Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định Cùng ngắm các hành tinh, sao và lục giác mùa Đông

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tháng 12 là tháng có ngày đông chí, đó là thời điểm mà con nguời ở nhiều nơi trên thế giới có những kỳ nghỉ lễ tết tương tự như ngày Giáng sinh và Năm mới vậy. Từ bao đời nay, tới ngày lễ này, tục tặng quà cũng khá là phổ biến.

Thời khắc chính xác của điểm đông chí năm nay là vào lúc 1h08 AM giờ EST (13h08 giờ VN) ngày 22/12. Mặt trời trông như đang di chuyển dọc theo đuờng hoàng đạo và đạt tới điểm cực nam so với đường xích đạo của thiên cầu.
không là ngoại lệ, chính bà mẹ Thiên nhiên cũng ?tặng quà? cho các nhà thiên văn ở những nơi có vĩ tuyến trung bÌnh phía bắc bán cầu, đó là màn đêm kéo dài nhất và bầu trời đêm trong hơn bình thường.

Lý do làm cho bầu trời đêm vào mùa đông thường trong hơn là không khí lạnh chứa ít hơi ẩm hơn không khí ấm. Do vậy, vào các đêm hè, bầu khí quyển ?sũng nước? làm cho bầu trời dường như bị mờ hơn, trong khi vào mùa đông, bầu trời chở lên sâu hơn, trong hơn và tối hơn. Với những người ngăm sao ở bắc bán cầu, họ còn có thêm quà nữa là các chòm sao mùa đông. Thực sự đó là những món đồ trang trí cây thông cho bầu trời mùa đông nhân dịp tiết đông chí và cũng để làm cho màn đêm mùa đông thêm rực rỡ.

Quy tắc 1: nhớ mang đủ áo ấm

Nếu bạn đã định đi ngắm sao dài dài trong đêm mùa đông như vậy, phải nhớ rằng để hưởng được 1 đêm ngắm sao hiệu quả, đầu tiên bạn phải có đẩy đủ quần áo, khăn, mũ để chống rét. Nếu kiếm được bộ đồ của các tay trượt tuyết là tốt nhất. Giữ ấm đôi chân cũng rất quan trọng, các cụ thường gọi đôi chân là trái tim thứ 2 mà. Nhưng có lẽ các bạn ở trong Nam sẽ đỡ gặp phải khó khăn về nhiệt độ thấp như ngoài miền Bắc.

Từ chạng vạng tối tới khi bình minh

Ngay sau khi Mặt trời lặn, chúng ta có thể bắt đầu ngay công cuộc ngắm sao. Trước tiên là các hành tinh. Sao Hỏa sáng rực rỡ về phía đông-đông bắc, độ sáng của hành tinh Đỏ giảm từ từ kể từ sau đêm Noel, thế nhưng nó vẫn đang sáng hơn ngôi sao Serius (Thiên lang), ngôi sao thực sự sáng nhất trên bầu trời. Sao Thiên lang cũng mọc từ hưóng đông ? đông nam lúc khoảng sau 7 giờ tối.

Sau 9 giờ tối thì hành tinh sao Thổ cũng bắt đầu xuất hiện từ hướng đông-đông bắc, đó là một ngôi sao sáng mầu vàng nhạt, nằm lọt vào trong chòm sao Sư tử (Leo). Nếu bạn có một ống kính thiên văn nghiệp dư (hy vọng đó là quà tặng Giáng sinh vừa rồi) thì thật là tuyệt vời. Khi đó, với độ phóng đại cỡ 30x là bạn có thể nhìn được các vành đai nổi tiếng của sao Thổ (mà mới được đính chính là chúng cũng nhiều tuổi như chính sao Thổ vậy). Hiện tại các vành đai này đang nghiêng một góc chừng 7 độ so với hướng nhìn của chúng ta, và càng ngày càng có xu hướng mở rộng thêm trong mùa đông này. Vào ngày 20/12, sao Thổ bắt đầu hành trình đi thụt lùi của mình (tương tự như sao Hỏa hay bất kỳ một hành tinh nào ở bên ngoài Trái đất). Sao Thổ sẽ đi lùi về hướng Tây trên nền trời sao và tới mùa xuân, nó sẽ tới được ngôi sao sáng nhất trong chòm Leo , sao Regulus.

Nếu bạn vẫn thức được tới tận gần sáng hôm sau, bạn sẽ thấy được sao Kim, hành tinh này sẽ mọc vào khoảng 4giờ sáng, do vậy nó còn có tên gọi sao Mai. Với một mầu sáng bạc, sao Mai thực sự là một thiên thể sáng nhất trên bầu trời khi đó, đương nhiên là không kể tới Mặt trăng.

Lục giác mùa đông



Lục giác mùa đông theo góc nhìn của những người ở vĩ độ trung bình bắc: Đông-Tây -Nam-Bắc tương ứng với thứ tự trái-phải-dưới-trên

Xa hơn về hướng Nam, vào lúc 10h30 PM, chúng ta có thể nhìn thấy cái mà nhà thiên văn học Han A. Rey (1898-1977) đã gọi là ?Lục giác vĩ đại? hay nôm na là Lục giác mùa đông, đó là một lục giác tạo thành bởi những ngôi sao sáng nhất (xem hình). Đỉnh đầu tiên của lục giác là ngôi sao Thiên lang nằm về hướng nam và hơi chếch về phía đông. Sao Thiên lang hay Serius thuộc chòm sao Canis Major (Chó Lớn). Cao hơn một chút về phía tây là Rigel thuộc chòm Orion (Thợ săn). Đi tiếp hơn nữa là ngôi sao Aldebaran thuộc chòm Taurus (Kim Ngưu). Ở đỉnh phía bắc của lục giác là ngôi sao Capella thuộc chòm Auriga (Ngự Phu). Về phía nam, hơi xéo về phía đông là 2 ngôi sao Castor và Pollux. Đó chính là 2 đỉnh của chòm Gemini (Song Nam). Cuối cùng là sao Procyon thuộc chòm Canis Minor (Chó nhỏ). Như vậy Lục giác mùa đông được hình thành từ 7 ngôi sao sáng thuộc 6 chòm sao khác nhau trên bầu trời mùa đông.

Ở tâm của Lục giác bạn có thể thấy ngôi sao Betelegeuse thuộc chòm Orion (Alpha Orionis) mầu đỏ. Đó là một ngôi sao khổng lồ đỏ đang trong giai đoạn trương nở. Ngoài ra, trong ngôi nhà Lục giác mùa đông năm nay hiện đang có một vị khách, đó là hành tinh sao Hỏa với mầu đỏ hung đang ?ngồi? ở phía trên chòm Orion, quãng giữa 2 chiếc sừng của Trâu vàng (Taurus). Thực sự đây là một vùng dầy đặc các ngôi sao thuộc loại ?có tiếng tăm?, và chắc chắn Lục giác vĩ đại đang đem lại sự lộng lẫy cho bầu trời mùa đông lạnh giá.

Thohry
http://www8.ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lục giác mùa đông chỉ bao gồm 6 ngôi sao sáng thôi Nam ơi %%-

Nam nối cả castor và pollux thế thì thành thất giác mất

@};-
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

cả castor và pollux đều là một đỉnh của lục giác mùa đông, từ Sirius ta nối các đỉnh của lục giác theo thứ tự sau: Từ Sirius nối qua Proceon đến đỉnh tiếp theo là cả castor và pollux, nối tiếp qua Capella rồi đến Aldebaran của chòm Kim Ngươu rồi nối xuống Rigel của Orion tiếp đến là nối lại Sirius. Qua đó ta thấy rằng cả castor và pollux đều là một đỉnh của lục giác này!
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
chyngjeeng chyngjeeng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 121
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hik, cả bác bkd_Tech cũng gọi castor và pollux là 1 đỉnh thì Gm phải xem lại kiến thức của mình thôi >"<

Nhưng mà GM quả quyết là chỉ có mình pollux là thuộc lục giác mùa đông thôi ^^ @};-

Mấy bác làm như vậy nó thành "Thất giác" thì nguy (%)

Castor và Pollux là 2 anh em song sinh gắn bó nhau không rời nhưng anh chàng pollux vẫn nhỉnh hơn, sáng hơn và là 1 trong lục giác mùa đông nhá %%-

Mấy bác coi lại giúp GM cái :-??
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Em tán thành anh GM! Theo bản đồ sao mô phỏng thì cũng chỉ có 6 ngôi sao đó sáng nhất!
Em nghĩ là anh bkd_Tech rất công bằng, vì ko muốn 2 anh em song sinh kiện mẹ vì chỉ 1 người có mặt trong lục giác!)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.