Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Hệ Mặt Trời

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định Trái đất có thể không còn khi mặt trời bị huỷ diệt!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trái đất có thể không còn khi Mặt trời bị hủy diệt


Các nhà thiên văn học người Pháp đã giải được bài toán cơ bản về sự ổn định của hệ Mặt trời. Cơ hội để trật tự của các hành tinh trong hệ Mặt trời bị phá vỡ và trái đất va chạm với sao Hỏa, sao Kim hay sao Thủy là 1%. Thực ra, cũng còn điều gì đó mà các nhà thiên văn học chưa tính đến.

Các nhà thiên văn học đôi khi nói đùa rằng, trong ngành khoa học của họ không có sai số ở cấp độ 2 chữ số. Đối với các nhà vật lý thiên văn nghiên cứu các vì sao ở xa và hệ thiên hà thì cấp độ 2 con số không phải là sai số. ?Lạy Chúa!?, các đại lượng ăn khớp với nhau về cấp số là may rồi. Còn các nhà đo đạc thiên văn và các chuyên gia về cơ học bầu trời, thì họ biết môn khoa học của họ có độ chính xác cao hơn nhiều so với cấp 2 con số. Thí dụ như kích thước quỹ đạo của hành tinh sao Thủy mà chúng ta biết được, có độ chính xác đến vài mét. Trong khi đó, trục lớn của khối elips này là dưới 60 triệu km một chút. Như vậy là sai số ở cấp độ 10 số, hoặc 11 số sau dấu phẩy. Với độ chính xác tương tự như vậy, hoặc còn cao hơn nữa, ta biết quỹ đạo của cả các hành tinh khác. Thí dụ quỹ đạo Trái đất được đo chính xác đến từng centimet.
Sự ổn định của hệ Mặt trời

Các định luật hấp dẫn của các thiên thể cũng được biết chính xác. Vì vậy, tưởng như không gì có thể cản trở việc theo dõi chuyển động của các hành tinh trong tương lai xa và để biết điều gì sẽ xảy ra với hệ Mặt trời. Người đầu tiên đặt vấn đề này là Isaak Newton. Sau khi đưa ra định luật hấp dẫn, ông đoán, chỉ có hai vật thể là Mặt trời và hành tinh có thể chuyển động trên cùng một quỹ đạo lâu bao nhiêu tùy thích. Nhưng hành tinh chung quanh Mặt trời thì nhiều và, tuy khó thấy rõ, nhưng dù sao đi nữa giữa chúng cũng có lực hút lẫn nhau, và điều đó làm thay đổi một chút quỹ đạo của hành tinh bên cạnh (như các nhà bác học nói một cách bất bình). Và điều gì sẽ xảy ra với những quỹ đạo này trong tương lai xa, liệu hệ Mặt trời có ổn định trong khoảng thời gian dài hay không thì chưa rõ.

Hai thế kỷ gần đây, các nhà thiên văn học và các nhà toán học tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhưng không có kết quả. Họ hy vọng tìm được một mối quan hệ thống nhất nói lên: hoặc hệ thống Mặt trời là ổn định, hoặc ngược lại.

Mọi hy vọng đã sụp đổ trong nửa cuối của thế kỷ XIX, khi nhà toán học Nauy Sofus Li đưa ra một thuyết học, từ đó có thể kết luận dễ dàng rằng bài toán chung cho 3 vật thể, chuyển động dưới tác dụng của lực hút tương hỗ, về mặt phân tích không thể giải được. Còn nói gì đến Mặt trời cùng với 8 hành tinh của nó nữa.

Sự hỗn loạn dẫn đến thống kê học

Tận cuối thế kỷ 19 nhà toán học Pháp vĩ đại Henri Puancare mới chứng minh được sự chuyển động của các hành tinh là hoàn toàn hỗn loạn, có nghĩa là một sự sai số dù nhỏ mấy trong việc xác định quỹ đạo, với thời gian cũng sẽ tăng lên theo hệ số mũ. Bởi vì một sự không rõ ràng nào đó trong quan sát xác định các thông số của quỹ đạo luôn luôn còn lại và theo thời gian nó sẽ trở thành 1 kilomet, rồi 2 km, và rồi trở thành hàng chục triệu km. Như thế có nghĩa là, nghiên cứu sự ổn định của hệ thống Mặt trời chỉ có thể bằng phương pháp thống kê: lấy hàng trăm và tốt hơn là hàng nghìn quỹ đạo, đặt chúng vào giới hạn của độ sai số hiện nay, và theo dõi từng quỹ đạo riêng biệt. Phương án nào được thực hiện trong hệ thống Mặt trời hiện nay chúng ta không biết, nhưng đánh giá cơ hội về sự mất ổn định của hệ thống thì có thể.

Vấn đề ở chỗ là tốc độ sai số sẽ tăng bao nhiêu theo thời gian (người ta gọi nó là chỉ số Ljapunov ? theo tên của nhà toán học Nga vĩ đại), thí dụ, sau bao nhiêu thời gian thì nó tăng lên 10 lần. Puancare không thể tính được chỉ số Ljapunov, thế là sự hỗn loạn do ông chứng minh đã không có ý nghĩa thực tế nhiều. Nếu thời gian đặc trưng cho sự hỗn loạn là 100 năm thì có nghĩa là sự không rõ ràng tính bằng mét sẽ trở thành kilomet sau 300 năm, và sau một nghìn năm sẽ biến thành hàng chục triệu km. Còn nếu thông số này là hàng trăm tỷ năm, thì không cần phải lo nghĩ về sự hỗn loạn: Mặt trời dưới dạng hiện tại của nó chỉ có thể tồn tại gần 5 tỷ năm nữa, và sẽ chẳng có sự mất ổn định nào kịp diễn ra trong thời gian ?ngắn ngủi? đó. Còn sau khi Mặt trời của chúng ta trở thành một khối khổng lồ đỏ và sẽ nuốt chửng cả sao Thủy, cả sao Kim, và có thể cả Trái đất nữa thì vấn đề về sự ổn định quỹ đạo của chúng tự nó sẽ được xóa bỏ.

Chỉ đến cuối thế kỷ 20 nhờ những tính toán bằng máy tính điện tử, nhà thiên văn học người Pháp Jacques Lascar và đồng nhiệp của ông đã cho thấy, trong phạm vi 5 tỷ năm các vùng ngoài của hệ Mặt trời, tức là quỹ đạo của các hành tinh khổng lồ: sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh - thực tế là không ổn định. Còn đối với các vùng bên trong hệ Mặt trời thì thời gian hỗn loạn hóa sẽ là cỡ chục triệu năm. Như thế là trong phạm vi một trăm triệu năm quỹ đạo của sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa - không đoán trước được. Và nghiên cứu sự ổn định các quỹ đạo bên trong trong khoảng 5 tỷ năm tiếp theo chỉ có thể bằng phương pháp thống kê.

Eistein trừng trị được sao Thủy

Những tính toán ban đầu đã cho kết quả bất ngờ: Kẻ khuấy động sự yên tĩnh bên trong hệ Mặt trời và có khả năng phá vỡ hoàn toàn sự chuyển động đều đặn của các hành tinh chính là sao Thủy. Hóa ra, tốc độ góc quay chậm chạp của quỹ đạo một hành tinh nhỏ nhất cũng nằm trong sự cộng hưởng với chuyển động của hành tinh lớn nhất là sao Mộc. Vì thế mà phần lớn quỹ đạo đã rơi vào giới hạn không xác định hiện nay, kết quả là sẽ có một sự cộng hưởng chính xác, và lực hút của sao Mộc rất nhanh làm cho những quỹ đạo, vốn đã không tròn lắm, biến thành hình elips với tâm sai lệch e>0,7. Sau đó sao Thủy sẽ có hai khả năng: hoặc là rơi vào Mặt trời, điều này xảy ra với 17% tất cả các quỹ đạo, hoặc là đụng phải sao Kim, điều này xảy ra với 43% các quỹ đạo. Nói cách khác, với xác suất 3:2 sau 5 tỷ năm nữa bên trong hệ Mặt trời sẽ hoàn toàn không còn như hiện nay nữa.

Thực ra có một tình tiết. Những tính toán trước đây đã không tính đến hiệu ứng của thuyết tương đối, mà chúng lại là then chốt. Gần một trăm năm trước đây nhà bác học vĩ đại Einstein đã giải thích được rằng một sự bổ sung rất nhỏ vào tốc độ xoay ngoặt của quỹ đạo sao Thủy cũng đã làm cho các nhà thiên văn học bất an trong suốt nửa thế kỷ. Cả thảy chỉ có 43 giây (đơn vị đo góc) trong vòng 1 thế kỷ - dưới 1% của toàn bộ tốc độ ngoặt ? đã trở thành thắng lợi huy hoàng của thuyết tương đối tổng hợp hồi đầu thế kỷ 20. Và chính 43 giây ngoặt đó đã phá vỡ sự cộng hưởng giữa sao Thủy và sao Mộc, và cuối cùng trở thành nguy cơ 3:2 trong tỷ lệ khiêm tốn 1:100. Hiện nay xác suất bất ổn của hệ Mặt trời được xác định chính bằng những tỷ lệ này.




Giải bài toán của Newton


Cũng vẫn nhà bác học Jacques Lascar và đồng nghiệp của ông là Michelle Gastino ở đài thiên văn Paris đã đưa lên tạp chí ?Nature? những kết quả tính toán chính xác nhất bằng máy tính về sự tiến hóa của hệ Mặt trời cho 5 tỷ năm còn lại của Mặt trời. Lần đầu tiên họ tính toán chính xác những hiệu ứng của thuyết tương đối, ảnh hưởng của Mặt trăng và tính toán chi tiết sự xích lại gần nhau của các hành tinh. Về thực chất, những tính toán của Lascar và Gastino ? chính là giải bài toán về sự ổn định của hệ Mặt trời mà Newton đề ra từ ba thế kỷ trước đây.

Trong số 2501 quỹ đạo nằm trong khuôn khổ sai số xác định quỹ đạo sao Thủy hiện nay thì 2481 quỹ đạo (trên 99%) không đưa đến một sự thay đổi rõ rệt nào trong cấu trúc của hệ Mặt trời trong 5 tỷ năm tới. Nói nôm na là loài người có thể ngủ yên. Song, trong số 20 quỹ đạo còn lại, khiến sao Mộc gây ra sự lệch tâm của quỹ đạo sao Thủy đến một giá trị cao hơn e>0,9, thì có một số quỹ đạo sở hữu những tính chất đáng kể mà không thể không nói đến chúng.

Những tính toán

Với con số 5 tỷ năm mà sai số tất cả chỉ khoảng 9 ngày đêm và còn ít hơn nữa khi các sự kiện bắt đầu xảy ra đặc biệt nhanh (thí dụ như khi xích lại sát nhau). Để thực hiện những tính toán này một bộ vi xử lý (máy tính) cần ngót 800 năm. Thật may mắn, việc đó được phân bố giữa hàng nghìn bộ vi xử lý của các siêu máy tính JADE tại Trung tâm tính toán cường độ Quốc gia Pháp.

Thực ra, trong số 20 quỹ đạo này chỉ có 6 quỹ đạo đã được tính toán xong. Đối với 14 quỹ đạo còn lại thì cho đến khi đăng bài trong tạp chí ?Nature? các siêu máy tính vẫn còn đang làm việc. Với 3 trong 6 quỹ đạo đã tính thì có 3 khả năng: một là, sao Thủy bị rơi vào Mặt trời; hai là, sao Thủy đụng độ với sao Kim; ba là, nó tiếp tục chuyển động với một quỹ đạo bị kéo căng ra và sau 5 tỷ năm cũng gần như đụng phải sao Kim ở vạch thời gian là 4,9 tỷ năm.

Kết quả tính toán thú vị nhất là trường hợp quỹ đạo thứ sáu. Ở đây, sao Mộc cũng kéo căng quỹ đạo của sao Thủy, nhưng, với những thông số mới, quỹ đạo này sẽ có khả năng chuyển một cách rất hiệu quả moment chuyển động góc của các hành tinh ngoài gây ra sự lệch tâm cho các hành tinh trong và xáo trộn quỹ đạo của chúng. Nhờ vậy mà sau 3344 triệu năm, kể từ giờ phút này, Trái đất và sao Hỏa sẽ xích lại rất gần nhau. Bề mặt hành tinh Đỏ (sao Hỏa) trong trường hợp này chỉ cách bề mặt Trái đất có 794 km. Như vậy chắc là sao Hỏa sẽ bị phá hủy bằng lực hút cực mạnh của Trái đất. Lúc đó có lẽ sẽ chẳng còn ai ganh tị với những người sông trên Trái đất: phần lớn những mảnh vỡ sẽ phủ đầy lên đầu họ và đào sới toàn bộ phần vỏ Trái đất lên.

Phá vỡ trái đất như thế nào

Chính quỹ đạo này đã làm cho các nhà bác học phải sửng sốt đến nỗi mà họ đã tiến hành thêm 200 tính toán mẫu nữa, lần này chỉ chuyển dịch quỹ đạo của sao Hỏa với khoảng cách bằng 3 cm. Trong số 201 quỹ đạo được tính toán thì 5 quỹ đạo dẫn đến việc sao Hỏa bị ném ra khỏi hệ Mặt trời, 81 quỹ đạo dẫn đến: hoặc sao Thủy rơi vào Mặt trời (33 lần), hoặc sao Hỏa rơi vào Mặt trời (48 lần). Còn lại 115 quỹ đạo nhất định sẽ đưa đến sự đụng độ các hành tinh với nhau, kết hợp theo đủ các kiểu. Trong 43 trường hợp thì sao Thủy đâm vào sao Kim, 23 trường hợp sao Hỏa đâm vào sao Kim, một trường hợp là sao Thủy và sao Kim va chạm vào nhau. Trong 48 trường hợp Trái đất không tránh khỏi hoạn nạn: hoặc là sao Thủy đâm vào hành tinh của chúng ta theo 1 trong 201 quỹ đạo đã được tính toán, hoặc là sao Kim đâm vào Trái đất ? theo 29 quỹ đạo đã tính toán.

Hai nhà bác học Lascar và Gastin đặc biệt thích thú một kịch bản Trái đất bị phá hủy là những tác động tích cực tiếp diễn kéo dài trong 210 triệu năm và bao gồm 5 giai đoạn. Theo kịch bản này, sau 3137 triệu năm nữa, sao Mộc đột ngột hút mạnh khiến quỹ đạo của sao Thủy kéo dài ra, còn sao Thủy thì sau một thời gian sẽ làm cho moment góc của các hành tinh khổng lồ tác động đến các quỹ đạo của sao Kim, Trái đất và sao Hỏa, khiến các quỹ đạo kéo căng dài ra. Không bao lâu sao Hỏa và Trái đất chuyển động theo quỹ đạo bị kéo căng như thế, vài lần đi qua khoảng cách sát nhau đến mức nguy hiểm. Do đó quỹ đạo sao Hỏa sẽ hơi tròn lại, còn quỹ đạo của sao Kim và Trái đất thì, ngược lại, kéo căng dài ra hơn nữa. Sau vài lần Trái đất và giờ là sao Kim sẽ đến gần nhau, mỗi lần như vậy thì thực tế là hai hành tinh này đã trao đổi quỹ đạo cho nhau và cuối cũng xảy ra sự đụng độ. Đây là sự tận cùng của thế giới theo kịch bản này. Việc đó sẽ xảy ra sau 3347,3 triệu năm nữa, kể từ giờ.

Giấc ngủ yên và nỗi kinh hoàng lặng lẽ

Theo kết luận của nhà thiên văn học California ? Gregory Laflin viết trong lời bình bài viết của Lascar và Gastino trên tạp chí ?Nature? thì kết quả của những tính toán dường như không thể tuyệt vời hơn. Khả năng thứ nhất, xác xuất hệ Mặt trời tồn tại như hiện nay (thực tế không thay đổi) cho đến tận buổi hoàng hôn của Mặt trời là cao hơn 99%. Khả năng thứ hai, xác xuất chỉ có 1% rơi vào cảnh những biến cố phát triển thê thảm đến sởn gai ốc.

Thực ra, sau tất cả những thắng lợi của sự tính toán với độ chính xác phi thường được mô tả trong bài báo, thì sự thú nhận của các tác giả làm người ta hơi sốc: họ đã không tính đến sự tiêu hao khối lượng Mặt trời. Mà trong 5 tỷ năm tới Mặt trời của chúng ta sẽ mất đi ít nhất là 0,035% khối lượng, và đó mới chỉ là tính theo sự phát xạ ánh sáng, chưa tính đến tác động của gió cũng làm tiêu hao khối lượng của Mặt trời. Tất nhiên sự hao tổn này ít nhiều cũng có tính đẳng hướng và ảnh hưởng của chúng chắc gì đã đáng kể so với với sự cộng hưởng lệch tâm do sao Mộc gây ra cho sao Thủy. Tuy nhiên, dù sao cũng mong được thấy một vài minh chứng rằng sự thay đổi khối lượng mặt trời ở cấp độ 4 con số không thể ảnh hưởng đến thống kê của các tính toán với kích thước quỹ đạo ở cấp độ 14 số.

theo"Lê Tiến Hoàn (Theo Infox.ru)"
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mọi người đừng quá lo.Lúc đó thì chúng ta sẽ được chúng kiến điều ấy còn lâu lắm, vài tỉ năm nữa cơ mà.Lúc đó chúng ta đã đi khắp vũ trụ rồi.Cậu nêu thông tin này đầy đủ và chính xác đó,nhưng lại không có hình ảnh nào kèm theo thôi.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Dựa trên giả thuyết ‘năng lượng đen’ – một lực vô hình đối kháng với lực hấp dẫn – các nhà vật lý thiên văn đã đi đến kết luận rằng vũ trụ giãn nở nhanh hơn người ta tưởng.

Andrei Linde thuộc Đại học Stanford, người hướng dẫn nhóm nghiên cứu, trước đây dự đóan vũ trụ sẽ chấm dứt sau 11 tỉ năm. Nhưng những tính tóan mới của nhóm dựa vào các quan sát gần đây từ kính thiên văn không gian Hubble, thiết bị đã phát hiện nhiều siêu tân tinh, cho rằng vũ trụ giãn nở nhanh hơn trước nhiều.

Linde kết luận rằng vũ trụ có thể tồn tại lâu gấp hai lần nó từng hiện hữu, trước khi tự thu nhỏ lại và biến mất trong một ‘sự cuốn hút lớn’.

(Theo tuoitre.com.vn)
=> Vì vậy, thời gian tồn tại của Trái Đất nói chung và vũ trụ nói riêng đang còn là 1 ẩn số, chưa chắc chắn được điều gì. Liệu sẽ có ngày tận thế hay không?-đây vẫn là câu hỏi được đặt ra cho các nhà thiên văn học của mọi thời đại.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
yensaokh yensaokh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

không ai dám khẳng định điều đó,cũng có giả thiết là co một hành tinh nào đó tương tư mặt trời chẳng hạn,khi đó thi sao nhỉ,hậu duệ loài người vẫn sống nhăn răng đay thuj
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

cũng có thể khi đó sẽ ko có loài ngươi đâu,die cả thuj,nhường lại quyền thống trị cho một loài khác,và bít đâi đấy,loài đó sẽ đặt tên cho loài người giông như cái cách ma con người đặt cho khủng long vạy thui
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:35 AM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

nếu mặt trời bị huỷ diệt
thì trái đất có thể không còn ư
gần đây việc thông tin trái đất sắp bị huỷ diệt nhiều quá
đầu tiên là trái đất sẽ huỷ diệt vào 10h sang ngày 21/12/2012 giờ lại thêm giả thiêt này nữa:
quy luạt của cuộc sống là không có gì tồn tại mãi mãi
sự sống bắt đầu từ cái chết mà lên có thể nếu trái đất ra đi theo mặt trời thì chắc chắn lại có sự sống khác tồn tại thôi
cứ làm tốt những việc khi ta còn sống thì mai trái đất bị huỷ diệt ta cũng cười nhăn răng được mà phải không mọi người:P:P:P:P:P:P:P:P
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.