Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn vật lý

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:48 AM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 95
Mặc định Tính nhị nguyên với nguyên lý tương - quan trong vũ trụ luận

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tính nhị nguyên với nguyên lý tương - quan trong vũ trụ luận
và một suy nghĩ về nguyên lý bất định trong điện động (lực) học lượng tử

Bài viết mang quan điểm của anh Đặng Ngọc Thủy, Daklak

Bài viết này là sự nối tiếp cho bài viết “Một góc nhìn khác và một quan điểm mới...” đã viết trước đây với một số phần được viết lại trong đó được giải thích rõ ràng hơn. Nội dung bài viết này có đưa vào một số ý tưởng được trình bày dưới dạng các khái niệm xem như quan điểm riêng của người viết, mặc dù các ý niệm này chỉ là cá nhân nhưng nhờ có nó bài viết mới định hình được chung với các thuyết khoa học phổ biến và nếu hợp lý thì bản thân nó cũng mở đường cho những giá trị mới mà những gì nhận được từ đó vẫn có ý nghĩa.

Bài viết trước ý tưởng về một vũ trụ nhị nguyên hình thành dưới hai dạng: vũ trụ năng lượng tối-vũ trụ mẹ và vũ trụ vật chất sáng-vũ trụ con. Hai thể tính (nhị nguyên) song hành với nhau ở mọi cấp độ với giá trị được thể hiện qua tương tác trung gian mà ta vẫn quen gọi là trường và lực hấp dẫn mà theo quan điểm người viết thay là trường và lực thế dẫn (trường Néo) với lực hút hấp dẫn của nguyên tử được thay bằng lực đẩy thế dẫn của trường thế, tương tự như lực đẩy nổi Archimet trong đó sự chênh lệch năng lượng tác động lên nguyên tử thay cho chênh lệch áp suất của nước tác động lên vật thể. Các giá trị vật lý tương đương như trong lý thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton .Ý nghĩa của việc đổi chỗ này có sự khác biệt rất lớn về vũ trụ quan trong cái nhìn hiện tượng luận .Các thuật ngữ vật lý nội dung cũng khác nhau: thế năng hấp dẫn là lớn tỉ lệ thuận với khoảng cách so với mặt thiên thể ,thì tại nơi này thế năng thế dẫn là nhỏ vì gần với trường thế cơ bản và ngược lại .Tương tác giữa các thiên thể với nhau cũng như định luật vạn vật hấp dẫn.


Năng lượng là gì ?

Nhà toán học vật lý Feynman có phát biểu một câu: “Có thể nói mà không sai ,cho đến thời điễm hiện nay, ngành vật lý còn chưa hiểu rõ và định nghĩa năng lượng là cái gì ?”. Có lẽ vì nó thễ hiện qua nhiều dạng thức mà kết quả chỉ nhận được từ tương tác còn chính bản thân nó thì vẫn phải giải thích như Feynman. Vấn đề đã rõ…! có lẽ để hiểu tốt hơn về vật chất và vũ trụ thì phải bắt đầu từ đây và giải thích thêm một chút gì đó về nó nếu có ý nghĩa thì cũng là một giá trị tham khảo.

Nếu hấp dẫn (thế dẫn) là sự thăng giáng chân không (Sakharov) và là nguồn gốc của lực trường thì năng lượng là sự chuyễn động sóng (lực) của chân không này, và khi không có sự chuyển động này thì không có năng lượng. Như vậy chân không… “không có nghĩa là không có gì “...và cái có gì đó cũng không có ý nghĩa về mặt năng lượng nếu không thể hiện dưới dạng sóng chuyển động tại chỗ hay di chuyển, theo một tần số nào đó. Khái niệm về một hư không co dãn còn quá mơ hồ, nhưng hiện tại vẫn có ý nghĩa ít ra về mặt triết học trong khi chờ đợi khoa học tìm ra và định nghĩa năng lượng chất (có trong chân không) là cái chất gì và chất đó có thực hay không ? để có thể thêm vào một ô đặc biệt trong bảng phân loại tuần hoàn Mendeleev… !?

Theo quan điễm bài viết, trường thế dẫn là sự sụt giảm năng lượng (do hình thành vật chất) còn từ trường của trái đất là từ trường đã định chiều của một số neutron trong một tường hợp đặc biệt gom lại giống như chiều từ của nam châm. Có thể định nghĩa như sau : năng lượng trường chính là chuyển động sóng của chân không. Khối lượng chính là tổng các sóng này dưới dạng hạt trong nguyên tử và lực là tổng các sóng tác động lên khối lượng.

Tại biên vũ tru, trường thế bằng không tương đương với năng lượng (chuyển động sóng) bằng không, luôn song hành với nhiệt độ không tuyệt đối của vũ trụ, nhiệt độ này (thực sự cũng là chuyển động sóng năng lượng) dưới khá xa nhiệt độ 0 độ Kelvin nơi mà nguyên tử vẫn tồn tại và như vậy năng lượng vẫn còn dưới dạng hạt (mô hình sóng) với các liên kết (lực điện từ- lực mạnh và yếu) trong nguyên tử. Dù sao cũng có một bước trên con đường nghi vấn của Feynman và vẫn phải tiếp tục phần còn lại, như vậy cùng với thời gian với sự góp thêm của nhiều người, Feynman cũng không còn là lữ hành độc bộ trên con đường mở rộng của mình.

Trước hết xem vũ trụ năng lượng tối là cái gì?

Trong loại vũ trụ này có tồn tại dưới hai dạng thức: vật chất tối mà neutrino là một thành phần theo quan điểm vật lý hiện nay và năng lượng tối .Điểm năng lượng tối (không gian) tồn tại ở thế tĩnh tại và nguyên thủy không thể đo đạc trực tiếp, giá trị vật lý của nó nằm ngang hoặc dưới mức thang Planck (nếu các hằng số này có giá trị cho toàn vũ trụ và toàn các mặt đẳng thế).

Vũ trụ năng lượng tối được tạo thành từ những vi thể năng lượng mà độ choán không gian ở thang Planck, riêng năng lượng thể hiện thay đổi theo trường thế (với sự sụt giảm năng lượng từ ngoài không gian đến mặt thiên thể). Mô hình hạt siêu vi này có thể xem như một điểm với không gian rất hữu hạn với năng lượng thể hiện dưới một sóng chuyển động có cơ- tính cơ- năng đều hòa ra vào từ một tâm với chỉ một bước sóng mà tần số với chu kỳ thay đổi theo một đơn vị thời gian (mô hình quy ước năng lượng có thể dương hoặc âm – nếu đặt giá trị năng lượng tại thời điểm cận trước bigbang làm mốc (dương) thì năng lượng trường sau đó là âm so với mốc này và nó liên tục sụt giảm thể hiện qua tần số cùng với sự hình thành dần của vật chất (thiên thể) nhưng lại la “dương” so với từ trường của hạt ( và loại từ trường cùng chiều liên kết và gom lại mật độ âm cao như từ trường nam châm) và là âm so với các hạt (tổng các dây chủ) trong nguyên tử ; và đây cũng chính là năng lượng biến thiên của vi hạt trong toàn bộ chuỗi vật lý mà nó thễ hiện (trong trường thế cũng như trong các hạt cơ bản sơ cấp trong mô hình chuẩn). Khi giá trị năng lượng cực tiểu (bằng không) trong một chu kỳ tại tâm thì giá trị này có thể xem là giá trị năng lượng biên của vũ trụ. Có thể xem vi hạt (Néo) này là hạt vật chất tối.

Mật độ năng lượng trường biến thiên (trường hấp dẫn-thế dẫn) được hiểu như sự thay đỗi năng lượng sóng (tần số-chu kỳ) của từng vi hạt trường thay cho quan điểm số lượng vi hạt trong một đơn vị thể tích không gian (vì khoảng cách vi hạt là hằng số), một khái niệm đơn giản thô mộc, không đúng với tự nhiên cần phải thay bằng một khái niệm hiện đại tối tân phù hợp với quan điểm vật lý đương đại vốn đang xem thế giới tự nhiên như những làn sóng huyền ảo. Dưới một dạng chuyển hóa thông qua tương tác, các vi hạt kết nối và thể hiện dưới dạng một chuỗi dây (không gian ba chiều) với chuyển động sóng lan truyền theo một chiều. Chiều dài chuỗi dây này là một hằng số tùy theo giá trị nó thể hiện trong các hạt cơ bản sơ cấp, (hay các quark v.v…) và nhõ hơn bán kính của các hạt này. Năng lượng của các dây là rất cao thông qua tần số so với trường thế và chuyển động sóng thoát ra ở đầu này (đồng thời cũng nhận vào ở đầu kia) thông qua một đường hầm vi lượng tử vào một chuỗi dây - từ ở thế năng lượng rất âm so với trường thế , mà ta thường gặp ở dạng bó rất lớn và vẫn gọi là đường sức từ trường (của nam châm).

Như vậy dây - từ về mặt năng lượng được xem là âm cao so với trường thế, còn hạt (electron, proton, neutron v.v…) là dương và chính năng lượng âm này là năng lượng chính của nguyên tử .Quan điểm này có phần ngược lại với quan điểm của Gamov nhà vật lý Xô-viết : nếu năng lượng (thoát ra từ vật chất) là dương ,thì lực hấp dẫn là âm, ý tưởng này rất ấn tượng với Einstein .Các mạt sắt xếp theo các đường sức từ là do tại thế âm cao của nơi này tương tác với nguyên tử sắt đã bị từ hóa xếp đặt theo dòng cùng chiều với dòng từ của bó dòng năng lượng chủ yếu do các từ trường neutron gom lại. Các dòng từ của các hạt điện được xem là đơn cực từ (hạt có đơn cực từ) và di chuyển khả năng không thể tạo ra chủ yếu dòng từ tĩnh này. Như vậy năng lượng của photon là âm so với điện tử và sự chênh lệch không cân bằng (tổng) vì năng lượng photon là năng lượng hãm thế có yếu tố ngoại tại nhưng năng lượng từ của điện tử và năng lượng của điện tử (tổng) thì cân bằng với trường thế (cơ bản).

Do bãn chất như vậy các photon năng lượng cao (với ý thế âm cao-tần số cao-chênh lệch cao - quan điễm mới là năng lượng nội tại rất thấp so với trường thế không có nghĩa khả năng này là thấp nếu định vị nó làm chuẩn) và các hạt có khối lượng hay từ trường ngoài khi tương tác với nguyên tử tạo ra sự thăng hoặc giáng điện tử theo những cách khác nhau so với quỹ đạo trung bình ổn định. Như vậy từ trường là thực thể ở trạng thái đặc biệt có thể xem là trạng thái thứ năm của vật chất với tần số càng cao thì năng lượng lại càng thấp ngược lại với trường thế và các hạt cơ bản.Với quan điễm này mới có thể giải thích được một số hiện tượng và hiệu ứng của vật chất trong trường thế.

Do ở giá trị âm này (chỉ có ý nghĩa khi so sánh cũng như vật chất là dương nhưng tương ứng với sự sụt giảm trường) photon đã có thể di chuyển với một khoảng cách vô hạn khi trường thế còn năng lượng khi trường thế hết năng lượng (thực sự khi cân bằng năng lượng (sóng) với photon) thì không còn cái gọi là photon, do quan điểm sóng năng lượng trao đổi (tương quan) nó biến mất tại chỗ cùng với tốc độ dừng.

Do quy ước là như vậy mặc dù có thể là ngược lại…trường thế là dương, từ trường cũng dương nhưng các hạt là âm và nếu như vậy thì thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh, phải chăng đây là thế giới của siêu hình- phản vật chất….?. Trong một điều kiện nào đó với nhiều cách: ví dụ từ trường ngoài siêu lớn tác động tạo nên một trường thế nghịch thì các phãn hạt tất yếu được tạo thành và thực sự không là ảo ảnh có khả năng tương tác…! Còn nếu xem trường (tĩnh -tại) thì Néo là dương (mốc ban đầu -siêu hình-vi thể - nhưng không vô thực) thì sau khi hình thành vật chất cũng là dương, tương đương với sự sụt giảm năng lượng của trường thì có sự cân bằng âm nào đó ở một không gian cuộn lại phía sau (ý nghĩa) của trường, thì yếu tố âm này có tính chất vô hình –siêu thực.

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:48 AM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 119
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các hạt cơ bản, sơ cấp được hình thành như thế nào?

Mô hình của hạt electron được hình thành với các sợi dây xếp cạnh nhau chiếu tâm theo hình vành khuyên với mặt cắt hình nón cụt đáy rất rộng hay hình quạt đáy tròn gần bán cầu bên ngoài ,năng lượng cao dạng sóng chuyển động một chiều theo dây từ tâm rồi thoát ra ngoài rồi vào dây từ trường của cái gọi là đường hầm vi lượng tử trực giao xuyên qua tâm vòng xuyến này nối lại vào một đầu ở đỉnh (tâm) hình nón cụt, hình thành một đơn cực từ của hạt này trong mô hình điện tử ( chiều dòng từ đối tâm từ hai bên). Các vòng dây từ nằm ngoài càng dài (lớn) thì sóng càng giảm – thấp tần (do sóng (lực âm nội tại) chia đều cho các vi hạt) chênh lệch so với trường ít đi so với các dây từ nằm bên trong cao tần chênh lệch nhiều hơn (cũng giống như từ trường nam châm).

Electron không phải là đơn cực từ mặc dầu luôn song hành với nó vì trong từ trường đối cực electron chuyễn động ngang còn đơn cực từ chuyển động đối song (vật lý), eletron chỉ là hạt đơn cực về điện tích với một cực ngoài theo chiều dòng ra từ tâm (quy ước – có thể ngược lại theo kết quả thực nghiệm) và là hạt có đơn cực từ (chỉ có một loại cực từ). Với mô hình quả cầu gai thì electron tròn trĩnh hơn với chiều từ theo kiểu địa cầu nhưng dòng từ đơn cực từ đầu gai đi vào hai cực bắc-nam chứ không phải từ bắc sang nam (hay ngược lại như quả đất). Với positron chiều sóng ngược lại. Proton cũng như positron nhưng lớn hơn nhiều (vật lý) và chia thành ba đoạn không đều tương đương với ba quark.

Neutron cũng giống như proton nhưng các dây xếp theo cặp đối song với nhau (điểm khác biệt), các sóng năng lượng ngược chiều nhau theo chiều cặp dây thoát ra hai chiều đối nghịch nhau nhưng cùng chiều xoay hình thành lưỡng cực từ (chiều sóng ra vào và tâm cùng chiều ở hai bên) trung hòa về điện tích. Mô hình này giống biểu tượng cảnh báo phóng xạ với từ trường xuyên tâm .Với cấu trúc phức tạp này thể hiện được điện tích qua năng lượng tần số giống nhau (electron có điện tích bằng proton ,tương tự như nhiều ly nước nóng cùng nhiệt độ cộng với nhau (trộn chung) được một ca nước nóng cùng nhiệt độ) và khối lượng khác nhau qua số lượng chuỗi dây (chủ) hoặc chiều dài sợi dây nếu bán kính proton lớn hơn.

Đối với nam châm, các neutron trong các nguyên tử được sắp xếp sao cho chiều từ xuyên tâm đồng trục với nhau (cùng trục), hai đầu chuỗi dây chủ của từng cặp dây trong hạt neutron nối trực tiếp với nhau ở ngoài biên, các đầu dây từ trong tâm hạt neutron của các nguyên tử được nối với nhau theo chiều sóng cùng chiều từ nguyên tử này qua nguyên tử kia theo một trục trong vật chất, hai đầu dây từ cuối cùng của chuỗi hạt (biên nam châm) cùng chiều sóng (lưỡng cực biên) do không có đầu nối vào dây chủ cho nên vòng ra ngoài vật chất (nam châm) nối trực tiếp với nhau hình thành sợi dây từ trong đường sức từ của nam châm. Nam châm càng lớn thì lực càng mạnh tương ứng (lực này là lực đẩy mạnh của trường thế do chênh lệch năng lượng quá nhiều của nó so với trường, tác động vào nguyên tử).

Tất cả các chuỗi dây từ trong các neutron (của nhiều nguyên tử đồng trục) tạo thành các dây từ dài-ngắn với mức năng lượng khác nhau tương đương với chiều dài sợi dây, nhiều nguyên tử cạnh nhau tạo thành bó lớn theo cùng mức năng lượng thoát ra ngoài xếp cạnh nhau và đây chính là đường sức của từ trường với các sóng năng lượng tăng dần (tần số từ thấp - năng lượng cao) từ vòng ngoài (lớn) vô đến vòng trong (nhỏ – tần số cao – âm cao – chênh lệch trường cao –năng lượng nội tại thấp) vì năng lượng nội tại trong dây tăng lên (chênh lệch trường ít) ngược với tần số sóng từ.

Một mô hình khác : các cặp dây chủ đối song trong từng neutron nối hết với nhau theo chiều sóng, từ cặp này qua cặp kia trong một neutron và liên kết (qua một dây từ) với các neutron của nguyên tư khác đồng trục bên cạnh, hai đầu dây từ cuối cùng vòng ra ngoài nối vào nhau, mô hình này giải thích được tại sao dây từ ngoài nam châm có thể lớn (dài) như vậy.

Các nguyên tữ ngoài biên nam châm hình thành vòng (bó) dây ngắn, các nguyên tử đồng trục từ nằm bên trong nam châm hình thành vòng (bó) dây dài hơn tương ứng với mức năng lượng, do sự liên kết với nhiều dây chủ (dương) , tần số trên dây từ rất cao giống như hiệu thế volt cao do kết hợp nhiều vòng dây trong cuộn tăng áp, yếu tố này giãi thích tại sao lực điện từ mạnh hơn nhiều so với lực thế dẫn mặc dù chung một nguồn gốc. Với khái niệm module hạt là một vòng dây khép kín với các giá trị của các hạt thể hiện qua các mode dao động khác nhau của lý thuyết dây , không thể thể hiện được hết hai giá trị này theo lý thuyết, vì quan điểm chung từ trường là cái gì đó ( chưa có định nghĩa bản chất) có tính chất ngoại tại, mặc dầu liên kết chặt chẽ nhưng chỉ xuất hiện khi hạt mang điện di chuyển. Vả lại sợi dây với dao động sóng ( không gian hai chiều-mặc dầu củng có thể dao động ba chiều lần lượt theo thời gian) khó thể mô tả một thực tại luôn nằm trong không gian ba chiều và với một không gian quá nhiều chiều trong lý thuyết, mô hình ảo rút ra từ toán học cũng là một hạn chế khi biểu diễn cho một thế giới có thật trong tự nhiên của lý thuyết này.

Neutrino là một hạt hình thành do sự nén năng lượng vi hạt trong một không gian hữu hạn trong một điều kiện rất đặc biệt, năng lượng bên ngoài rất cao cạnh một trường thế rất thấp, nhưng các hạt khối không thể vào trong được do khuếch tán năng lượng (trường hợp hố đen hoặc các nơi khác) tạo thành hạt này. Vì vậy được xem là thành phần vật chất tối của vũ trụ tối (vật lý thiên văn) không có từ trường và chiều từ nào cả, mặc dầu năng lượng là cao nhưng không tương tác hoặc tương tác ít (sự có mặt của nó có lẽ do cân bằng với photon trong trường thế vũ trụ), người viết cho rằng khi di chuyễn neutrino cũng có khả năng xuyên qua nhau như ánh sáng do không có cấu trúc như hạt hay nguyên tử.


Vật chất tối của vũ trụ sáng do phản xạ hoặc bức xạ quá ít photon và hiện diện khuất hoặc quá xa nên không nhận biết được (nhưng có thể nhận biết qua thế dẫn) và là vật chất thông thường có tương tác vật lý. Mô hình của nó (neutrino) dưới dạng một cụm các vi hạt với tần số dương rất cao hoặc giống như mô hình các hạt mang điện nhưng không có từ trường (ngược lại với photon từ) với chiều chuyển động sóng dao động siêu tốc qua lại trên chuỗi dây chiếu tâm này trong từng vi hạt vì không có dây từ để thoát sóng.

Ánh sáng từ lâu vẫn là một bí ẩn trong khoa học với nhiều lý thuyết đưa ra để giải thích thực nghiệm , có thễ bỏ các quan điểm này vào chung một cái rổ có được không…? Người viết cho rằng có thể được mặc dầu có nhiều phạm trù thoáng qua có vẻ không thể chung với nhau như lượng tử hạt và trường sóng nếu như có một mô hình hợp lý.

Photon là một hạt đặc biệt (thực sự không phải là một hạt), nó được tạo bởi từ trường với một cấu trúc không cố định như các hạt khác. Năng lượng của nó thay đổi tùy theo tần số, qua thực nghiệm số photon đun nóng một tách nước ở tần số cao (tia tử ngoại) ít hơn nhiều lần số photon ở tần số thấp hơn (tia hồng ngoại), ở tần số rất cao (tia x trở lên) photon thễ hiện tính hạt rất rõ, ở tần số vi sóng trở xuống photon thể hiện tính sóng rõ rệt, ở tần số ánh sáng khả kiến , lưỡng tính sóng –hạt song hành. Mặc dù với tần số nào năng lượng cũng ở dạng sóng từ .

Tính nhiễu xạ và giao thoa ta thường thấy ở ánh sáng là do sóng mật độ của các photon phát đồng bộ theo các lớp từ ngoài vô trong của mạng tinh thể nguồn phát, lần lượt theo thời gian và cường độ năng lượng trong đó có sự khuếch tán theo mặt cầu từ nguồn phát với tính trực xạ của photon .Vì vậy photon có đầy đủ các đặc tính trong lý thuyết và thực nghiệm đã có về nó. Mô hình của nó ở dạng các dây từ xếp cạnh nhau chiếu tâm (hoặc ở dạng màng được tạo nên bởi các vi hạt liên kết qua các chuổi dây cùng mức năng lượng dao động) với chiều động sóng dao động trên chuỗi dây này qua lại trong vi hạt và ở thế âm so với trường thế với tần số đồng pha với tần số sóng mật độ do tác động cùng một tương tác hoặc ở dạng mô hình như neutino chỉ bao gồm một cụm các vi hạt ở thế âm với tần số trên, với mô hình này photon thể hiện tính hạt (năng lượng) đồng đều và rõ hơn ở tần số cao.

Như vậy một photon (một lượng tử từ) có tính sóng nội tại với tính lưỡng cực từ (chiều sóng tại biên - hoặc không có cực từ với mô hình sau) và tính sóng ngoại tại (mật độ) nó không phải là hạt tạo nên cấu trúc nguyên tử cho nên cần loại ra khỏi mô hình chuẩn vốn đã chưa có một định hình rỏ rệt về nó, và củng không ai muốn gọi cái khối (photon –lượng tử) có khả năng thay đổi hình dạng mà có lúc đường kính của nó lớn đến mức từ dưới mét đến trên km theo từng tần số là hạt.

Do cấu tạo bởi từ trường, photon được xem là âm so với trường thế và “âm rất cao đối với tần số cao” Với quan điểm này, năng lượng chất là một ý nghĩa phải tính đến khi giãi thích về tính hai mặt của một vấn đề (tần số – dương và âm) của nó. Tác động kích hoạt của nó đối với vật chất ở thế âm này và thế trường song hành và ở vận tốc cao của nó (âm hay dương chĩ là quy ước đễ so sánh). Khi photon di chuyển tiến vào trường thế càng suy giảm ,vận tốc đầu của nó giảm dần ( hiệu ứng hãm thế -ngược lại với vật chất ) hiệu ứng doppler tần số trong xảy ra, năng lượng nội tại photon tăng dần tương ứng với tần số (năng lượng này có tính hướng dương so với trường có nghĩa là tần số nội giảm -âm thấp ít, như vậy đối với hiệu ứng doppler, hiệu ứng tần số trong (năng lượng) của photon có liên quan chặt chẽ với vận tốc trong định luật bảo toàn năng lượng), khi ngang bằng tần số năng lượng của trường thế thấp thì không còn cái gọi là photon, tại gần biên trong của chân trời sự cố nơi hố đen điều này đã xảy ra. Khi tiến ra hiệu ứng ngược lại có nghĩa vận tốc tăng –tần sồ nội tăng -năng lượng so sánh với trường thế giảm, bù vào vận tốc nhưng tổng là bảo toàn.

Quan điểm này khác với Einstein, cho rằng khi photon thoát ra vũ trụ nó bị mất năng lượng (vận tốc hạt –chỉ một khía cạnh) do hấp dẫn vì theo Einstein photon có xung lượng dương với hấp dẫn và như vậy thì không thể đi xa được ….! Mặc dầu cũng có lúc ông cho rằng vận tốc ánh sáng là hằng số vũ trụ, có lẽ là do từ thí nghiệm Michelson với thuyết tương đối hẹp. Như vậy trong thực tế cái gọi là tần số sóng mà ta thực chứng là tần số từ trường còn các loại tần số sóng khác (nội hạt-vi hạt) là lý thuyết dùng để so sánh, và đã có thể quy tất cả các hạt khởi nguồn từ một hạt (vi hạt Néo) với tất cả các lực khởi nguồn từ một lực (lực trường thế – chênh lệch năng lượng).

Với khái niệm vũ trụ song hành và tương quan, khi một vật thể hoặc thiên thể di chuyển (thực tế trong vũ trụ không thể có một vật chất nào tồn tại ở trạng thái đứng yên tuyệt đối) thì có nghĩa là năng lượng tác động đã dịch chuyển toàn thể năng lượng song hành bao gồm vật chất và trường thế chung quanh nó cùng một lúc, không có độ trễ về thông tin giửa hai trạng thái này như quan điểm hấp dẫn (một nghi vấn của Newton), tất nhiên trường thế (năng lượng mặt đẳng thế – tần số sóng) tăng lên (đồng thời thế năng thế dẫn giảm đi) trong không gian giửa đôi bên khi hai thiên thể rời xa nhau và ngược lại, củng có nghĩa là nếu trường thế không thay đổi (thăng – giáng tức thời cùng lúc với vật chất) thì không bao giờ có chuyện vật chất di chuyển, có thể lấy hình ảnh hai chiếc xe kéo hoặc đẩy nhau bằng một thanh nối cứng ở giửa, chiếc này chuyển động thì chiếc kia tức thời phải di chuyển nếu thanh nối (trường thế) không đàn hồi; vì năng lượng vũ trụ có tính chất toàn đồ, thời gian trao đổi thông tin (năng lượng) chỉ với khoảng cách hai vi hạt cận nhau, như thế có thể xem như gần bằng không. (Vấn đề được phân tích cụ thể hơn ở cuối bài với nguyên lý trao đổi tương đương). Quan điểm này đã giải thích rõ ràng nghi vấn lịch sữ về thông tin (lực hấp dẫn) không thể nhanh hơn tốc độ ánh sáng nhưng tác động hấp dẫn (chuyển động) giửa hai thiên thể thì phải tức thời, một câu hỏi do chính Newton đặt ra, vì lực hấp dẫn là do thiên thể (vật chất) phát ra, vì thế phải cần có thời gian mới tác động đến đối tượng được trong khi giá trị của nó đã biến động do thay đổi khoảng cách giửa các thiên thể.

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:48 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định

Như vậy ta đã có một không gian năng lượng dưới hai hình thức (nhị nguyên) tương quan với nhau ở mọi cấp độ, thế còn thời gian thì như thế nào?

Trước đây thời gian theo quan niệm phổ biến và truyền thống ,thời gian có ý nghĩa tất định khách quan và có một chiều dương trôi đều đặn từ quá khứ đến…..tương lai không trở lại, không phụ thuộc vào các định luật vật lý, không gian cho đến khi Einstein đưa tầm nhận thức lên một mức với thời gian không còn tất định khách quan, nó phụ thuộc vào định luật vật lý và không gian, mà không gian thực của vũ trụ là không gian cong do ảnh hưởng cũa trường thế (hoặc hấp dẫn-Einstein), tất nhiên thời gian cũng phải trôi theo chiều cong này .Nhân loại bỗng dưng được có thêm một khái niệm mới - không thời gian cong…! , nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa này mặc dầu nó là hiện thực…Không thời gian phẳng là một hữu hạn nằm trong phạm trù trên tuân theo định luật Newton.

Quan điểm (ý tưởng) của bài viết này cho là: Thời gian không phải là thuộc tính tự nhiên ,hay có nghĩa vũ trụ không có thời gian thực đồng nghĩa thời gian không phải là thường tại có tự tính của không gian .Thời gian chỉ là ảo ảnh của nhận thức và phản ảnh của kinh nghiệm. Khi không có hoặc không còn nhận thức thì thời gian vô nghĩa .Cái gọi là thời gian không hề tác động đến định luật vật lý, các định luật này diễn ra không cần kèm theo cái gọi là thời gian …? , tất nhiên khoa học nghi vấn và không chấp nhận một triết lý mơ hồ thiếu chứng cứ rõ ràng như vậy ! vì lấy gì làm thước đo hay còn gọi là chiều thứ tư …! nhưng với ý nghĩa này ta sẽ thấy cách cấu trúc thời gian của nhận thức (theo vật lý) như sau…

Do nhận thức kinh nghiệm và thước đo quá trình diễn biến các định luật lý hóa v.v…cần phãi có một gốc quy chiếu với một giá trị được ghép vào thể hiện điều này ,thời gian được ghép vào với ý nghĩa là một thuộc tính tự nhiên (tất yếu - và cái thời gian mới này củng không có tính liên tục đều như thời gian truyền thống, nó có tính sóng - lượng tử trong quan điểm trao đổi tương quan với vi hạt…!?)


Ý nghĩa mới ở chỗ cái thước đo này thay đỗi dựa theo chuẩn vật lý mà nó song hành trong không thời gian cong ,mà cái không thời gian này thì cong liên tục (độ uốn) trong một trường thế .Các giá trị đồng đẵng chĩ thễ hiện trên một mặt cong gọi là mặt đẳng thế với độ dày bằng cỡ ….đường kính hạt nhân , mặc dù giá trị thực tế có ý nghĩa thì lớn (dày) hơn rất nhiều .Nhiều mặt đẵng thế với giá trị khác nhau (thế dẫn yếu đi hoặc mạnh lên) chồng chập lên nhau tạo thành trường thế .

Ý tưởng đã rõ ràng với một ví dụ cụ thể: Một con lắc dao động với một ly độ là như nhau khi chuyển qua các mặt đẳng thế khác nhau ,thì thời gian thực hiện một chu kỳ là khác nhau nếu lấy một đơn vị thời gian theo một chuẩn tất yếu nào đó (ở mặt đầu tiên chẳng hạn) .Trong thực tế nếu đến gần ngoài biên hấp dẫn (thế dẫn) thì con lắc đu đưa rất chậm đến biên thì ngừng lắc (không có một tọa độ trong vũ trụ cho giá trị này vì nó chỉ được rút ra từ toán học và chỉ có giá trị tại một thời điểm trong một miền mà miền này thì thay đổi liên tục và giảm dần về năng lượng do vũ trụ (thiên thể) chuyển ra biên, có thễ dùng giá trị biên giao nhau nơi mà lực thế cân bằng giữa các trường thế thiên thể, tọa độ này đối chiếu với các thiên thể theo tỉ lệ khối lượng của nó và chỉ có tính tương đối vì còn phải phụ thuộc vào tốc độ để cân bằng). Nếu lấy chu kỳ một dao động làm một giây thời gian , thì tại các mặt đẳng thế có các thời gian dài ngắn khác nhau .

Với ý nghĩa này nếu sống đồng thời trên các hành tinh có khối lượng khác nhau thì cùng một lúc nếu dùng đồng hồ quả lắc (định luật vật lý –cơ học) thì thời gian mỗi người là khác nhau .Với đồng hồ nguyên tử tần số phóng xạ cũng như vậy qua vệ tinh do áp thế năng lượng (thế hấp dẫn-thế dẫn) cũa trường chứ không phải do vận tốc vệ tinh (đồng hồ sinh học của sinh vật cũng như vậy), có thể kiểm tra điều này với một vệ tinh có đồng hồ nguyên tử trên một quỹ đạo cách khá xa quỹ đạo địa tĩnh (qua tính toán) với vận tốc bằng vận tốc bề mặt khi quay cũa quả đất (ly tâm bằng thế dẫn) thì đồng hồ nguyên tử khác vẫn chênh lệch nhiều hơn ,Vì vậy thời gian co dãn theo vận tốc (của vệ tinh) không còn ý nghĩa. Việc này có ý nghĩa trong việc kiểm chứng tính tương đối về thời gian co dãn theo vận tốc cũa lý thuyết Einstein.

Dĩ nhiên phãi đặt đồng hồ thích hợp (nhiều hướng) để không xảy ra hiện tượng Doppler làm ảnh hưởng đến kết quả. Mặc dầu vận tốc có ảnh hưởng đến tần số nhưng quan điểm Einstein không ở ý nghĩa này. Qua đây ta thấy vật chất không định hình cố định trong trường thế, ý nghĩa này quan trọng trong quan điểm năng lượng nguyên tử và cũng không lạ khi vừa đây người ta nhặt được một thiên thạch có gốc carbon nhưng cứng hơn nhiều lần kim cương .

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:48 AM
hechang hechang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ý nghĩa thời gian thay đổi theo định luật vật lý (thế dẫn) như đã nói ở trên. Phép biến đổi Lorentz áp dụng khi muốn (toán học) các hiện tượng này xảy ra là như nhau cùng thời điểm trên các mặt đẳng thế thì độ dài một đơn vị thời gian xảy ra tại các nơi phải thay đổi (nếu lấy một độ dài đơn vị thời gian nào đó làm chuẩn) được Einstein áp dụng trong lý thuyết tương đối.

Thực tế nếu áp dụng vào con lắc đặt trên cao thì một đơn vị thời gian cho một dao động của nó phải dài (loãng – dãn ra) hơn dưới thấp để cuối cùng hai con lắc về đến đích cùng lúc…!? Vì thế phép thuật này (thuật toán) chỉ có ý nghĩa về mặt toán học không áp dụng được trong thực tế .

Thế nhưng điều này lại xảy ra trong thí nghiệm Michelson với kết quả là bất biến thì phải giải thích như thế nào? Vì theo quan điểm của bài viết thì mọi định luật vật lý và thời gian phải là như nhau trên cùng một mặt đẳng thế (dù có chuyển từ hệ quy chiếu này qua hệ quy chiếu kia trong cùng một mặt).

Với một kết quả kỳ lạ như vậy, quan điểm bài viết này cho rằng các định luật vật lý đã thích ứng (thay đổi) khi chuyển từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu kia và cho ra một kết quả đồng đẳng. Ở đây không có yếu tố thời gian co dãn, hoàn toàn vật lý.


Trước hết khái quát lại ý nghĩa tương đối trong cơ học cổ điển (Galileo) mọi định luật cơ học là như nhau khi chuyển từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác (quán tính) cần phải có một điều kiện đủ (người viết) tất cả các vật thể trong hệ chuyển hoặc liên quan đến định luật cơ học diễn ra trong hệ phãi có cùng vận tốc quán tính (với chất rắn bằng ma sát hoặc cố định với hệ, với không khí bằng cách ly và đã ổn định đàn hồi trong hệ) như hệ chuyển thì các định luật cơ học này là như nhau với định luật cộng vận tốc; và khi chuyển qua hệ phi quán tính (có gia tốc) thì cũng như vậy.

Bởi xét cho cùng, không một ai có thể khẳng định rằng hệ quy chiếu gắn với mặt đất ở hệ quy chiếu nào (tĩnh, quán tính hay phi quán tính) ..? và thực tế chúng ta đang di chuyển theo hướng nào…! và nếu vô vàn các hệ quy chiếu đa dạng chồng chập với nhau như vậy thì lấy gì làm mốc để mà so sánh .Có thể nói mà không sai , tự các hệ quy chiếu đã có một giá trị nội tại, mọi định luật diễn ra ở đây đã có giá trị định xứ. Đây là quy luật rất quan trọng, và ngược lại : với một thuật toán (phép biến đổi), một hệ quy chiếu nào đó có thể đổi sang một (hoặc nhiều) hệ quy chiếu ở các dạng khác cho nhu cầu sử dụng (thuần túy toán học) mặc dù nó không có thực trong tự nhiên.

Trở lại với thí nghiệm Michelson, có lẽ có thể chúng ta đang sống trong một hệ quy chiếu tĩnh tuyệt đối (ở mức độ vũ trụ trong trường hợp giã thiết không có trường Néo)…vì vậy sự chuyển hệ đã không xảy ra (trong nhận thức) .Có thể kiểm chứng ý tưởng này bằng chính thí nghiệm Michelson với thay đổi một chút.

Với dụng cụ này có thể đặt lại một trong hai gương nằm ngoài biên di chuyễn trên một trục (trục ánh sáng) dài và ngắn so với bãn gốc (hoặc hai gương biên ngoài di chuyển khác tốc độ nhưng bố trí khi đi ngang qua vạch cũ của bản gốc thì phải cùng lúc). Tốc độ di chuyển là vài milimet/giây (tương tự như thí nghiệm Mossbauer) hoặc khá lớn để so sánh. Lúc gương đi qua khoảng cách bằng với bản gốc, nếu kết quả là đồng pha thì quan điểm Einstein là chính xác (hoặc chưa xác định được với ý tưởng sau) nếu nhận được một vạch xanh hoặc đỏ thì hệ quy chiếu tĩnh là đúng .

Một nhận định khác như sau ,trong thực tế ta thấy trường thế dẫn di chuyển đồng bộ với khối lượng vật chất .Nhưng thực sự các vi hạt Néo không di chuyển chỉ có sóng năng lượng (tần số vi hạt) biến thiên theo thế trường thăng giáng .Khi các gương di chuyển cùng chiều với chiều ánh sáng thì trước mặt gương bán mạ (và một gương biên) có sự tăng thế trường Néo và sau lưng nó có sự giảm thế trường qua sự tăng giảm tần số tương đương với tốc độ dịch chuyễn của hệ ,hiệu ứng này bù trừ cho hiệu ứng doppler qua gương phản xạ và một gương biên (nguyên lý tương quan) .

Do năng lượng ánh sáng rất tinh tế đồng thời di chuyển trên nền là các vi hạt bằng từ hóa (bài viết trước) thì ý nghĩa này (hiệu ứng) phải được tôn trọng và xem xét đúng mức ,tất nhiên các hiệu ứng khác như trường thế giảm và xuyên gương của hai tia sáng là như nhau. Ngày nay có nhiều thí nghiệm được thiết kế rất tinh tế có thể cho ta biết sự thực vấn đề gây tranh cãi thường xuyên này nếu quan tâm đến nó.

Qua thí nghiệm mới trên, ta thấy một hiệu ứng rất quan trọng, hiện tượng doppler chỉ xảy ra khi một trong hai (hoặc cả hai ngược chiều–khoảng cách co hoặc giãn) nguồn phát và nơi nhận di chuyển (nghĩa là khoãng cách thay đổi –và chỉ so sánh được với quang phổ ban đầu làm mẫu chuẩn–cách phân tích quang phổ cũa hiện tượng doppler vũ trụ dãn nở bằng giao thoa kế) còn nếu ngược lại toàn hệ di chuyển –nghĩa là khoãng cách bằng nhau, thì tất yếu không có hiệu ứng này. Chỉ bằng suy luận đơn giản ta thấy tính tương đối về thời gian không có chỗ tồn tại.

Đối với thí nghiệm Michelson việc phân tích rất rắc rối với hiệu ứng doppler cho thấy tính bất định của ánh sáng (đúng hơn là nhận thức). Theo quan điểm của ông Michelson khi tiến hành thí nghiệm theo chiều quay của quả đất thì phải nhận được một vạch đỏ là như sau : sóng ánh sáng đồng pha (và đồng tần số) khi đến gương bán mạ thì tách ra làm hai, một tia phản xạ tại gương bán mạ về gương biên rồi đến giao thoa kế ,tia này giảm tần số (dịch chuyển đỏ) vì gương phản xạ di chuyển lùi .Tia thứ hai xuyên qua gương bán mạ đến gương biên giảm tần số vì phản xạ qua gương đang lùi này rồi di chuyển ngược về gương bán mạ lại tăng tần số khi phản xạ qua gương do gương này di chuyển ngược chiều với tia, rồi về giao thoa kế, tia này không tăng hay giảm tần số vì bù trừ với nhau, như thế tại giao thoa kế nhận được một vạch đỏ theo ý của Michelson.

Nhưng cũng có thể giải thích theo một cách khác : Ánh sáng đi ra khỏi nguồn phát đã tăng tần số (dịch chuyển xanh) vì nguồn di chuyển cùng chiều với sóng ánh sáng ,như vậy tia thứ nhất được bù trừ còn tia thứ hai thì xanh…? Giao thoa kế có một vạch xanh…! Nhưng tại nơi này chẳng nhận được vạch nào…vì đồng pha (và đồng tần) .Với kết quả kỳ lạ này chỉ có thể giải thích như sau: Trong hệ không có hiện tượng doppler (vì khoảng cách nguồn và gương bán mạ cố định không tính khoảng cách đều còn lại ,và như thế không còn yếu tố thời gian co giãn để đồng đẳng hiện tượng ). Hiện tượng lệch pha này chỉ xảy ra khi khoảng cách giữa nguồn và gương bán mạ thay đổi và chỉ nhận được chuyễn dịch (một vạch) khi so sánh với mẫu quang phổ làm chuẩn ban đầu (tương tự như phương pháp đo dịch chuyển vũ trụ hiện nay) chứ không phải so sánh giữa hai tia với nhau (mặc dầu theo nhận thức cuối cùng hai tia sẽ khác nhau về tần số) vì như thế cũng đồng pha (đồng tần), mà thí nghiệm này lại là ý tưởng và xác minh cho thuyết tương đối (hẹp) với vận tốc – hạt thay cho tần số – sóng...!

Nếu như trong hệ có doppler thì cách thiết kế dụng cụ thí nghiệm với nhận thức và phương pháp thực hiện không thể phát hiện ra điều này ,việc này cho thấy nhận thức tự nhiên không hề đơn giản .Vì mặc dù có hay không hiện tượng doppler, cũng không có tính tương đối trong chuyển đổi thực tế. Tính định xứ là nguyên tắc ứng xử của tự nhiên. Vả lại cũng không thể lấy một giá trị ảo (so với năng lượng) là thời gian để bù vào một giá trị thực là năng lượng (tần số) được. Phải chăng đây là cái mà khoa học mong đợi….! Khi không có ý tưởng nào khả dĩ tốt hơn ?

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
ductienvt ductienvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Các photon được tạo thành và bức xạ ra như thế nào?

Trong trạng thái bình thường, các nguyên tử (kim loại) ổn định trong mạng tinh thể, các electron di chuyển trên các quỹ đạo (hay xác xuất trên vân đạo) với spin ½ tương ứng với 720 độ nghĩa là sau khi tự quay (lăn) hai vòng thì các giá trị (moment từ spin ,moment từ quỹ đạo)trở lại như cũ. Trong khi trên mặt cầu quỹ đạo electron chỉ di chuyển một vòng với quỹ đạo khá phức tạp ,và nếu có tác động nhiệt ký sinh thì quỹ đạo này không thể xác định được, tính ngẫu nhiên của vị trí điện tử như trong chuyển động nhiệt Brown chỉ có thể xem xét sự xác suất của nó với ý nghĩa bất định, hình như có lúc nó biến mất tại một nơi mà lẽ ra nó phải có mặt lân cận với một ngưỡng cho phép.


Sự thực nó di chuyển như thế nào…? Ta hình dung điện tữ như một viên bi lăn trên vành ngoài một cái đĩa mà tâm cũa nó là hạt nhân nguyên tữ .Chọn một thời điễm bất kỳ làm gốc ,đối diện với người quan sát ,ta từ từ lật úp cái đĩa này 180 độ ,ta thấy viên bi chạy ngược trỡ lại khi cái đĩa lật úp ? thực tế trên mặt cầu quỹ đạo nó vạch hai vòng cung thành hình sin ,đó là mặt cầu trên còn mặt cầu dưới thì hình sin ngược ,chiếu hai hình này thành hai vòng tròn nhỏ (720 độ) đường kính hình chiếu bằng bán kính quỹ đạo. Nguyên nhân là do tương tác electron với spin từ hạt nhân qua lực tĩnh điện với chiều dòng từ , lực tĩnh điện củng là lực từ mà lực từ là lực năng lượng với nguyên lý hợp dòng hoặc đẫy ,thuận hay nghịch theo chiều sóng năng lượng.

Với tương tác hợp dòng (chiều từ trường) ,vật chất được đẩy bằng thế trường ,lực tương tác mạnh trong hạt nhân là do thế trường tại đây âm rất sâu do từ trường và khối lượng quá lớn của các hạt trong này so với điện tữ, với yếu tố chính là do dây từ quá ngắn của proton trong đường kính lỏi hạt nhân tạo ra sóng từ siêu tần số nên chênh lệch năng lượng nội tại với trường thế rất cao là nguyên nhân của lực đẩy mạnh này (lực ép trong hạt nhân nguyên tữ), còn lực yếu là do dây từ của electron quá dài tương tác với bán kính quá lớn của nguyên tữ và khối lượng quá nhỏ (dây từ ít), tần số này thấp (vì dài) hơn nhiều tạo ra lực này vì chênh lệch với trường thấp.

Ở một khía cạnh nào đó, hiện tượng này củng giống như cánh tay đòn và lực bẩy trong nguyên lý đòn bẩy của Archimet, cánh tay càng dài lực chủ động tác động lên đòn càng ít. Các proton khi di chuyễn trong hạt nhân (momen cơ) do tương tác với electron theo từng cặp với điện tích trái dấu, vì vậy với sự khác nhau về vị trí của các electron, chiều từ của proton củng xoay(spin) theo tương ứng cho nên chiều từ (trục) của các proton luôn luôn không nằm ở chiều đối lập với nhau và các dây từ này thì ngắn nằm cận sát hạt (thế âm nội tại rất cao), chiều thoát dây tư (đường hầm) hạt này cận với chiều nhập (biên) của hạt kia tuy không tương thông nhưng củng không đẩy nhau ở khoảng cách xa (do khoảng cách các dây từ mổi bên của đôi bên khác nhau, một bên ép sát một bên dản rộng và cận sát nhau khoảng cách hẹp với lực đẩy mạnh tại tương tác cận biên).

Với lực đẩy mạnh của trường thế chúng co cụm sát nhau trong cái rổ hạt nhân với các neutron do trung hòa về điện tích và lưỡng cực về từ trường di chuyễn sát chung quanh cái cụm này do thế trường âm rất cao vì khối lượng lớn tập trung tại đây và sự chênh lệch cao năng lượng với trường thế, mặc dù từ trường neutron thì vươn dài ra ngoài biên nguyên tữ để có thể kết nối với neutron của nguyên tữ khác trong trường hợp nam châm.

Với chuyễn động có tính bao quát của electron trong mô hình trên khi di chuyễn với tốc độ cao cùng với điện tích cùng dấu (electron – electron), có thể giãi thích được tại sao vật chất có tính đông đặc và phân bổ tách biệt từng nguyên tữ với nhau như vậy, với các hạt nhân nguyên tữ khó thể ép sát để va chạm với nhau.

Trong thế giới tự nhiên không có cái gọi là lực hút ở cả vi mô lẫn vĩ mô .Vật chất tương quan với nhau qua thế tương khắc hoặc tương thông .Áp thế đẩy (áp lực-áp suất ) là nguyên lý chủ đạo không thể bàn cãi. Tiêu chuẩn đầu tiên và bắt đầu cho một đơn vị áp suất dương (đẩy) của chất khí là chân không và không độ Kelvin trỡ lên. Cái gọi là hạt graviton mang tương tác hấp dẫn (hút) chưa bao giờ được tìm ra và có lẽ vĩnh viễn bao giờ cho đến tháng mười…!

Trở lại với điện tử ,khi hạt nhân nguyên tử va chạm với một hạt mang năng lượng cao , nó dao động từ thế đang ổn định ,các điện tử cũng bị tác động theo mặc dầu khoảng cách giữa điện tử và hạt nhân là cố định .Cái đĩa đã nói ở trên dài thêm ra thành cái đĩa hạt xoài (ellip) quỹ đạo dài thêm (ở nhiệt độ phòng - 25 độ C, cái đĩa này đã là hạt xoài) , electron phải tăng tốc tại viễn điểm khi rời bán trục dài và giảm tốc khi chuyển từ cận điểm của bán trục ngắn đến viễn điểm bán trục dài trong khi di chuyển hình sin trên mặt cầu quỹ đạo.

Đây chính là sóng điện trường mà Maxwell đã mô tả nhưng bản chất thì khác hẳn , sóng điện trường này có ý nghĩa về sự thay đổi cường độ năng lượng (electron – volt) còn sóng điện trường Maxwell là về cường độ điện tích (điện tích nguyên tố – điện tích phân số và bội số nguyên điện tích nguyên tố điện tử , cái thay đổi không có trong tự nhiên), còn nếu cho rằng nó (sóng) là sự thay đổi cường độ dòng điện (mật độ điện tử) thì một nguyên tử có một điện tử (hydro) không thể phát sáng được vì không thể tạo ra sóng này. Trong khi tăng tốc điện tử nhận năng lượng từ ngoài dưới dạng doppler tần số năng lượng dây chủ ,khi giảm tốc điện tư thoát năng lượng nhận thêm này.

Sóng năng lượng nội tại của electron bị doppler tần số thuận và nghịch , từ trường của nó củng ảnh hưỡng tương ứng theo .Năng lượng hãm thế của nó thoát ra ngoài dưới dạng giao bội từ trường hay còn gọi giao thoa lượng tử và có thế âm với trường .

Tốc độ thoát của photon các phương trình của Maxwell đã nêu rõ vì trong điều kiện tại nguyên tử trong vật chất là không có không khí (chân không) ,khi thoát ra ngoài nó di chuyển theo vận tốc đầu và từ hóa các hạt Néo trên đường đi , tốc độ bị ảnh hưởng trong môi trường có vật chất ở bên ngoài ,khi xuyên qua thế trường tốc độ của nó bị ảnh hưởng như đã nói ở trước .

Do tốc độ electron rất cao (hàng ngàn km/s) trong khi di chuyển trên quỹ đạo nguyên tữ quá bé cho nên chu kỳ (thời gian) thực hiện một vòng quỹ đạo rất nhỏ trong một giây và với một vòng này electron có hai lần tăng tốc và hai lần giảm tốc tương ứng với hai lượng tử photon cách nhau rời rạc bằng khoảng cách nhận năng lượng trên quỹ đạo điện tữ.

Chu kỳ sóng này củng tương ứng với với tần số trong một đơn vị thời gian (giây) còn cường độ ánh sáng (mật độ trường sáng - lux) là do nhiều nguyên tử phát đồng bộ theo tần số.Chu kỳ sóng này củng phù hợp với nguyên lý tương khắc của Pauli vì lượng tữ phát ra lần lượt củng khác nhau về mức năng lượng do tốc độ giảm dần và đối xứng về không gian nhưng không đối xứng về thời gian (cùng một lúc) vì chỉ do một điện tử tạo nên.

Dĩ nhiên cơ học sóng lượng tử của Schodinger củng không có gì mâu thuẫn với mô hình này.

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các photon chuyển giao công nghệ từ như thế nào?

Khi di chuyển trong không gian với tốc độ ánh sáng, các lượng tử photon này tự xoay với tốc độ góc bằng tốc độ quay (spin) của electron do từ nơi này mà ra.Có thể hình dung một quả cầu lớn (photon) cạnh bên một hòn bi (vi hạt), trong khi quả cầu lớn vừa xoay vừa nhỏ đi thì hòn bi củng vừa xoay vừa lớn lên tương ứng (ma sát từ với vi hạt trong chuổi dây, hoặc với vi hạt trong cụm của mô hình thứ hai đã mô tã) với chu kỳ bằng chu kỳ của tần số liên tục trong khi di chuyễn, năng lượng trường (vi hạt) biến thiên theo hình dạng này.


Hiện tượng này xảy ra với bất cứ bước sóng của tần số sóng nào, đối với sóng tần số thấp vì năng lượng thấp (loảng) và bước sóng dài cho nên không thấy hạt lượng tử do đường kính quá to tương ứng với tần số, nhất là với tần số có bước sóng dài từ dưới mét đến km, và với các lý thuyết rời rạc chỉ mô tả phần nào của bản chất ánh sáng khó thể cho thấy bản chất thực của nó, đưa đến tất yếu một quan điểm mơ hồ có khi sai lầm mà không chứng minh được rỏ ràng về nó như một yếu tố siêu hình có tính triết học hơn là khoa học, tất nhiên khi đã nhìn nhận không chính xác về chủ thể thì sẽ có sai lệch nhiều phạm trù liên quan.

Đối với kim loại (nguồn phát) trên quy đạo trong nguyên tử không chĩ có một điện tử và trong nguyên tử không chĩ có một quỹ đạo, yếu tố này tạo nên các tần số trong dải quang phỗ mà nguyên tử phát ra cùng lúc, vì thế chất khí như hydro chỉ có thể phát ra một loại tần số (ánh sáng đơn sắc). Trong thủy tinh vì bản chất photon là sóng từ trường (âm) nên di chuyễn dễ dàng (củng như từ trường của nam châm), sóng điện trường (dương) không di chuyễn được vì thủy tinh cách điện và thực sự nó nằm lại trong nguyên tử nguồn phát và không di chuyển cùng với sóng từ trường như phương trình truyền xạ cũa Maxwell trong sóng điện –từ. Đây là bằng chứng rỏ ràng các sóng có bãn chất photon là sóng từ không thễ chối bỏ được.

Tuy nhiên ,nếu xem thủy tinh hoặc khí quyển là truyền dẫn với hiệu ứng tạo ra photon trên nguyên tử của nó và sự truyền xạ theo cách này thì vấn đề còn phãi xem xét lại và nghiên cứu thêm , nếu đúng như vậy thì sóng điện - từ có ý nghĩa trong trường hợp này.

Trong chân không ngoài khí quyển không có sóng điện trường chỉ có photon. Đối với kim loại (dây dẫn điện) và thủy tinh (cáp quang) tính chất cơ lý và vật lý của hai loại vật liệu (nguyên tố) này trái ngược với nhau hoàn toàn, tất nhiên khả năng dẫn truyền sóng năng lượng của chúng củng phù hợp với tính chất trên, cho nên không thể có loại vật liệu này (thủy tinh) lại có khã năng dẫn truyền cả hai loại sóng mà vật liệu kia đã có dẫn truyền (điện).

Trước đây khái niệm ether trong truyền dẫn sóng điện từ được đặt ra rồi gác lại vì không phát hiện được (gió ether) ; với góc nhìn mới quan điểm này cần được xem lại với ý nghĩa khác (mới) hơn. Với trường thế dẫn (Néo) là môi trường dẫn truyền sóng năng lượng, ta cũng không phát hiện ra được gió thế dẫn vì với quan điểm mới (tương quan) vật chất không có tồn tại trong một cụ thể hiện hửu bất biến như ta vẫn thấy.

Khi vật chất di chuyển trong không gian ra biên vũ trụ với tốc độ nhiều ngàn km/s, chỉ có sóng năng lượng dưới dạng hạt trong nguyên tử trao đổi năng lượng sóng với các vi hạt trường khác liên tục khi di chuyển và như thế thì vật chất ẫn hiện liên tục trong một chu kỳ rất ngắn (siêu tốc về thời gian và tốc độ do vi hạt quá bé) như vậy ta thấy tính liên tục của vật chất như bất biến, có nghĩa khi xuyên qua trường thế các vi hạt néo (sóng) không dãn ra hoặc xuyên qua khe hở của vật chất mà nó trao đổi với hạt vật chất dưới sự thay đổi năng lượng sóng của nó (dương hóa) vì vậy gió thế dẫn không thễ phát hiện được do hiệu ứng tương quan này, sự trao đổi này củng có với ánh sáng (âm hóa – từ hóa).

Khi di chuyễn vào trường thế suy giãm vật chất già đi (lão hóa - đi dần vào chổ chết - chuyễn thành năng lượng trường) khi tiến ra ngược lại (xuân hóa - tăng năng lượng nội tại dây chũ). Ở một khía cạnh nào đó quan điễm này tương đồng với Einstein (nhưng không chĩ riêng với sinh vật) nhưng ngược lại về tốc độ (có tính tương đối về vị trí và vận tốc trong không gian vũ trụ) trong trường hợp này. Trong tổng thuyết tương đối của Einstein có nhiều phạm trù , một số phần còn đang tranh cãi về phương pháp luận trong toán học .Vì cũng như Stephan Hawking ,ông đã từ bỏ quan điễm cũa mình đã chứng minh chặt chẽ bằng toán học khi thấy nó không phù hợp với thực nghiệm (quan sát thiên văn mới) , thật là các nhà khoa học chân chính và cao cả.

(còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
cuahangso1 cuahangso1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Với chủ đề thiên văn ,bài viết này đề cập đến một số hiện tượng thiên văn đang tranh luận hiện nay…!

Trước tiên hố đen là cái gì ? mọi người quan tâm về nó nhưng không hiễu rõ thực ra nó như thế nào…? hình như cái gì màu đen cũng bí ẩn, tối tăm và nguy hiểm giống như cửa ngỏ qua thế giới bên kia… ! Hố đen (về mặt toán học) được tạo ra bởi sự suy sụp hấp dẫn sau khi đốt (phãn ứng nhiệt hạch) hết nhiên liệu, sức đẩy nhiệt không còn cân bằng với trọng lực hấp dẫn khối lượng của một vì sao lớn hơn nhiều lần mặt trời .

Tại nơi này theo các nhà vật lý thiên văn ; bên trong chân trời sự cố (một vòng tròn hay một khối cầu) có sự nén khối lượng vật chất đạt đến mật độ mà lực hấp dẫn tạo ra cao hơn thoát tốc của ánh sáng ,đễ đạt được mật độ này thì trái đất được nén lại bằng một quã dâu đường kính bằng 3 cm .Thật kinh khủng với một thực thễ gây ấn tượng như vậy ! không biết có thực hay không ? nhưng các vị hàn lâm đoan chắc vì thực sự đã quan sát bằng kính thiên văn ! rõ ràng không có một chút ánh sáng thoát ra từ chỗ đen đó .Đồng thời vật chất gần đấy củng đang bị hút vào nơi này tuy có nôn ra một ít theo đường hầm lượng tữ nào đó do tiêu hóa (nén) không hết .Các quan sát gần đây cho biết tại đĩa bồi có thoát ra tia x ,sóng vô tuyến và vật chất ,nhưng ánh sáng khã kiến thì không thaáy…! Nó đi đâu về đâu hoặc không có hay vì tần số nằm ở dãi quang phỗ thích hợp đễ lọt vào chân trời sự cố …? và entropy của hố đang tăng lên v.v…!


Qua đây ta thấy ánh sáng vốn đã bí ẫn lại còn bí hiểm thêm qua hành vi khó hiểu này…! Củng theo quan điểm trên, một người khi rơi vào hố đen , thân hình bị kéo dài ra (do chênh lệch hấp dẫn quá lớn hoặc chênh lệch về tốc độ của khối lượng dọc trục), một sự việc thông thường phải mất hai mươi năm, tất nhiên thân hình bị… đứt đoạn ra từng khúc trước khi biết được cái gì đang xảy ra…! Sau đó thì sao !?... còn sao nửa thì… một cái chảo vạc dầu to tướng sôi sùng sục đang chờ sẵn, cạnh đấy một quái nhân có đuôi, tay cầm cái chĩa đinh ba… mặt mày dữ tợn nhăn nhó vì chờ đợi công việc quá lâu chứ còn gì nữa, hình ảnh vẫn thường thấy trong tranh ảnh .

Nguyên nhân là để trả giá cho những tội nặng mắc phải lúc còn ở hành tinh ( quả đất - cho có tính thiên văn), mà nói về tội thì ai củng có không nhiều thì ít , nhẹ nhất là tội nói dối hay cố ý…nói không đúng lắm ? Thật là kinh hoàng…. biết làm sao được, định mệnh là như vậy không thễ thoát khỏi ,tuy nhiên vẫn còn có một hy vọng…?

Theo ý tưởng người viết ,thực ra cái hố đen (loại nhìn thấy qua kính thiên văn) không phãi là cái phễu khổng lồ của vũ trụ với một cái dạ dày bị viêm (do thức ăn quá…. hấp dẫn). Nó chĩ là một lốc xoáy năng lượng khỗng lồ của trường thế (Néo).Trong chân trời sự cố , vận tốc xoáy các vi hạt rất lớn đẩy phần lớn năng lượng vi hạt ra biên chân trời tạo nên một thế trường âm rất lớn (tương đương với sự nén hấp dẫn) tất nhiên vật chất gần đó bị đẩy vào và xoáy vòng trên đĩa bồi nhưng không thễ nào lọt vào trong chân trời sự cố được vì bị gia tốc ly tâm và năng lượng xoáy bên trong đẩy ra ,hình thức củng như bão lốc trên quã đất. Tác động thế âm sụt giãm không chĩ tại hố đen mà còn bao quanh cã một vùng rộng lớn trùm lên các thiên vân gần đó (giống theo mô hình cơn bão cấp 12 ). Vật chất đẩy vào được gia tốc lên tốc độ rất lớn ma sát với nhau nóng lên và bức xạ ra…….ánh sáng khả kiến ! vấn đề được giãi thích như sau :vật chất sau khi ma sát và bắn ra với vận tốc rất lớn ,ánh sáng phát ra bị Doppler tần số ,đối với vật chất và ánh sáng bắn về hướng quan sát , ánh sáng khả kiến tăng tần số trỡ thành tia x .Đối với vật chất bắn ngược lại (mặt kia đĩa bồi – hoặc cạnh kia nếu nằm ngang) ánh sáng phát ra về hướng quan sát giảm tần số thành sóng vô tuyến (chĩ có khí rất nhẹ như hydro ,heli và ở trường thế rất thấp cận biên ngoài chân trời sự cố mới có thể đạt được vận tốc này).

Do dải tần rất hẹp của sóng từ nhận được ( tia x và sóng vô tuyến) cho nên ta nhận định sóng phát phải nằm giửa hai dải tần này. Sóng ánh sáng này khả năng ở quang phổ đỏ cận hồng ngoại (ánh sáng đơn sắc) phù hợp với ánh sáng đơn sắc của khí. Quang phổ phát ra cùng loại vật chất (nguyên tố) tại trường thế thấp thì tần số của nó (màu) củng khác khi bức xạ tại quả đất, ngoài hiệu ứng Doppler khi di chuyễn qua các trường thế nó củng thay đổi lúc đến địa cầu ta nhận được các sóng như trên, tại các hành tinh khác không chắc đã nhận được tia x và sóng vô tuyến nếu khối lượng chênh lệch quá lớn. Do vậy ta không thấy ánh sáng nhìn thấy thông thường khi quan sát hố đen.

Còn các hạt neutrino là do năng lượng các vi hạt bị nén lại tại vùng biên trong chân trời sự cố do sự thoát năng lượng từ bên trong đưa ra tạo thành , vì vậy đây là nguồn tạo ra hạt neutrino rất lớn, còn trong hố đen (trong chân trời sự cố) không có bức xạ hoặc phãn xạ ánh sáng và cũng không có vật chất trong này. Sự việc đơn giản không có gì khó hiểu. Với mô hình này chúng ta có cơ may thoát khỏi ám ảnh nói trên (hố đen hấp dẫn), vấn đề còn lại do tùy chọn theo sở thích. Hy vọng có sự chọn lựa thích hợp ít ra vào thời khắc cuối cùng, vì vẫn còn nhiều thời gian tại đây ( dản ra - quan điểm tương đối) để lựa chọn…!

Có một câu hỏi: tại sao mặt trăng với một mặt luôn hướng về quả đất trong khi quay còn quả đất thì không như vậy khi quay quanh mặt trời?

Đối với mặt trăng khi quay quanh quã đất ,do tâm trọng khối riêng của nó không đều từ lúc khai sinh , cho nên sau một thời gian quay ỗn định trong quá khứ xa xưa , phần trọng khối nặng hơn luôn hướng về quã đất như ngày nay, hiện tượng này là do cân bằng động lượng moment quán tính của mặt trăng khi quay quanh trái đất; và vật chất của nó đã ỗn định trên các mặt đẵng thế khi quay quanh địa cầu hiện nay,còn quã đất khi quay quanh mặt trời do quỹ đạo hình ellip cho nên vật chất xuyên qua các mặt đẵng thế tạo nên lực quay và môment quán tính này cũng đã ỗn định (Vấn đề này gần giống như khi thiết kế các con ốc xiết mâm bánh xe hơi ngược chiều nhau ỡ hai bên xe mặc dù trong trường hợp này là do chênh lệch moment quán tính của con tán từ ngoài vô tâm bánh tạo nên lực quay xiết vào) .Dĩ nhiên còn phãi xem xét tương tác chiều từ trường đối ứng mặc dù là rất nhỏ và ỡ thế tương song của hai thiên thể.

Các thiên thể trong thái dương hệ hoặc trong thiên hà thường di chuyển trên một mặt phẵng có dao động chút ít trên mặt này quanh một tâm là do tại nơi này (mặt ngang thế) giá trị trường thế là thấp nhất do sự hiện diện tập trung các thiên thể .Lý thuyết mặt cong hấp dẫn (thế dẫn) với khối lượng quán tính trong thuyết tương đối suy rộng giải thích chính xác về hiện tượng này.

Còn hiện tượng quang doppler với dịch chuyễn đỏ của vũ trụ thì có thễ giải thích một cách khái lược :nếu vũ trụ là năng lượng thì không thễ vô tận trong không gian rỗng được…năng lượng giảm dần về hướng biên vũ trụ đễ tiến tới bằng không, không gian hết năng lượng (thực sự có hiện tượng sóng dừng).Vật chất tiến về biên này dưới lực đẫy thế trường ở quy mô vũ trụ, hiện tượng quang doppler với dịch chuyễn đỏ xảy ra với thế trường ở biên âm sâu hơn thế trường gần thiên thễ nên không có tình trạng các thiên thễ co cụm với nhau ở quy mô toàn vũ trụ (big crunch) , đối với dịch chuyễn đõ này không chĩ do vận tốc và hướng tiến ra ngược với hướng quan sát đối chiếu với thiên thễ (nếu đôi bên không thay đổi khoãng cách): vì như đã nói ở trên , nó được bù trừ như mô tã trong thí nghiệm Michelson. Sự dịch chuyễn đỏ này là do khoãng cách tăng lên do sự dãn khoãng cách giửa các thiên thễ khi di chuyễn ra ngoài ,vì thế bất cứ chỗ nào trong vũ trụ và bất cứ hướng quan sát nào đều nhận thấy có sự dịch chuyễn này .Khi đến trường thế giãm thấp đến mức nào đó , năng lượng từ trường tăng lên(sóng tần số giãm) đồng thời năng lượng vật chất ( sóng dây chũ) giãm xuống ngang mức trường thế ,như vậy không còn từ trường-vật chất.

Theo quan điễm tương quan , khi sóng năng lượng vật chất cân bằng với sóng năng lượng trường thì vật chất không còn tồn tại, nghĩa là sự di chuyễn của sóng năng lượng vật chất đã dừng lại không còn trao đổi với trường. Lúc này năng lượng trường tăng lên (entropy vũ trụ năng lượng tăng) khi không còn vật chất ,sóng năng lượng chuyễn đến tâm vũ trụ và một vụ nỗ bigbang xãy ra .Và nếu xem chu kỳ sóng này có mô hình như vi hạt thì chúng ta sẽ có nhiều vũ trụ khác lân cận (lượng tữ mô hình đa vũ trụ) có tính luân hồi.

Bài viết này trình bày quan điễm ngươi viết dưới dạng các ý tưởng có một số phần khác với quan điễm vật lý phổ biến. Người viết cho rằng khoa học không chĩ nhất thiết đi theo những quan điểm lớn mặc định vững chắc đã vạch sẵn mà cần được tư duy cởi mỡ hơn, có khi có thễ giúp chúng ta tiếp cận được với chân lý, suy cho cùng đó cũng là ước mơ của mỗi người muốn tìm hiễu những gì còn chưa lý giãi được trong cái thế giới vũ trụ mênh mông huyền ảo và lạnh giá này.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài và hy vọng gặp lại các bạn ở các bài viết sau với các chủ đề kỹ thuật qua góc nhìn mới có giá trị thực tiễn trong đời sống hơn mà con đường này thì khá dài cỡ … Tour de France, còn bản thân thì vẫn loay hoay mãi với câu hỏi ,phãi chăng vũ trụ chúng ta chĩ là tế bào của một cái gì đó rộng lớn hơn, mà với tác động cũa nó đã sắp xếp huyền diệu cái bộ máy tinh vi của thế giới tự nhiên một cách chính xác như được lập trình sẵn, không có chút sai sót hoặc bất hợp lý một cách lạ lùng này ….! Và thực sự đó là cái gì ?

(Hết)

Eahleo, Daklak ngày 3/6/2010
Đặng Ngọc Thủy
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
tai-viet tai-viet đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bài viết mang quan điểm riêng của tác giả Đặng Ngọc Thủy. Các bạn cùng thảo luận nhé!
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.