thấu kính mà chùm tia sáng tới song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị hội tụ về tiêu điểm.

Thông thường, trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn chiết suất của môi trường chung quanh thì thấu kính phân kỳ có hình dạng lồi.
Thấu kính phân kỳ

Thấu kính phân kỳ là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra.

Thông thường, trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn chiết suất của môi trường chung quanh thì thấu kính phân kỳ có hình dạng lõm.

Trường hợp khác, khi chiết suất của thấu kính nhỏ hơn chiết suất môi trường thì các thấu kính lồi sẽ là thấu kính phân kỳ. Ví dụ: các bọt khí trong môi trường nước, trong lòng các chất trong như thủy tinh...

Thấu kính lồi

Thấu kính lồi hay còn gọi là thấu kính rìa mỏng là thấu kính có phần trung tâm dày hơn phần rìa.

Thấu kính lõm

Thấu kính lõm hay còn gọi là thấu kính phân kỳ, có tác dụng phân kỳ chùm tia sáng sau khi đi qua thấu kính. Về cấu tạo, thấu kính lõm được phân thành:
- Phẳng_Lõm
- Lõm_Lõm

Thấu kính lõm là thấu kính có phần trung tâm mỏng hơn phần rìa.
Thấu kính mỏng

Là thấu kính có khoảng cách giữa hai đỉnh của 2 chỏm cầu (d) rất nhỏ so với bán kính R1 và R2 của 2 chỏm cầu. Thấu kính mỏng có thể là thấu kính hội tụ, nhưng cũng có thể là thấu kính phân kỳ. Với thấu kính mỏng, một số tính toán quang hình có thể được làm xấp xỉ về dạng đơn giản.
Cách vẽ ảnh qua thấu kính
Sử dụng 3 tia đặc biệt

1. Tia tới đi qua tâm gương, tia này truyền thẳng
2. Tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm F'của thấu kính
3. Tia tới đi qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính
Sử dụng 2 tia bất kì

1. Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính.
2. Tia tới qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng.
3. Tia tới qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song với trục chính.
4. Tia tới song song với trục phụ cho tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ
Các khái niệm trong quang học thấu kính

Quang sai-Các tia sáng sau khi đi qua thấu kính không hội tụ về một điểm

Cầu sai

Sắc sai-Ánh sáng sau khi đi qua thấu kính, bị tán sắc và hội tụ theo dải màu

người ta sửa hiện tượng sắc sai bằng cách đặt thêm một thấu kính phân kỳ phía sau

nguồn http://vi.wikipedia.org/(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.