Bản chất của các điểm này là khi vật thể ở các điểm đó (thiên thể, vệ tinh nhân tạo..) thì nó sẽ xem như đứng yên so với hệ 2 vật thể khác (hệ MT-TD. TD- Mặt Trăng,...). Nhưng các vật thể thì không đứng yên trong vũ trụ, chẳng hạn như hình trên, TĐ quay quanh mặt trời với chu kỳ xác định. Do vậy, các điểm L cũng phải quay với 1 chu kỳ xác định sao cho khoảng cách từ điểm L đến Trái đất và Mặt trời là không đổi theo thời gian.
Vậy, để tìm ra những điểm này, ta sẽ tìm những điểm mà có cũng 1 tốc độ góc quay quanh măt trời giống như trái đất. Như ta đã biết, theo định luật III của Kepler,
Bình phương chu kỳ chuyển động của một hành tinh thì tỷ lệ với lập phương bán trục lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó.. có thể hiểu nôm na rằng, những vật thể ở trong trái đất (có bán kính quỹ đạo nhỏ hơn) sẽ có chu kỳ quay quanh mặt trời ngắn hơn (chuyển động nhanh hơn để thằng lực hấp dẫn của MT để vật thể không bị rơi vào MT) và ngược lại. Vậy nên mỗi điểm khác nhau trong hệ MT sẽ có chu kỳ quay khác nhau, và không có điểm nào là cùng chu kỳ quay với TĐ. Tuy nhiên, sự tương tác hấp dẫn giữa các vật thể lại có thể tạo ra những điểm đó.
Xét các điểm nằm trên đường thẳng MT-TĐ, đầu tiên là điểm L1:
- Điểm L1 nằm giữa TĐ và MT nên nó quay quanh mặt trời nhanh hơn TĐ(giống Sao Kim với TĐ), tuy nhiên, với tỉ lệ khoảng cách nào đó (gần TĐ, xa MT) thì điểm này hoàn toàn có thể quay cùng chu kỳ với TĐ. Khi vật thể ở gần trái đất, nó chịu 1 lực hấp dẫn của TĐ, lực này có xu hướng kéo vật thể về phía TĐ (tuy nhiên lực này k đủ lớn để kéo vật thể quay tròn quanh TĐ do lực hấp dẫn của MT lớn hơn). Vì bị lực hấp dẫn của TĐ tác dụng nên vật thể sẽ quay chậm lại (giống như ta kéo tay 1 người đang chạy, vận tốc người đó sẽ giảm), với 1 khoảng cách xác định, lực hấp dẫn của TĐ có thể kéo vật thể quay cùng chu kỳ với nó.
- Điểm L2, do nó ở xa MT hơn trái đất, chu kỳ nó sẽ chậm hơn (giống Sao Hỏa với TĐ) , tuy nhiên TĐ cũng tác dụng 1 lực hấp dẫn lên điểm này, và lực này kéo nó về phía TĐ, lực hấp dẫn của TĐ sẽ bù thêm vào lực hấp dẫn của MT (cùng phương cùng hướng) khiến vật thể sẽ quay nhanh hơn, làm cho chu kỳ của nó cũng tương đương với chu kỳ TĐ.
Công thức tính khoảng cách các điểm đó: chúng ta có thể tham khảo nhưng không đi sâu tìm hiểu
[latex]r\approx R\sqrt[3]{\frac{M2}{3M1}}[/latex]
- L3. L4. L5 mọi người vào thảo luận tiếp, đi họp cái đã
![Big Grin](images/smilies/biggrin.gif)