Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
benco_group benco_group đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định Điểm Lagrange là gì ????????

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hôm trước chúng ta đã thảo luận về Analemma - số 8 kì diệu.
Và một chủ đề khá hay đó là điểm Lagrange. Chúng ta thường chỉ biết đến L2 nhưng thực ra Lagrage có tất cả 5 điểm: L1, L2, L3, L4, L5.
Vậy ai có thể nêu đặc điểm của từng điểm đó, vị trí của nó trong không gian, và lợi ích của nó trong các chuyến du hành không gian.

Nào mọi người chủ đề hay đây !!!!!!!!!!!!!

:c38::c38::c38::c38::c38::c38:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
khanhgiaco khanhgiaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chủ thớt cho thêm một số gợi ý để anh em dễ thảo luận :d Thú thiệt là anh còn mơ hồ về cái điểm Lagrange đó là gì và tại sao phải nghiên cứu nó
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 119
Mặc định

Thứ nhât. vị trí của những điểm đó ở đâu? đặc điểm của nó?
Thứ hai. tác dụng đặc biệt của nó là gì? giúp ích được gì trong TVH ko?
Dẫn chứng là kính viễn vọng không gian Jame Web sắp tới sẽ được được phóng lên không gian tại điểm L2 !!!!!!!!! nhưng theo em biết có đến 5 điểm Lagrange !
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
vinatex vinatex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mở đầu sẽ là định nghĩa điểm Lagrange :



Các điểm Lagrange (IPA: [lə.'grɒn.dʒi.ən] hay [la.'grã.ʒi.ən]; cũng gọi là L-point, hay điểm đu đưa), là năm vị trí trong không gian liên hành tinh nơi một vật thể nhỏ chỉ bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn về lý thuyết có thể đứng yên so với hai vật thể lớn hơn (như một vệ tinh so với Trái đất và Mặt trăng). Chúng tương tự với các quỹ đạo địa tĩnh theo đó chúng cho phép một vật thể luôn nằm ở một vị trí xác định trong vũ trụ chứ không phải là một quỹ đạo theo đó nó luôn thay đổi vị trí liên tục.
Một định nghĩa chính xác hơn về mặt kỹ thuật là các điểm Lagrange là các tình trạng yên tĩnh của các vòng tròn bị hạn chế luận đề ba vật thể. Ví dụ, có hai vật thể quay theo quỹ đạo tròn xung quanh một khối lượng vật thể trung tâm, có năm điểm trong không gian nơi một vật thể thứ ba, hay một khối lượng không đáng, có thể hiện diện và giữ nguyên vị trí tương đối của nó so với hai vật thể lớn kia. Như được thấy trong một cơ cấu tham khảo mà sự quay của nó có cùng thời gian với hai vật thể cùng quỹ đạo ở trên, trường hấp dẫn của hai vật thể lớn tổng hợp lại với một lực ly tâm cân băng tại các điểm Lagrange, cho phép vật thể thứ ba nằm yên so với hai vật thể kia.
Hơi khó hiểu ! ai giải thích rõ hơn giùm !
:c36::c36::c36:
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
minhduongf minhduongf đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Bản chất của các điểm này là khi vật thể ở các điểm đó (thiên thể, vệ tinh nhân tạo..) thì nó sẽ xem như đứng yên so với hệ 2 vật thể khác (hệ MT-TD. TD- Mặt Trăng,...). Nhưng các vật thể thì không đứng yên trong vũ trụ, chẳng hạn như hình trên, TĐ quay quanh mặt trời với chu kỳ xác định. Do vậy, các điểm L cũng phải quay với 1 chu kỳ xác định sao cho khoảng cách từ điểm L đến Trái đất và Mặt trời là không đổi theo thời gian.
Vậy, để tìm ra những điểm này, ta sẽ tìm những điểm mà có cũng 1 tốc độ góc quay quanh măt trời giống như trái đất. Như ta đã biết, theo định luật III của Kepler, Bình phương chu kỳ chuyển động của một hành tinh thì tỷ lệ với lập phương bán trục lớn của quỹ đạo elip của hành tinh đó.. có thể hiểu nôm na rằng, những vật thể ở trong trái đất (có bán kính quỹ đạo nhỏ hơn) sẽ có chu kỳ quay quanh mặt trời ngắn hơn (chuyển động nhanh hơn để thằng lực hấp dẫn của MT để vật thể không bị rơi vào MT) và ngược lại. Vậy nên mỗi điểm khác nhau trong hệ MT sẽ có chu kỳ quay khác nhau, và không có điểm nào là cùng chu kỳ quay với TĐ. Tuy nhiên, sự tương tác hấp dẫn giữa các vật thể lại có thể tạo ra những điểm đó.
Xét các điểm nằm trên đường thẳng MT-TĐ, đầu tiên là điểm L1:
- Điểm L1 nằm giữa TĐ và MT nên nó quay quanh mặt trời nhanh hơn TĐ(giống Sao Kim với TĐ), tuy nhiên, với tỉ lệ khoảng cách nào đó (gần TĐ, xa MT) thì điểm này hoàn toàn có thể quay cùng chu kỳ với TĐ. Khi vật thể ở gần trái đất, nó chịu 1 lực hấp dẫn của TĐ, lực này có xu hướng kéo vật thể về phía TĐ (tuy nhiên lực này k đủ lớn để kéo vật thể quay tròn quanh TĐ do lực hấp dẫn của MT lớn hơn). Vì bị lực hấp dẫn của TĐ tác dụng nên vật thể sẽ quay chậm lại (giống như ta kéo tay 1 người đang chạy, vận tốc người đó sẽ giảm), với 1 khoảng cách xác định, lực hấp dẫn của TĐ có thể kéo vật thể quay cùng chu kỳ với nó.
- Điểm L2, do nó ở xa MT hơn trái đất, chu kỳ nó sẽ chậm hơn (giống Sao Hỏa với TĐ) , tuy nhiên TĐ cũng tác dụng 1 lực hấp dẫn lên điểm này, và lực này kéo nó về phía TĐ, lực hấp dẫn của TĐ sẽ bù thêm vào lực hấp dẫn của MT (cùng phương cùng hướng) khiến vật thể sẽ quay nhanh hơn, làm cho chu kỳ của nó cũng tương đương với chu kỳ TĐ.
Công thức tính khoảng cách các điểm đó: chúng ta có thể tham khảo nhưng không đi sâu tìm hiểu
[latex]r\approx R\sqrt[3]{\frac{M2}{3M1}}[/latex]

- L3. L4. L5 mọi người vào thảo luận tiếp, đi họp cái đã
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
chinhanh_fipexim chinhanh_fipexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

NHững thiên thể nổi bật tại các điểm Lagrange đối với các hành tinh trong Hệ Mặt Trời ?
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

L3
Điểm L3 nằm trên đường thẳng được xác định bởi hai vật thể lớn, gần hơn về phía vật thể lớn hơn của hệ.
Ví dụ: Điểm L3 trong hệ Mặt trời–Trái đất nằm ở phía đối diện của Mặt trời, hơi xa hơn so với khoảng cách của Trái đất, nơi tổng lực kéo của cả Trái đất và Mặt Trời khiến vật thể bay trên quỹ đạo có cùng thời gian quỹ đạo với Trái đất. Điểm L3 của Mặt trời–Trái đất là vị trí thường được dùng để đặt một "Counter-Earth" trong khoa học viễn tưởng và trong các cuốn sách vui.
[sửa]L4 và L5
Các điểm L4 và L5 nằm tại điểm thứ ba của một tam giác đều với cạnh được xác định bởi hai vật thể, như các điểm phía trước, hay phía sau, vật thể nhỏ hơn trên quỹ đạo của nó quanh vật thể lớn.
Các điểm L4 và L5 thỉnh thoảng được gọi là các điểm Lagrange tam giác hay các điểm Trojan.

Ví dụ: Điểm L4 và L5 của Mặt trời–Trái đất là các điểm nằm 60° phía trước và 60° phía sau Trái đất trên quỹ đạo của nó quanh Mặt trời. Các điểm này có chứa bụi liên hành tinh. Các điểm L4 và L5 của Mặt trời–Sao mộc là nơi có các tiểu hành tinh trojan.
Lý thuyết vụ va chạm lớn cho rằng một vật thể tên là Theia được hình thành tại điểm L4 hay L5 và đã va chạm với Trái đất sau khi quỹ đạo của nó mất ổn định, tạo nên Mặt trăng.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong hệ Mặt trời–Sao Mộc có hàng ngàn tiểu hành tinh, thường được gọi là các tiểu hành tinh Trojan, nằm trên các quỹ đạo xung quanh các điểm L4 và L5 của hệ. Ta cũng có thể thấy các vật thể khác trong hệ Mặt trời–Sao Thổ, Mặt trời–Sao Hoả, Sao Mộc–vệ tinh Jovian, và Sao Thổ-hệ thống vệ tinh Sao Thổ. Chúng ta chưa phát hiện thấy các vật thể lớn tại các điểm Trojan của hệ Mặt trời–Trái đất, nhưng các đám mây bụi bao quanh các điểm L4 và L5 đã được phát hiện trong thập kỷ 1950. Các đám mây bụi, được gọi là các đám mây Kordylewski, thậm chí còn mờ nhạt hơn cả gegenschein, chúng cũng hiện diện tại các điểm L4 và L5 của hệ Trái đất–Mặt trăng.
Mặt trăng Tethys của Sao Thổ có hai mặt trăng nhỏ tại các điểm L4 và L5 của nó, là Telesto và Calypso. Mặt trăng Dione của Sao Thổ cũng có hai mặt trăng cùng quỹ đạo là Helene tại điểm L4 và Polydeuces tại điểm L5. Các mặt trăng lang thang theo góc phương vị quanh các điểm Lagrange, và Polydeuces có độ lệch hướng lớn nhất, lên tới 32 độ từ điểm L5 của hệ Sao Thổ–Dione. Tethys và Dione có khối lượng gấp hàng trăm lần so với những vật thể "hộ tống" của nó (xem các bài viết về mặt trăng để có con số kích thước chính xác; trong nhiều trường hợp không có các con số khối lượng), và Sao Thổ còn có khối lượng lớn hơn nữa, giúp toàn hệ hệ thống được ổn định.
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

gegenschein là gì?



Độ lệch lớn đến vậy sao lại được coi là nằm ở điểm Lagrange được nhỉ ?
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 27-08-2012, 09:25 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Có thể là tùy vào từng hành tinh nữa anh :| . cái này khó hiểu vật, thông tin thì ít tìm mãi ko cóa @@
:c12:
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.