Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:01 AM
chyngjeeng chyngjeeng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 121
Mặc định Đi tìm nĂm hành tinh ?cỔ ĐẠi?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

ĐI TÌM NĂM HÀNH TINH ?CỔ ĐẠI?

Tháng này, chúng ta có một cơ hội để có thể nhìn được 5 hành tinh mà con người đã biết từ thời cổ đại bởi vì cả 5 hành tinh này đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng chú ý rằng không phải ta có thể nhìn thấy toàn bộ các hành tinh này cùng một lúc. Hai trong số năm hành tinh này có thể nhìn rõ vào lúc chập tối, ba hành tinh còn lại quần tụ bên nhau vào lúc hừng đông. Các hành tinh đi ngang qua bầu trời và có độ sáng thay đổi phụ thuộc vào vị trí tương đối của chúng so với Mặt trời và Trái đất. Các hành tinh còn lại là sao Thiên vương và sao Hải vương thì có thể nói là không thể nhìn thấy bằng mắt thường do chúng ở quá xa Trái đất thân yêu của chúng ta.

Ngọn đèn trong đêm
Nếu bạn có một ước vọng muốn nhìn một hành tinh nào đó rực sáng đến mức làm bạn nín thở thì thời điểm này chính là hợp lý nhất và câu trả lời là đó chính là sao Kim. Hiện tại, hành tinh chị em với Trái đất này đang treo như một ngọn đèn cao áp (nhìn từ xa) khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Sao Kim sáng tới mức bạn có thể nhận ra ngay lập tức thậm chí trước cả khi Mặt trời lặn. Đây cũng là thời điểm tốt nếu bạn muốn ngắm sao Kim bằng một ống kính thiên văn và hình dạng của sao Kim lúc này như một mảnh trăng lưỡi liềm. Vào thời gian này, sao Kim còn được gọi là sao Hôm, và sau khi đổi pha, sao Kim sẽ mọc vào buổi sáng sớm và tới khi đó, hành tinh này còn được gọi là sao Mai.

Vào ngày 27/2 tới đây, chúng ta sẽ được xem sao Kim tụ hội cùng với Mặt trăng lưỡi liềm. Cặp đôi ?lưỡi liềm? này sẽ đồng hành cùng nhau chạng vạng cho tới khi lặn hẳn. Sao Kim sẽ nằm cách Mặt trăng lưỡi liềm mỏng (trăng mồng 3) chỉ có 1,5 độ về phía phải. Các bạn nhớ đừng để bỏ lỡ cơ hội này nhé.

?Chúa tể của những chiếc nhẫn?
Chúng ta không định đề cập tới bộ phim nổi tiếng có nhan đề ?Chúa tể của những chiếc nhẫn? mà là là đang kể chuyện về một hành tinh lớn trong hệ Mặt trời: Satturn hay sao Thổ. Tuần này, Satturn sẽ xuất hiện từ hướng đông khoảng chừng 22 độ cách đường chân trời khi Mặt trời lặn. Nhưng trong thời gian sao Thổ đạt vị trí xung đối (phía đối diện với Mặt trời qua Trái đất) vào ngày 10/3/09 thì sao Thổ sẽ lên cao trên cả mặt trăng rằm.
Với độ sáng thay đổi từ +0,7 tới +0,5 cấp sao, Satturn có độ sáng gấp đôi ngôi sao màu xanh nhạt Regulus, một ngôi sao sáng nhất trong chòm Leo (Sư tử). Với ánh sáng tỏa ra mầu vàng nhạt, dịu, Satturn nằm cách xa phía dưới Regulus trong suốt buổi tối.

Nếu bạn sở hữu một ống kính thiên văn với độ phóng đại khoảng 30x, bạn có thể nhìn thấy được những chiếc vòng nổi tiếng của sao Thổ. Tại thời điểm này, các vành đai này trông như một đường kẻ ngang qua hình đĩa tròn của hành tinh khí khổng lồ này. Lý do là hiện tại cho tới cuối tháng, hệ thống vành đai sao Thổ chỉ nghiêng có 2,3 độ so với hướng nhìn từ Trái đất. Nhưng như vậy đã là may mắn lắm rồi bởi vì sau đó, các vòng nhẫn này lại tiếp tục ?khép lại? hay chính xác hơn là mặt phẳng của chúng trùng với hướng nhìn và cho tới hết mùa Xuân. Và tới lúc đó, kể cả những kính thiên văn cỡ lớn cũng không thể phát hiện ra hệ thống vành đai nổi tiếng của Thổ tinh.

Một cuộc tụ hội tay ba
Ba hành tinh còn lại có thể nhìn được vào lúc sáng sớm là sao Mộc, sao Hỏa và sao Thủy, trong đó sao Mộc và sao Thổ sẽ xuất hiện vào cuối tháng này và để xem được chúng cũng không phải dễ dàng.

Sao Mộc vừa ở đúng vị trí giao hội với Mặt trời (đối diện với Trái đất khi Mặt trời ở giữa) ngày 24/1 vừa qua và vào tuần cuối cùng của tháng 2, chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy được hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời này và từ thời điểm đó, sao Mộc càng ngày càng dễ thấy hơn. Phía bên phải của sao Mộc và ở vị trí cao hơn là sao Thủy, một hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời, và vì vây, mặc dầu sao Thuỷ ở rất gần Mặt trời, độ sáng của nó cũng không thể so được với sao Mộc. Để dễ dàng quan sát hai hành tinh này hơn, ta có thể mang theo một ống nhòm và nhớ răng, hai hành tinh này chỉ xuất hiện phía trên đường chân trời phía đông chỉ có 30 ? 35 phút trước khi Mặt trời mọc.

Các bạn cũng có thể dựa vào mảnh trăng lưỡi liềm cuối tháng để tìm ra vị trí của hai hành tinh Mercury và Jupiter. Vào ngày 22/2, trăng lưỡi liềm cuối tháng nằm rất sát đường chân trời, sau khi tìm được Mặt trăng, các bạn có thể dò ra vị trí của sao Thuỷ và sao Mộc ở cách ông trăng khoảng 5 ? 6 độ về phía bên trái và hơi thấp hơn một chút.
Vào ngày 24/2, hai hành tinh có vị trí gần nhau nhất với khoảng cách chỉ là 0,7 độ, khoảng hơn bề rộng đĩa trăng một chút (0,5 độ).

Hành tinh cuối cùng, sao Hỏa có vẻ khó khăn nhất trong việc định vị. Với độ sáng là +1,3 cấp sao nhưng lại xuất hiện rất gần bình minh nên với những ngưòi ở vĩ độ trung bình bắc thì thật là khó khăn để có thể xem bằng mắt thường. Tuy nhiên vào những ngày 16, 17 và 18/2, sao Hỏa và sao Mộc chỉ cách nhau chưa tới 1 độ, bởi vậy, một khi đã tìm ra sao Mộc, bạn có thể dò ra vị trí của sao Hỏa (xem hình).

Và như vậy vào buổi sáng, nếu điều kiện thời tiết tốt, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy được cả 3 hành tinh Thuỷ, Mộc và Hỏa. Và như vậy, tính cả 2 hành tinh nhìn được vào lúc chập tối, chúng ta có thể theo dõi được cả 5 hành tinh Kim, Mộc, Thủy Hỏa Thổ chỉ trong một ngày

Theo Space.com

.

Ngay trước lúc bình minh ngày 22/2/09, sao Mộc và sao Thuỷ có thể
nhìn thấy khá dễ dàng với việc dùng Mặt trăng làm điểm định vị. Sao
Hỏa cũng được định vị từ sao Mộc và có lẽ bạn phải cần tới một ống nhòm
( Credit : Starry Night software)


Thohry
NGuồn:http://www9.ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.