Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định Mưa sao băng Quadrantids, Màn pháo hoa rực rở đến từ ngôi sao chổi Shattered

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trận mưa sao băng Quadrantids là trận mưa sao băng diễn ra đầu tiên của năm mới 2009, với tần suất hơn 100 cái/giờ cạnh ngôi sao bắc cực khoảng 1 độ. Năm nay, cực điểm của trận mưa sao băng này diễn ra vào rạng sáng ngày 03/01 trước lúc bình minh mọc vào ngày cuối tuần đối với vùng Bắc Mỹ, tức là khoảng chập tối nếu ở Việt Nam!



Bầu trời của trận mưa sao băng Quadrantids, tháng 4 năm 2008. ảnh: Jeremie Vaubaillon (Kích vào hình để xem rỏ hơn)

Tuy tần suất của mưa sao băng Quadrantids đạt rất cao, khoảng từ 60 đến hơn 100 cái /giờ, nhưng nó vẫn được ít người chú ý, đặc biệt là dân thiên văn Việt Nam! Một lý do khiến cho trận mưa này ít được chú ý là thời tiết không tốt! Ở Việt Nam và thế giới nói chung thời tiết vào đầu tháng một thường là cuối mùa đông, trời có mưa khá to và rất rét, tuy vậy không hẳn là không xem được nếu như vào một ngày đẹp trời trời trong và quang mây, vì thời gian diễn ra trận mưa sao băng Quadrantids này ở Việt Nam là khoảng chập tối, tức là khoảng từ hơn 7h30 trở đi đến nữa đêm.Do đó, nếu bạn có thể chịu chút lạnh để đón đêm giao thừa thật ấm áp thì có thể chẳng khó khăn gì để quan sát trận mưa sao băng này đến nửa đêm và biến nó thành một ngày hội ấm cúng nếu tiết trời thật sự khả quan! Năm ngoái, các nhà khoa học của NASA đã dùng máy bay đi đến Bắc cực để có thể quan sát mưa sao băng Quadrantids được nhiều hơn!

Một lý do khác nữa đó là trận mưa sao băng này diễn ra rất ngắn, chỉ khoảng từ 6 đến 8 giờ đồng hồ, ngay cả với những người quan tâm đến trận mưa sao băng này cũng có thể bỏ lỡ mất nó. Trong một cuốn sách cũ của GS Lovell lamented, cuốn Meteor Astronomy( Thiên văn học về thiên thạch) có thống kê: Tần suất của trận mưa sao băng Quadrantids ngày 24/01 khoảng từ năm 1860 đến năm 1927 có thể nằm ngoài con số 68 cái/giờ... Tần suất đạt cao nhất vào năm 1932 là vào khoảng trên 80 cái/giờ mặc dù các kết quả trên có xét đến sự ảnh hưởng của thời tiết.

Nguồn gốc của trận mưa sao băng này vẫn chưa được biết một cách rõ ràng cho đến tháng 12 năm 2003 khi tiến sỹ Peter Jenniskens thuộc Trung tâm Nghiên cứu AMES của NASA tìm thấy bằng chứng của trận mưa sao băng Quadrantids đến từ 2003 EH1, đó là một thiên thạch, mà có lẽ là một mảnh vỡ của sao chổi bị vỡ cách đây khoảng 500 năm. Quỹ đạo của trái đất thắng góc với quỹ đạo của 2003 EH1, điều này có nghĩa là trái đất di chuyển nhanh vượt qua đám bụi của mảnh vỡ thiên thạch mảnh khãnh, đó là lý do vì sao mà thời gian của trận mưa sao băng này lại diễn ra nhanh chóng đến thế! và cũng là lý do giải thích vì sao trận mưa này diển ra ở bán cầu Bắc!



Bản đồ trận mưa sao băng Quadrantids, click vào hình để xem rõ hơn

Một nguyên nhân nữa, tuy không nhiều lắm nhưng cứ ba năm, ánh sáng của mặt trăng có thể sẽ che mất trận mưa sao băng này giống như đã từng xảy ra với trận mưa sao băng Gemini cuối năm trước! Tuy nhiên, năm nay, chúng ta không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng nữa, vì trăng sẽ mọc khá muộn.

Mưa sao băng Quadrantids nằm trong một chòm sao cũ đã không còn trong danh sách của 88 chòm sao hiện nay, Chòm Quadrans Muralis. Nó được phát hiện từ thế kỷ 19, nằm giữa các chòm sao Thiên long, Heracris và Bootes, bây giờ nó đã bị xóa bỏ trên bản đồ sao cùng với các chòm sao khác vào năm 1922 bởi hiệp hội thiên văn quốc tế - IAU (International Astronomical Union) và thông qua danh sách 88 chòm sao hiện đại. Vì thế mà tên trận mưa sao băng này được "quy hoạch" lại thành Bootes nhưng tên họ cũ Quadrantids vẫn được người ta giữ lại có lẽ do đây là một trận mưa sao băng nổi tiếng thời bấy giờ. Vì thế, nó còn được biết đến với cái tên là "Bootes"

Năm nay, thời tiết có thể rét hơn một chút, tuy nhiên, với dự báo trong năm nay cực điểm mưa sao băng rơi vào lúc trước nửa đêm ngày 03/01 thì đấy là một cơ hội quan sát rất tuyệt vời đối với người sống ở Việt Nam chúng ta nếu thời tiết thực sự thuận lợi, với tần suất khoảng trên 50 cái/ giờ, thì đây có thể là bữa tuyệt pháo hoa không còn gì bằng để chào đón năm mới bởi lẽ các trận mưa sao băng Quadrantids luôn nổi tiếng vì thường được mô tả là sáng và có ánh xanh với vệt đuôi dài! Ở một số nơi khác trên thế giới tần suất cũng đạt khá cao dao động từ 30 đến 120 cái/giờ! Càng về phía bắc thì khả năng quan sát được càng nhiều! Nước Mỹ và Canada sẽ đón trận mưa sao băng này khá muộn, khoảng rạng sáng trong khi đó, ở châu Âu lại vào ban ngày! nghĩ lại chúng ta thật may mắn phải không nào!

Vậy còn chờ gì nữa mà không chuẩn bị cho một trận mưa sao băng diễm lệ vào cuối tuần này! Hãy đưa mắt lên bầu trời để chứng kiến những đợt pháo hoa đầu tiên của năm mới từ bầu trời xinh đẹp của chúng ta nhé!

Bài dịch vội nên hơi bị lúng túng trong câu dịch, mong mọi người bỏ qua! Chúc các bạn có những quan sát thú vị!



Tổng hợp từ http://www.spaceweather.com và một số nguồn tư liệu khác
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
jmcvietnam jmcvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bài thế mà chỉ có vài người đọc ( Công nhận uổng công người viết thật
mà dù sao vụ mưa sao băng này cũng không được chào đón lắm, thời tiết mây mù từ Hà Tỉnh trở vào thì chắc chẳng ai mà quan tâm đi xem
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.