Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Thảo luận chung về Hệ Mặt Trời

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đây là đề tài các bạn tham gia thảo luận trong tháng 11 ,đề tài các bạn thảo luận vè Thái Dương Hệ ,mong các bạn tham gia .
Đây là bài viết mang tính chất gợi ý thông tin:

VŨ TRỤ VÀ CÁC THIÊN THỂ
Khám Phá Bí Ẩn Của Bầu Trời Để Kám Phá Sức
Mạnh Của Bản Thân !
PAC
Sơ lược về cấu tạo vũ trụ
Để tìm hiểu cấu tạo vũ trụ ,trước hết ta nêu một số đơn vị thường dùng để đo khoảng cách .
Kilomet (km).
Đơn vị thiên văn (đvtv) = 149,598 triệuKm Đó là khoảng cách giữa trái đất và mặt trời .
Năm ánh sáng(nas) =9460 tỉ Km
Pasces = 3,2615năm ánh sáng .
Kính thiên văn hiện đại hubble của trái đất có thể chục được những bức ảnh xa chúng ta 14 tỉ năm ánh sáng ,ngoài đó vẫn còn có những thiên hà. Vậy vũ trụ rộng vô hạng !
Vũ trụ được cấu tạo bằng vật chất dưới nhiều dạng bao gồm hàng trăm tỉ thiên hà , mỗi thiên hà gồm hàng trăm tỉ sao như mặt trời , mỗi sao có thể có nhiều hành tinh (Sao,từ nay chúng ta gọi Sao để chỉ các hành tinh như Sao mộc,Sao thổ..còn sao để chỉ những ngôi sao như mặt trời)không tự phát sáng . Chỉ có các sao mới phát sáng và phát nhiệt .Có những sao rất sáng gấp hàng trăm đến hàng vạn lần mặt trời , thậm chí hàng triệu lần mặt trời .Những sao có cường độ sáng thấp gọi là sao lùn, có những sao lùn chỉ có cường độ sáng bằng một vài phần mấy vạn cường độ ánh sáng mặt trời .Những sao nhỏ bé này có tên gọi chung là sao lùn trắng , có bức xạ chỉ nhỏ bằng một phần mấy vạn cường đọ ánh sáng mặt trời và kich thướt chỉ nhỏ bằng một phần mấy chục trái đất , nhưng chúng lai rất nặng (1c của sao đó có thể nặng từ hàng chục kg đén hàng nghìn tấn).Năm1967 người ta phát hiện được sao có bán kính 10 km,nhưng khối lượng riêng còn lớn hơn khối lượng riêng cua sao lùn trắng rất nhiều,đó là sao nơtrơn.Sao nơtrơn có đặt điểm là không ngừng phát sóng điện từ với cường độ lớn .Trong 1 giây sao nơtrơn phát ra năng lượng điện khổng lồ tương ứng với địện năng toàn trái đất dùng hàng tỉ năm .Hiện nay phát hiện được 300 sao loại này .Ngoài ra trong vũ trụ còn có các thiên thể hình dáng giống như những đám mây,gọi là các tinh vân .Chúng gồm nhiều khối khí và bụi vũ trụ tạo thành,thí dụ tinh vân tiên nữ,tinh vân cua.
Trong các sao của vũ trụ,có những sao mới được tạo thành còn rất trẻ,nhưng cũng có những sao rất già bị suy sụp và trở thành nhữnh lỗ đen( blackholes).Các lỗ đen có mật độ khối lượng cực kỳ lớn,nên trường hấp dẫn của chúng cực kì mạnh.Chúng hút bất cứ dạng vật chất nào tới nó,kể cả ánh sáng.Người ta đoán nhận còn 1 dạng vật chất nữa cấu tạo nên vũ trụ .Đó là vật chất tối (Dark matter).Dạng vật chất này không nhìn thấy được,vì chúng không phát bức xạ .Nó chiếm tới trên 90% vật chất trong vũ trụ .Vấn đề vật chất tối được đặt ra sau khi 1 số các nhà vật lí thiên văn nhận định rằng,sự tự quay và chuyển động của các thiên hà trong quần thể thiên hà không giải thích được bằng lực hấp dẫn của vật chất quan sát thấy.Những lỗ đen cũng là 1 thành phần của chất tối .Nhân đây,cũng cần nói thêm rằng 1 trong những thành phần của chất tối có thể là những sao lùn nâu .Loại thiên thể này ở trong trạng thái nữa sao,nữa hành tinh chúng chỉ nặng bằng 1/1000 mặt trời những kích thước vào cỡ hành tinh của mặt trời,bằng hành tinh mộc chẳng hạn.Vì khối lượng quá nhỏ nên sao lùn nâu không tạo được những phản ứng nhiệt hạch , mà chỉ phát ra một ít bức xạ trong vùng hồng ngoại .Một số nhà thiên văn cho rằng những đám khí rất lạnh,nhiệt độ 3k, trong đó chủ yếu chỉ có phân tử hidro,cũng có thể là những chất tối trong vùng cầu bao quanh các thiên hà .Nhiều nhà vật lí các hạt cơ bản còn cho rằng có những hạt cơ bản kì lạ chưa tìm thấy ,hoặc các hạt notrinô,nếu chúng có khối lượng,cũng có thể là những thành phần của chất tối .Vấn đề về sự tồn tại của chất tối vẫn dang được tranh luận sôi nỗi .
Dải ngân hà mà ta nhìn thấy trên bầu trời là 1 trong những thiên hà,chỉ khác là trong ngân hà có hệ mặt trời và trái đất chúng ta .Người ta ước lượng rằng cứ 50 100 năm lại có 1 lần sao nổ trong Ngân hà.Những sao khổng lồ đến giai đoạn cuối cùng trong quá trình tiến hóa thì sụp đổ biến thành sao siêu mới .Khi bùng nổ siêu sao mới sáng bằng hàng chục mặt trời , năng lượng phát ra tương đương bằng bom nguyên tử 2000 tấn TNT thả xuống Hirosima .Khi sao bùng nổ,khí và bụi bay ra ngoài,còn lõi sao co lại và tạo ra 1 sức ép rất mạnh làm cho electrôn thấm vào hạt nhân kết hợp với proton thành nơtron
P +e n
Trung tâm lõi sao nơtron (n)biến thành chất siêu lỏng không nhớt .Sao nơtron có mật độ khối lượng rất lớn (1 nặng hàng tỉ tấn ).Sao nơtron tự quay rất nhanh 640 vòng /s rất ổn định .Sao nơtron quay và tạo ra 1 điện trường làm tăng tốc độ các hạt mang điện như electron ,iôn đến vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng .Nhũng hạt này tập trung ở hai vùng cực của sao và bị bẩy trong từ trường .Bức xạ phát ra trong 1 chóp nón có góc rất nhỏ theo hướng trục từ trường .Tia bưc xạ quay theo Sao như 1 hải đăng phát xung thiên thể này được goi là pulsar ( pulsating star)sao xung .Pulsar có 1 nhịp quay chính xác sai vài phần triệu giây trong 1 năm , nó được gọi là đồng hồ thiên nhiên chính xác
Ngoài thiên hà của chúng ta , còn có những thiên hà rất xa trông như một đóm lờ mờ được nhìn thấy trong viên kính .Còn ngôi sao là những điểm sáng .Quasar (quasi-stellar object) đó là những vật ngần như sao trong thiên hà .Độ dịch chuyển về phía đỏ của quasar rất cao ,tức là có tốc độ lùi rất lớn , chứng tỏ những thiên thể này ở ngoài thiên hà chúng ta và cách xa rất nhiều .
Về mặt hình thức ,hubble chia các thiên hà làm 3 loại :
Loại 1 : những thiên hà dẹp có dạng những cánh tay xoắn ốc như thiên hà của chúng ta , gọi là “thiên hà xoắn ốc “.
Loại 2: những thiên hà hình elip ko dẹp bằng thiên hà xoắn ốc và ko có tay , gọi là thiên hà elip
Loại 3 : co hình dạng như những đám mây gọi là “ đám mây lớn ’’ “đám mây nhỏ ’’hay “thiên hà ko đều ’’thí dụ thiên hà Magienlăng .
Thiên hà của chúng ta còn gọi là dãy Ngân hà , có đường kính 9 vạn năm ánh sáng và nặng bằng 100 tỉ măt trời .Hệ mặt trời nằm trên một cánh tay xoắn ở rìa thiên hà cách trung tâm khoảng 3 vạn năm ánh sáng .Hệ mặt trời quay quanh tâm Ngân hà với tốc độ 250 km/h và phải 200 triệu năm mới quay hết 1 vòng quanh tâm ngân hà .
Trong hệ Ngân hà ở khoảng không gian gần hệ mặt trời trung bình mỗi sao đều cách nhau 10 năm ánh sáng .Hơn nữa các sao đều chuyển động theo 1 quy luật nhất định , nên trong hệ Ngân hà trung bình khoảng 1 tỉ tỉ năm mới xảy ra 1 lần va chạm giữa các sao .
Vũ trụ thật rộng lớn và bí ẩn ,nào hãy cùng chúng tôi bắt đầu vén mở bức màng bí ẩn này. Nào chúng ta hãy đi từ nguồn gốc của vũ trụ.
-Đầu tiên chúng ta sẻ tìm hiểu đề tài về Thái Dương Hệ. Đây là một số thông tin trích từ sách vật lý đại cương ,tập 3,nhà xuất bản giáo dục năm 2000. Các bạn đọc và nghiên cứu để có thể thảo luận trên diễn đàn của P.A.C.
Thái Dương Hệ : (Solar system)
Thái Dương Hệ hay còn gọi là hệ Mặt Trời là một ngôi sao trung bình trong dãy Ngân Hà,nó có tám hành tinh ,hàng ngàn tiểu hành tinh và hàng triệu thiên thạch.Thái Dương hệ nằm ở rìa bên trái của Ngân Hà cách trung tâm dãi Ngân Hà khoảng 3 vạn năm ánh sáng (nas,1 nas=9460 tỉ km), quay quanh Dãi Ngân Hà với vận tốc 250km/s và phải mất 200 triệu năm mới quay hết một vòng quanh tâm của Ngân Hà ( Nghỉa là từ khi loài người xuất hiện đến nay Hệ Mặt Trời vẫn chưa quay hết một vòng quanh tâm của Ngân Hà).
Thái dương hệ của chúng ta có mặt trời ,và 8 hành tinh gồm
TT Tên Số Vệ Tinh Tỷ lệ khoảng cách đến mặt trời so với trái đất Khoảng cách đến mặt trời(DVTV)
1 Sao Thủy (Mercure) 0 (0+4)/10=0.4 0.38
2 Sao Kim (Venus) 0 (3+4)/10=0.7 0.723
3 Trái Đất (Terre) 1 (6+4)/10=1 1
4 Sao Hỏa (Mars) 2 (12+4)/10=1.6 1.524
5 Vành Đai Tiểu Hành tinh (24+4)/10=2.8
6 Sao Mộc 64 (48+4)/10=5.2 5.203
7 Sao Thổ 16 (96+4)/10=10 9.539
8 Thiên Vương Tinh 1 (192+4)/10=19.6 19.18
9 Hải Vương Tinh (384+4)/10=38.8 30.07
Ngoài ra trong hệ mặt trời chúng ta còn có hàng ngàn các thiên thể ,thiên thạch và các sao chổi ,các lớp bụi và khí.
Trong Hệ mặt trời thì mộc tinh là hành tinh lớn nhất và hành tinh nhỏ nhất là sao thủy ,với đường kính tương ứng là :149600/4878 Km
Dự kiến 5 tỉ năm nữa mặt trời của chúng ta sẻ tiêu hết năng lượng và sẻ sụp đổ thành sao lùn trắng. và sự sống trên trái đất sẻ biến mất ..?
Vậy thì Thái dương hệ được hình thành như thế nào ,ra đời từ đâu? Bạn biết gì nhiều về Thái dương hệ và các hành tinh,Sự sống hình thành từ đâu ?..có rất nhiều điều thú vị đang chờ các bạn .Nào bây giờ hãy cùng chúng tôi thảo luận vấn đề này bằng hai cách
- Tham gia diễn đàn www.phobachkhoa.com ,vào box CLB thiên văn ,trong mục thảo luận các đề tài thiên văn của PAC.
- Đưa ra ý kiến trực tiếp của mình trong các buổi sinh hoạt Định kỳ của PAC.
- Chúng tôi sẻ tổng hợp ý kiến của các bạn lại và đóng thành tài liệu cho mọi người cùng chia sẻ ,vậy mong mọi người tham gia đầy đủ
BCN PAC


* Bài gửi của bkd_tech tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Biết thảo luận gì đây nhỉ..??Cho anh em coi cái cái hình nè

* Bài gửi của aiHung_Champion tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
tamexim tamexim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

hic cái hình này là cái hình trong bài viết về việc xét tư cách sao diêm vương có đáng để gọi là một hành tinh hay không và kết quả là nó đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời và Sao Diêm Vương được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh mô tả năm 1930, giờ đây sẽ được xem là một "hành tinh lùn".

Ngắm sao là một điều rất tuyệt vời, còn gì tuyệt hơn khi bạn chỉ cho người yêu những chòm sao, những vì sao và kể cho họ nghe những câu chuyện liên quan về chúng. đề nghị thảo luận về cách nhận biết các vì sao trên bầu trời đêm đà nẵng trong tháng 11 đi. nếu có truyện về những vì sao ấy thì càng hay. hehe. học là chín nhưng tán gái là 10

* Bài gửi của 123...321 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lịch sử Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 5 tỷ năm, với sự hình thành từ một đám mây thể khí gọi là đám bụi Mặt Trời, theo giả thuyết được đưa ra lần đầu tiên năm 1755 bởi Immanuel Kant và được trình bày một cách độc lập bởi Pierre-Simon Laplace.

Để tính ra tuổi Hệ Mặt Trời, có thể đo lượng còn lại của các đồng vị phóng xạ không bền vững không có nguồn sinh ra liên tục sau khi Hệ Mặt Trời hình thành. Bằng cách quan sát xem các đồng vị này đã suy giảm đến mức độ nào, đồng thời biết được chu kỳ bán rã của chúng, có thể tính ra tuổi của chúng. Những hòn đá cổ nhất trên Trái Đất ước tính 3,9 tỷ năm tuổi, tuy nhiên rất khó để tìm được những hòn đá đó vì Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi bề mặt của nó. Các thiên thạch, vốn được hình thành trong giai đoạn ban đầu của đám bụi Mặt Trời, được tìm thấy có tuổi già nhất là 4.6 tỷ năm, suy ra Hệ Mặt Trời đã được hình thành từ cách đây ít nhất 4.6 tỷ năm.

Đám bụi Mặt Trời ban đầu có hình dáng gần giống hình cầu, đường kính 100 AU và có khối lượng bằng 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời. Theo thời gian, một sự nhiễu loạn, có thể một siêu sao mới (supernova) bên cạnh, gây sóng hấp dẫn xung kích vào không gian của đám bụi, làm nén đám bụi này, đẩy vật chất của nó sâu vào bên trong, tới lúc lực hấp dẫn vượt qua áp suất khí bên trong và nó bắt đầu sụp đổ.

Khi đám bụi sụp đổ, nó giảm kích thước, điều này làm nó xoay tròn nhanh hơn để bảo toàn mô men động lượng. Các định luật cơ học cho thấy kết quả của các lực hấp dẫn, áp suất khí và lực ly tâm trong chuyển động quay khiến cho đám bụi bắt đầu trở nên dẹt thành hình một cái đĩa quay tròn với một chỗ phình lên ở giữa, gọi là đĩa bụi Mặt Trời. Mặt phẳng trung bình của đĩa bụi này rất gần với mặt phẳng hoàng đạo sau này.

Khi đĩa bụi Mặt Trời trở nên đặc hơn, một hình thức đầu tiên của sao trung tâm (tức Mặt Trời sau này) được tạo thành ở giữa, gọi là tiền Mặt Trời. Hệ này được sự ma sát của các viên đá va chạm vào nhau làm nóng lên. Những nguyên tố nhẹ hơn như hiđrô và hêli thoát khỏi phần tâm và tràn ra phía rìa ngoài của đĩa, để lại các nguyên tố nặng tập trung bên trong, hình thành bụi và đá ở trung tâm. Các nguyên tố nặng hơn kết thành khối với nhau để tạo thành các tiểu hành tinh và các tiền hành tinh. Ở vùng ngoài của tinh vân này, băng và các khí dễ bay hơi còn tồn tại, và như một kết quả, các hành tinh bên trong là đá và các hành tinh bên ngoài có đủ khối lượng để giữ lại lượng lớn các khí nhẹ, như hiđrô và hêli.

Sau 100 triệu năm, áp suất và sự dày đặc của hiđrô ở trung tâm của đĩa bụi sụp đổ trở lên đủ lớn để tiền Mặt Trời duy trì các phản ứng nhiệt hạch. Kết quả của việc này, hiđrô bị biến thành hêli trong các phản ứng đó, và một lượng lớn nhiệt được toả ra.

Trong thời gian đó, tiền Mặt Trời biến thành Mặt Trời và các tiền hành tinh và tiền tiểu hành tinh biến thành các hành tinh thông qua sự tập trung dần dần khối lượng. Tất cả các hành tinh được hình thành trong một thời gian ngắn, khoảng vài triệu năm. Chúng đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng trung bình của đĩa bụi ban đầu; nghĩa là mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) cũng nằm gần mặt phẳng trung bình này và gần với các mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh khác

* Bài gửi của nhanthienthan tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
photodecor photodecor đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 94
Mặc định

Có một truyền thuyết kể rằng: khi tất cả 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời ( giờ là 8 ) nằm trong cùng một đường thẳng thì đó là ngày tận thế của thế giới !Có ai tin ko

* Bài gửi của nhanthienthan tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người ta phát hiện ra Pluto từ năm 1930 và gọi đó là hành tinh thứ 9. Thậm chí có lúc nó còn gần mặt trời hơn cả Néptun nên có giai đoạn nó là thứ 8. Nhưng sau này, với thiết bị tối tân hơn, các nhà thiên văn học còn phát hiện ra một số vật thể khác giống như Pluto quay quanh mặt trời ở ngoài Néptun, thậm chí còn to hơn như là Eris, nếu vậy cũng phải gọi chúng là các hành tinh. Vậy thì hệ mặt trời sẽ bị loãng quá, mà không gọi thì oan cho chúng, nên họ đành gọi tất cả là hành tinh lùn. Như vậy sau hơn 70 năm có được vinh dự là một hành tinh, Pluto lại chở lại chính mình, nhưng nó thực ra cũng chưa kịp quay hết 1/3 vòng quanh mật trời trong sự vinh dự ấy.

* Bài gửi của nhanthienthan tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
thuan-phuong thuan-phuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 101
Mặc định

Có khi nào mà các hành tinh của Hệ Mặt Trời đều cùng năm trên 1 đường thẳng? Hay ít nhất là Mặt Trời, sao Thủy, sao Kim, Mặt Trăng, Địa Cầu, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ cùng nằm trên 1 đường thẳng? Nếu có thì hiện tượng này đã từng xảy ra vào thời điểm nào? và sau này bao giờ lại xảy ra nữa? 10:14, ngày 16 tháng 10 năm 2006 203.160.1.47!!!!!! Cho nên dù truyền thuyết trên có đúng đi chăng nữa thì chả ai còn sống mà chứng kiến ngày tận thế phải ko ?

* Bài gửi của nhanthienthan tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
cpthienhoa cpthienhoa đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

có thật ko đó tui vôn bất tử ko bít có để xem ko ta . Ai đọc ở đâu xin cho link để tui coi thử cho bít . Chứ nói ko ai tin >
Xin cảm trước vì thông tin thú vị này
Vũ trụ là vô cùng
Nhưng tình người là bất tận

* Bài gửi của mussolini tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

bác nào cho em biét xem chuyển động theo hình nón của trái đất là gì nao???

* Bài gửi của nvl_8x tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 27-08-2012, 09:32 AM
hungbaoco hungbaoco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 117
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

oái, người ta post bài tùm lum mà mang tiếng trưởng nhóm kiến thức vẫn chưa có bài quái nào cả, coi zậy thì không hay cho lắm nhỉ, mà có phải ý bạn là chuyển động quay của trục trái đất không nhỉ.
Nếu đúng thì cho mình giải thích luôn nhá, đây hiện tượng trục của vật thể quay "lắc lư" khi chịu tác động của mô men lực, hiện tượng này rất phổ biết trong các con quay. Nếu vận tốc góc và mô men lực là các hằng số, thì trục quay của vật sẽ vạch ra trong không gian một hình nón. Trái Đất của chúng ta cũng là một con quay và nó không có dạng hình cầu hoàn hảo, ngoài ra nó còn chịu tác động của lực hút của các thiên thể khác trong hệ mặt trời, lực thủy triều, lực do va chạm với các tiểu hành tinh, đã làm cho trục quay của Trái Đất lắc lư. Trục quay quay được một vòng khoảng 25.800 năm, và chính điều này đã làm cho Sao Bắc Cực của chúng ta không giống sao bắc cực của người Ai Cập cổ và cũng không giống sao bắc cực tương lai. Hiện tại, sao bắc cực của chúng ta có tên Polaris, nhưng khoảng năm 3000 TCN, người Ai Cập khi xây dựng Kim Tự Tháp đã không hướng về nó mà về phía sao Thuban trong chòm Draco; các nhà khoa học dự đoán khoảng năm 14.000, sao bắc cực sẽ là ngôi sao vô cùng nổi tiếng là Chức Nữ (Vega) trong chòm Lyra


* Bài gửi của duyb7 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.