Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định Night in Sky - Quan sát bầu trời hằng đêm!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Night in sky là tài liệu nói về các sự kiện thiên văn diễn ra trong ngày, qua tài liệu này bạn đọc có thể tìm hiểu, quan sát bầu trời hằng đêm và các sự kiện đáng nhớ của thiên văn học. Bắt đầu từ ngày 20/09/2008 Ban anh ngữ CLB Thiên văn bách khoa sẻ dịch tài liệu này và post lên để các bạn cùng tham khảo, cùng với chúng tôi, đón nhận và quan sát bầu trời hằng đêm với night in sky nhé!

Thứ bảy, 20/09.

Đêm nay vào năm 1984, kính thiên văn Schmidt 48 inch đặt tại Mt. Palamar đang bận bịu chụp hình. Thước phim đầu tiên của nó được phơi sáng bởi chính người đã mài và đánh bóng cái thấu kính hiệu chỉnh của chiếc kính ? Don Hendricks. Những tác phẩm được chọn của ông được tái hiện trong mẫu 18 của bản đồ Thiên hà Hubble. Và tối nay chúng ta hãy thử bắt chước cách quan sát của ông để ngắm nhìn thiên hà xinh đẹp Andromeda (M31).


kính thiên văn Schmidt 48 inch đặt tại Mt. Palamar

Những nhà thiên văn không chuyên nhiều kinh nghiệm có thể ngay lập tức chỉ lên trời và cho bạn biết vị trí của M31, nhưng có lẽ bạn không phải nhọc công tìm kiếm nó. Bạn tin không? Đây là thiên hà có thể dễ dàng nhìn thấy được ngay cả dưới ánh trăng. Một cách đơn giản, hãy xác định những ngôi sao xếp thành hình viên kim cương lơn, đó chính là Hình Vuông lớn của chòm Phi Mã. Ngôi sao ở cực Bắc là ngôi Alpha, chúng ta sẽ bắt đầu nhảy cóc từ đây. Tiếp tục với chuỗi sao hướng Bắc, hãy tìm 1 ngôi sao tương đối sáng cách ngôi Alpha 4 ngón tay. Ngôi tiếp theo cách khoảng 3 ngón tay nữa. Chúng ta đã gần đến nơi rồi đấy. Thêm 2 ngón tay nữa về hướng Bắc, bạn sẽ thấy 1 ngôi sao mờ và trong có vẻ như có 1 vết gì đó bên cạnh nó. Hãy đưa ống nhòm của bạn về hướng đó, nếu trời không mây thì nó chính là thiên hà Andromeda.


Thiên hà Andromeda, được ghi lại từ kính trên

Bây giờ hãy giữ ống nhòm hoặc kính thiên văn của bạn ở hướng đó. Có lẽ là 1 trong những thiên hà đáng xem nhất đối với những người mới bắt đầu quan sát, M31 trải quá rộng trên bầu trời nên nó chiếm một vài trường nhìn của kính thiên văn lớn, và hơn nữa nó còn chứa đựng những cụm sao và các tinh vân với các tên gọi được liệt kê trong New general Catalog. Nếu bạn có 1 KTV to hơn 1 chút, bạn còn có thể nhìn thấy được cả 2 người láng giềng của M31 : M32 và M110. Thậm chí khi không có KTV hay ống nhòm, sẽ là 1 điều ngạc nhiên thú vị khi bạn có thể nhìn thấy 1 cái gì đó cách chúng ta hơn 2 triệu năm ánh sáng.


Bích Vân - PAC theo Night in sky
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
timber timber đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

anh cho em link download cái này được không ạ
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Thứ ba, ngày 23 tháng chín

Vào ngày này năm 1846, Johann Galle của đài quan sát Berlin đã có một phát hiện mới. Trong khi quan sát qua KTV, lần đầu tiên Galle đã nhìn thấy và xác định được Thiên Vương tinh.

Vào đêm nay, hãy chộp lấy cơ hội để ngắm cụm sao xinh đẹp nhất của bầu trời M11. Được phát hiện vào năm 1681 bở nhà thiên văn học người Đức Gottfried Kirch tại đài thiên văn Berlin, M11 sau đó được Charles Messier ghi vào danh mục vào năm 1764 và đầu tiên được đặt tên là ?Wild Ducks Cluster? (Những con vịt hoang) bởi Admiral Smyth. Đối với những KTV và ống nhòm hiện đại của chúng ta, không nghi ngờ gì về việc làm sao mà cụm sao giàu có này lại mang tên như vậy, bởi vì nó có 1 hình dạng khác biệt trông rất giống như một đàn vịt bay.


M11:The Wild Duck Cluster

Cụm sao mở tuyệt vời này chứa vài ngàn ngôi sao (khoảng 500 trong số chúng có độ sáng 14 hay hơn nữa) có độ tuổi xấp xỉ 250 triệu năm. M11 dễ dàng được định vị sau khi đã xác định được ngôi Altair, ngôi sao sáng nhất trong chòm Aquila. Bằng cách đếm 2 ngôi sao xuống đến fần thân của Aquila và dừng lại ở ngôi Lamda bạn sẽ tìm thấy ngôi sao dẫn đường của chúng ta. Gần ngôi Lamda bạn sẽ thấy 3 ngôi sao, ngôi ở giữa là Eta Scuti. Bây giờ chỉ việc hướng ống nhòm của bạn vào đó. Ngay cả ống nhòm nhỏ cũng sẽ ko có vấn đề gì khi tìm kiếm M11, nhưng đối với một KTV thì sẽ phải phân tích được từng ngôi sao một. Độ mở của KTV càng lớn thì càng nhiều sao lộ diện hơn ở vùng trung tâm của tất cả các cụm sao mở. Bây giờ hãy chộp lấy cái chăn và ngả lưng để ngắm mưa sao băng Alpha Aurigid. Hãy thư giãn và hướng về phía Đông Nam và tìm điểm phát mưa gần ngôi Capella. Tốc độ rơi là khoảng 12 ngôi/giờ, chúng bay rất nhanh và để lại vệt dài. Chúc các bạn ngắm sao vui vẻ.

Bích Vân-Theo The Night in Sky
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thứ 6 ngày 3 tháng 10

Tối nay chúng ta sẽ bắt đầu trên bề mặt Mặt Trăng và đi tới rìa Đông Nam để xem một miệng núi lửa lạ. Được đặt tên theo nhà thực vật học người Pháp Jean-Baptiste Boussingault, miệng núi lửa hình elip này thực sự trải dài một đường kính lên đến 71 km. Điều gì làm miệng Boussingault kì lạ đến nối mà nó có miệng núi lửa lớn của chính mình ở bên trong. Sự hình thành của "cặp nhẫn" này tạo cho nó một có một không hai rất đáng thời gian quan sát của bạn.


Boussingault

Bây giờ hãy đợi cho Mặt Trăng xoay về hướng Tây một chut và chúng ta sẽ trở lại chòm Pegasus và tinh vân M15. Mặc dù bầu trời không sáng lắm nhưng bạn có thể hài lòng quan sát vẻ đẹp của M15 qua ông nhòm hoặc kính thiên văn ở bất kì cỡ nào.


M15

Bạn có thể tìm thấy dễ dàng chỉ khoảng 2 lần chiều rộng ngón tay hướng Tây Bắc của chòm Epsilon Pegasi - Enif đỏ (RA 21 29 58 Dec + 12 11 00). Với độ sáng biểu kiến khoảng 6.4, chúng ta sẽ tìm thấy một nhóm sao chật khá thú vị. Khi độ phân giải tăng lên, ống kính sẽ chú ý sự hiện diện của một tinh vân hành tinh - Pease 1. Nguồn tia X nổi tiếng này mà bạn nhìn bằng mắt có thể có tàn dư siêu tân tinh đang cháy bên trong.

Chúng ta tới đâu rồi nhỉ? Hãy chuyển sang chòm Gamma Aquilae. Hướng về Tây Bắc của Altair, Gamma (RA 19 46 15 Dec + 10 36 47) có một cái tên rất đẹp của Tarazed và cách chúng ta 300 năm ánh sáng. Siêu sao loại K3 này sẽ có màu vàng nhạt - nhưng điều làm cho nó đặc biệt là trường năng lượng khá nhỏ !


Gamma Aquilae

Theo The Night Sky Companion
Anh Minh - PAC.News
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Chủ Nhật, ngày 5/10

Hôm nay ghi dấu ngày sinh của Robert Goddard. Sinh năm 1882, Goddard được biết đến như cha đẻ của ngành tên lửa học hiện đại. Năm 1907, Goddard trở nên nổi tiếng trước mắt công chúng khi có một đám mây khói đùn lên từ tầng hầm của tòa nhà vật lý học ở viện BK Worcestter, nơi ông đã khai hỏa 2 quả tên lửa thuốc nổ. Vào năm 1914, ông đã có bằng sáng chế về lợi ích của nhiên liệu tên lửa dạng lỏng, và mẫu thiết kê tên lửa nhiên liệu rắn 2 hay 3 thì.Công trình của ông tiếp tục khi ông tìm ra giải pháp về những công cụ phóng cao chưa từng thấy, và vào năm 1920 ông đã tưởng tượng ra những tên lửa của ông sẽ đến Mắt Trăng. Trong số những thành tựu của ông, ông đã chứng minh rằng một tên lửa có thể hoạt động trong chân không. Vào năm 1926, công cụ khoa học đầu tiên đã tiến hành điều này; năm 1932 Goddard đã chỉ đạo những chuyến bay đó. Cuộc đời nghiên cứu của ông đã diễn ra hết sức thầm lặng cho đến cái buổi bình minh của thời đại Vũ trụ, nhưng phải đến năm 1959 ( 14 năm sau khi ông qua đời), ông cuối cùng đã nhận được sự ca tụng khi trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của Nasa được thành lập dựa trên sự tưởng niệm về ông.


Robert Goddard
(Ảnh ?NASA).

Tối nay hãy bay lên Mặt trăng để khám phá quan cảnh kỳ lạ trong thấu kính ống nhòm nằm ở bờ phía Đông Bắc của Biển Serenitatis. Hãy tìm kiếm vòng tròn sáng chói của Posidoniss, nơi chưa đừng một vài điểm sáng cả bên trong và xung quanh nó. Bây giờ hãy nhìn biển Crisium và hãy cảm giác về kích cỡ của nó. Về phía Tây của Posidonius xa hơn chiều dài của Crisium 1 chút bạn sẽ bắt gặp Aristotle và Eudoxus. Đi về phía Nam cũng bằng khoảng cách đó bạn sẽ thấy miệng núi lửa nhỏ Linne sáng chói giữa bề mặt rộng lớn của biển Serenitatis. Vậy có điều gì tuyệt vời về cái chấm trắng nhỏ này? Chỉ bằng ống nhòm bạn có thể phân tích miệng núi lửa rộng 1 dặm, và nằm trong một miếng lớn chất phun trào rộng 7 dặm từ khoảng cách gần 400000 km!



Tối nay, vào năm 1923, Edwin Hubble cũng đang bận rộn khi ông ta phát hiện ra sự biến tinh đầu tiên trong thiên hà Andromeda. Phát hiện của Hubble là yếu tố quan trọng trong việc chứng minh rằng những vật thể được xếp vào nhóm tinh vân xoắn ốc là hoàn toàn độc lập và trở thành những hệ thống sao mở giống như Ngân hà của chúng ta.

Trong khi chúng ta ở ngoài trời hãy nhìn 1 chút đến sự biến tinh của sao Mira, bằng cách đi một nửa khoảng cách giữa Beta và Gamma Cyhni để tìm ngôi sao Chi.


Được ghi nhận là một biến tinh tuần hoàn thứ hai được phát hiện (bởi Gottfried Kirch vào năm 1868), Chi có thể được nhìn thấy mắt thường khi đến kỳ cực đại nhưng phải cần đến kính thiên văn khi nó ở kỳ cực tiểu. Thay đổi độ sáng liên tục từ 4 đến 12, bạn sẽ biết điều đó nếu bạn bắt gặp nó tại thời điểm sáng yếu nhất khi bạn không thể phân biệt nó với nền trời phía sau! Hãy thử sức hiểu biết của bạn về ngôi sao đỏ đáng yêu này!


Bích Vân - PAC

Theo night in sky
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
kaiser kaiser đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chủ nhật, ngày 12 tháng 10

Hôm nay vào năm 1891, Hiệp hội Thiên văn học Pháp được thành lập. Chính xác là một năm sau đó năm 1892, nhà thiên văn học vĩ đại E.E. Barnard đã miêt mài làm việc với một công cụ chụp hình mới và trở thành người đầu tiên khám phá ra một sao chổi ? 1892 V- bằng cách này. Nhưng niềm đam mê nhiếp ảnh của Barnard là chụp lại từng chi tiết của dải Ngân hà. Ngay sau khi màn đêm buông xuống, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả những kiệt tác của Barnard.

Bạn có thích ngắm nhìn những cái gì có vẻ như lờ mờ, không rõ ràng lắm không? Vậy thì tối nay chúng ta hãy bắt đầu ở bề mặt Mặt Trăng và ngắm nhìn hệ thống các vạch tia mà nguồn gốc chúng vẫn chưa được biết rõ. Bạn sẽ tìm thấy vòng tròn Bessel sáng chói gần như chính giữa biển Serenitatis, nhưng hệ thống các tia lại bắn qua cả nó. Phải chăng chúng đến từ Menelaus ở rìa của biển này? Hay từ hướng Nam xa xôi như Tycho?


Những tia Bessel - Ricardo Borba


Trong một đêm sáng trăng như đêm nay, sẽ rất khó khăn để thử bất kỳ nghiên cứu thiên văn nào, đúng không? Hãy thử quay lại với Fomalhaut và đi về phía Nam- Tây Nam khoảng một gang tay đến chòm Grus để bắt lấy ngôi sao sáng chói Beta.

Khoảng 170 năm ánh sáng từ Trái Đất, Beta là ngôi sao sáng thứ 59 trên bầu trời và là ngôi sao sáng thứ 2 không mang một cái tên riêng. Nó là một ngôi sao khổng lồ dạng M, nhưng lại sáng không đều, cứ 37 ngày lại thay đổi khoảng 1/3 độ sáng biểu kiến. Tiếp tục phát triển tốt , Beta đang tiến đến trở thành một ngôi sao dạng Mira và chỉ lớn bằng quỹ đạo của sao Kim. Sự mất mát khổng lồ đó có thể có nghĩa là nó có một cái lõi Cacbon ? Oxy đã chết, và những nghiên cứu bằng sóng hồng ngoại đã cho thấy lớp vở của nó đang chờ bị bật ra.

Sao Beta Gruis
Bằng kính thiên văn, bạn có thể nhận thấy ngôi Beta còn có một người đồng hành ở phía Nam. Mặc dù bản thân nó không có quan hệ với Beta, nhưng dụng cụ đo giao thoa hiện đại đã cho thấy rằng có thể có một ngôi sao đồng hành nhưng vẫn chưa được nhìn thấy. Không cần biết bạn ngắm nó bằng cách nào, bạn sẽ thích Beta bởi màu sắc phong phú của nó. Hãy nhớ vị trí của nó nhé?
Bích Vân -PAC (dịch)
Theo Night in Sky
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.