jmcvietnam
28-08-2012, 09:17 AM
Tháng 6 này những người yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội được quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất và lâu nhất kể từ khi bắt đầu thế kỉ 21. Theo tính toán của các nhà khoa học. Lần nguyệt thực này chỉ kém khoảng 3 phút so với lần nguyệt thực được cho là dài nhất thế kỉ (28/7/2018).
Mặt Trăng sẽ bị nuốt chửng hoàn toàn bởi bóng của Trái Đất trong khoảng thời gian dài kỉ lục lên đến 100 phút 52 giây. Khi chuyện đó xảy ra Mặt Trăng sẽ thay lớp áo màu trắng quen thuộc bằng lớp áo màu máu (màu đỏ đồng)
Tổng cộng sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần diễn ra trong năm 2011 này. Đây là lần đầu tiên và lần thứ 2 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 12.
Những người yêu thiên văn ở Châu Phi và Trung Á sẽ quan sát hiện tượng này một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Ngoài ra những quốc gia tại Nam Mỹ, Tây Phi và Đông Á cũng có thể quan sát được hiện tượng kì thú này. Ở Tây Á, Úc và Việt Nam, nguyệt thực sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6.
Theo tính toán thì:
- Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất - nguyệt thực 1 phần bắt đầu vào lúc 1h22'37'' theo giờ Việt Nam
- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc: 2h22'11''
- Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại: trăng có màu đỏ nhất vào lúc 3h12'37''
- Kết thúc nguyệt thực toàn phần vào lúc: 4h03'22''
- Kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc: 5h02'35''
Tổng thời gian diễn ra:
- Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần là 1h40'52"
- Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất cheo khuất (bắt đầu và kết thúc của nguyệt thực một phần): 3h39'58".
- Toàn bộ thời gian diễn ra hiện tượng (từ khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối cho đến khi kết thúc): 5h39'10"
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/e/ef/Lunar_eclipse_chart_close-2011jun15.png
Hình 1: Trời gian diễn ra hiện tượng Nguyệt thực toàn phần (theo giờ UT, các bạn cộng thêm 7 tiếng để có thời gian diễn ra tại Việt Nam)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Visibility_Lunar_Eclipse_2011-06-15.png
Hình 2: Bản đồ vị trí quan sát được Nguyệt thực toàn phần trên Trái Đất
Thông tin thêm:
Nguyệt Thực là hiện tượng khi mà Trái Đất ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, khi đó Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nón bóng tối khổng lồ của Trái Đất hắt vào không gian. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần thường diễn ra với 3 giai đoạn chính: Giai đoạn Mặt Trăng ở trong vùng nửa tối, giai đoạn nguyệt thực một phần và giai đoạn nguyệt thực toàn phần. Các giai đoạn sẽ nối tiếp nhau từ khi bắt đầu tới khi kết thúc hiện tượng.
Khác với Nhật thực phải dùng kính chuyên dùng hỗ trợ để quan sát, những người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường hiện tượng Nguyệt thực này mà không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ.
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/sdfs-4.jpg
Hình 3: Hiện tượng Nguyệt Thực
Toạ độ của Mặt Trăng khi diễn ra hiện tượng tại Đà Nẵng:
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/Btu.jpg
Hình 4: Lúc bắt đầu diễn ra Mặt Trăng ở độ cao khoảng 34 độ về phía Tây Nam (+224 độ 53 phút theo kinh tuyến trời. Xem thêm các khái niệm tại đây (http://thienvanbachkhoa.org/bbs/showthread.php?t=6198))
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/Cci.jpg
Hình 5: Nguyệt thực đạt cực đại. Khi đó Mặt trăng ở độ cao 25 độ phía Tây Nam (+232 độ 48' theo kinh tuyến trời)
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/ktthc.jpg
Hình 6: Kết thúc hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Khi đó mặt Trăng ở độ cao 11 độ phía Tây Tây Nam (+240 độ 48' theo kinh tuyến trời)
Nguyễn Văn Tân - PAC
Mặt Trăng sẽ bị nuốt chửng hoàn toàn bởi bóng của Trái Đất trong khoảng thời gian dài kỉ lục lên đến 100 phút 52 giây. Khi chuyện đó xảy ra Mặt Trăng sẽ thay lớp áo màu trắng quen thuộc bằng lớp áo màu máu (màu đỏ đồng)
Tổng cộng sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần diễn ra trong năm 2011 này. Đây là lần đầu tiên và lần thứ 2 sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng 12.
Những người yêu thiên văn ở Châu Phi và Trung Á sẽ quan sát hiện tượng này một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Ngoài ra những quốc gia tại Nam Mỹ, Tây Phi và Đông Á cũng có thể quan sát được hiện tượng kì thú này. Ở Tây Á, Úc và Việt Nam, nguyệt thực sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6.
Theo tính toán thì:
- Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất - nguyệt thực 1 phần bắt đầu vào lúc 1h22'37'' theo giờ Việt Nam
- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc: 2h22'11''
- Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại: trăng có màu đỏ nhất vào lúc 3h12'37''
- Kết thúc nguyệt thực toàn phần vào lúc: 4h03'22''
- Kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc: 5h02'35''
Tổng thời gian diễn ra:
- Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần là 1h40'52"
- Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất cheo khuất (bắt đầu và kết thúc của nguyệt thực một phần): 3h39'58".
- Toàn bộ thời gian diễn ra hiện tượng (từ khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối cho đến khi kết thúc): 5h39'10"
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/e/ef/Lunar_eclipse_chart_close-2011jun15.png
Hình 1: Trời gian diễn ra hiện tượng Nguyệt thực toàn phần (theo giờ UT, các bạn cộng thêm 7 tiếng để có thời gian diễn ra tại Việt Nam)
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Visibility_Lunar_Eclipse_2011-06-15.png
Hình 2: Bản đồ vị trí quan sát được Nguyệt thực toàn phần trên Trái Đất
Thông tin thêm:
Nguyệt Thực là hiện tượng khi mà Trái Đất ở vị trí nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, khi đó Mặt Trăng sẽ đi vào vùng nón bóng tối khổng lồ của Trái Đất hắt vào không gian. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần thường diễn ra với 3 giai đoạn chính: Giai đoạn Mặt Trăng ở trong vùng nửa tối, giai đoạn nguyệt thực một phần và giai đoạn nguyệt thực toàn phần. Các giai đoạn sẽ nối tiếp nhau từ khi bắt đầu tới khi kết thúc hiện tượng.
Khác với Nhật thực phải dùng kính chuyên dùng hỗ trợ để quan sát, những người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường hiện tượng Nguyệt thực này mà không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ.
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/sdfs-4.jpg
Hình 3: Hiện tượng Nguyệt Thực
Toạ độ của Mặt Trăng khi diễn ra hiện tượng tại Đà Nẵng:
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/Btu.jpg
Hình 4: Lúc bắt đầu diễn ra Mặt Trăng ở độ cao khoảng 34 độ về phía Tây Nam (+224 độ 53 phút theo kinh tuyến trời. Xem thêm các khái niệm tại đây (http://thienvanbachkhoa.org/bbs/showthread.php?t=6198))
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/Cci.jpg
Hình 5: Nguyệt thực đạt cực đại. Khi đó Mặt trăng ở độ cao 25 độ phía Tây Nam (+232 độ 48' theo kinh tuyến trời)
http://i764.photobucket.com/albums/xx283/vantan169/ktthc.jpg
Hình 6: Kết thúc hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Khi đó mặt Trăng ở độ cao 11 độ phía Tây Tây Nam (+240 độ 48' theo kinh tuyến trời)
Nguyễn Văn Tân - PAC