Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
jmcvietnam jmcvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Nguyệt Thực toàn phần vào rạng sáng ngày 16/6/2011

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[JUSTIFY]Tháng 6 này những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội được quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất và lâu nhất kể từ khi bắt đầu thế kỉ 21. Theo tính toán của các nhà khoa học. Lần nguyệt thực này chỉ kém khoảng 3 phút so với lần nguyệt thực được cho là dài nhất thế kỉ (28/7/2018).

Mặt Trăng sẽ bị nuốt chửng hoàn toàn bởi bóng của Trái Đất trong khoảng thời gian dài kỉ lục lên đến 100 phút 52 giây. Khi chuyện đó xảy ra Mặt Trăng sẽ thay lớp áo màu trắng quen thuộc bằng lớp áo màu máu (màu đỏ đồng)

Tổng cộng sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần diễn ra trong năm 2011 này. Đây là lần đầu tiên và lần thứ 2 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 12.

Những người yêu thiên văn ở Châu Phi và Trung Á sẽ quan sát hiện tượng này một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Ngoài ra những quốc gia tại Nam Mỹ, Tây Phi và Đông Á cũng có thể quan sát được hiện tượng kì thú này. Ở Tây Á, Úc và Việt Nam, nguyệt thực sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6.

Theo tính toán thì:

- Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất - nguyệt thực 1 phần bắt đầu vào lúc 1h22'37'' theo giờ Việt Nam
- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc: 2h22'11''
- Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại: trăng có màu đỏ nhất vào lúc 3h12'37''
- Kết thúc nguyệt thực toàn phần vào lúc: 4h03'22''
- Kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc: 5h02'35''

Tổng thời gian diễn ra:
- Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần là 1h40'52"
- Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất cheo khuất (bắt đầu và kết thúc của nguyệt thực một phần): 3h39'58".
- Toàn bộ thời gian diễn ra hiện tượng (từ khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối cho đến khi kết thúc): 5h39'10"[/JUSTIFY]


Hình 1: Trời gian diễn ra hiện tượng Nguyệt thực toàn phần (theo giờ UT, các bạn cộng thêm 7 tiếng để có thời gian diễn ra tại Việt Nam)


Hình 2: Bản đồ vị trí quan sát được Nguyệt thực toàn phần trên Trái Đất

Thông tin thêm:
[JUSTIFY]
Nguyệt Thực là hiện tượng khi mà Trái Đất ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, khi đó Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nón bóng tối khổng lồ của Trái Đất hắt vào không gian. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần thường diễn ra với 3 giai đoạn chính: Giai đoạn Mặt Trăng ở trong vùng nửa tối, giai đoạn nguyệt thực một phần và giai đoạn nguyệt thực toàn phần. Các giai đoạn sẽ nối tiếp nhau từ khi bắt đầu tới khi kết thúc hiện tượng.

Khác với Nhật thực phải dùng kính chuyên dùng hỗ trợ để quan sát, những người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường hiện tượng Nguyệt thực này mà không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ. [/JUSTIFY]


Hình 3: Hiện tượng Nguyệt Thực

Toạ độ của Mặt Trăng khi diễn ra hiện tượng tại Đà Nẵng:

Hình 4: Lúc bắt đầu diễn ra Mặt Trăng ở độ cao khoảng 34 độ về phía Tây Nam (+224 độ 53 phút theo kinh tuyến trời. Xem thêm các khái niệm tại đây)


Hình 5: Nguyệt thực đạt cực đại. Khi đó Mặt trăng ở độ cao 25 độ phía Tây Nam (+232 độ 48' theo kinh tuyến trời)


Hình 6: Kết thúc hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Khi đó mặt Trăng ở độ cao 11 độ phía Tây Tây Nam (+240 độ 48' theo kinh tuyến trời)


Nguyễn Văn Tân - PAC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
yensaokh yensaokh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Oài, sáng sớm à, nhưng mà cũng quyết quan sát chụp hình cho bằng được :he: Lập kế hoạch chụp ảnh nào ace :he:
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
camphat camphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

cái này mình cũng phải xin 1 vé tham gia mới đc.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
yensaokh yensaokh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Flash về tiến trình nguyệt thực lần này cho các bạn dễ hình dung, được Việt hóa bởi HAAC ^^

[FLASH]http://thienvanhoc.org/mophong/nguyetthuc16062011.swf[/FLASH]
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
watermandanang watermandanang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Nếu được mọi người nên chuyển chương trình dã ngoại tháng 6 thành buổi cắm trại quan sát Nguyệt thực. Các bạn bên nhóm Quan sát có thể viết một bài hướng dẫn quan sát các chòm sao cùng các thiên thể trong khoảng thời gian từ 9h tối ngày 15/5 đến 5h sáng ngày 16/5 được không nhỉ ?
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
myduco myduco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đc thôi ạ. Nếu em ko đi đc thì anh Lộc hướng dẫn nhóe. Mà căn bản là có đủ sức mà ngắm ko ấy chứ!
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
hlco hlco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

hô hô ! hạn chế tình trạng như năm ngoái ...... bắt bẻ lẻ trên núi khi overnight
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
timber timber đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chỉ sợ cấn thi ko có thời gian
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Một số hình ảnh mô phỏng Stellarium nè:

Lúc Nguyệt thực đã bắt đầu:


Bầu trời đêm rực sáng khi Mặt Trăng hoàn toàn bị che khuất:




Nguyệt thực chuẩn bị kết thúc thì trời cũng chuẩn bị sáng:



Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 28-08-2012, 09:17 AM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cơ hội để chụp ảnh là đây, ai có máy cơ huy động đi nào ;
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.