Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:13 AM
thienphuong thienphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 113
Mặc định quan sát vệ tinh IO đi qua sao mộc vào tối thứ 6 tuần này

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vào tối thứ 6 này khoảng sau 10h30 tối vệ tinh IO sẽ đi qua đĩa Sao Mộc và tạo ra 1 chấm đen nhỏ trên bề mặt của hành tinh. Đến khoảng 1h sáng thì IO di chuyển qua hết đĩa Sao Mộc khi này Sao Mộc cũng đã lặn. CLB bạn nào có kính thiên văn nhớ xem nhé.

Để xác định vị trí của các vệ tinh sao mộc các bạn có thể dùng các chương trình mô phỏng, đặc biệt là chương trình này chuyên dùng để mô phỏng Sao Mộc và vệ tinh của nó.
Jupiter 2.0
--
Có 1 dự án cũng rất hay từ quan sát Sao Mộc và vệ tinh IO, đó là theo "dấu chân của lão Ole Roemer đo vận tốc ánh sáng ^^. Nếu anh em có hứng thú mình sẽ lập dự án thực nghiệm này ^^.

http://www.vietastro.org/news/index....630&Itemid=630
Các nhà khoa học đã đo vận tốc ánh sáng như thế nào? Đó là một câu hỏi rất hay. Vào đầu thế kỉ 17, rất nhiều nhà khoa học đã tin rằng không có cái gì gọi là ?vận tốc ánh sáng?; họ nghĩ ánh sáng có thể di chuyển tức thời, không cần thời gian. Nhưng Galileo không đồng ý, và ông ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng. Ông và người trợ lý mỗi người cầm một cái đèn, đứng trên đỉnh đồi cách nhau một dặm. Galileo bật đèn, và người trợ lý được dặn là sẽ bật đèn của anh ta ngay khi thấy ánh sáng từ đèn của Galileo. Galileo muốn đo xem mất bao lâu ông ta mới thấy ánh đèn từ bên kia đồi.


Vấn đề là vận tốc ánh sáng thường quá lớn để đo được bằng cách này; ánh sáng đi 1 dặm trong 1 thời gian cực ngắn (khoảng 0.000005s) mà khoảng đó thì ko có dụng cụ nào thời của Galileo đo được. (khoảng 300.000 km/s).



À... Vào khoảng năm 1670, nhà thiên văn người đan mạch Ole Roemer đã tiến hành quan sát rất cẩn thận mặt trăng IO của Sao Mộc.

Đốm đen là bóng của IO.
IO mất 1.76 ngày để quay 1 vòng quanh Jupiter, và theo lý thuyết thì chu kỳ quay này phải luôn có thời gian như vậy. Thế nên Roemer hy vọng là ông có thể dự đoán chính xác chuyển động này. Trước sự ngạc nhiên của ông, ông thấy rằng vệ tinh này không xuất hiện đúng ở chỗ mà nó được dự đoán. Vào một thời điểm chính xác của năm, nó có hơi chậm hơn ngày giờ đã định một chút, còn ở thời điểm khác thì nó sớm hơn một chút.

Tuy nhiên, Roemer ghi nhận rằng IO tới sớm hơn vị trí dự đoán trrên quĩ đạo của nó khi Trái Đất ở gần Jupiter hơn. Và nó tới chậm khi Trái Đất ở xa Sao Mộc hơn.

Hãy nghĩ thế này: nếu ánh sáng không di chuyển nhanh tức thời, nghĩa là nó sẽ cần 1 khoảng thời gian để đi từ Sao Mộc tới Trái Đất. Cứ cho rằng nó mất 1 tiếng đi. Vậy là khi nhìn Sao Mộc qua kính thiên văn, cái mà bạn nhìn thấy hiện nay là ánh sáng được truyền đi từ 1 tiếng trước, nghĩa là bạn nhìn thấy Sao Mộc và mặt trăng của nó 1 giờ trong quá khứ.

A! tôi biết vì sao lại như vậy rồi. Khi Sao Mộc ở xa hơn, thì ánh ánh sáng sẽ mất thời gian lâu hơn để đi từ đây tới đó. Vậy là Roemer đã nhìn thấy IO sớm hơn bình thường, có lẽ là 1 tiếng 15 phút trước thay vì 1 tiếng. Và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu Sao Mộc và Trái Đất ở gần nhau hơn. Thật ra IO đã không thay đổi quĩ đạo của nó; nó chỉ xuất hiện ở vị trí khác nhau phụ thuộc vào thời gian ánh sáng cần để đi thôi.


Đúng rồi đó! Bây giờ, biết được thời gian di chuyển của Io và sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và Sao Mộc như thế nào, Roemer có thể tính được vận tốc ánh sáng. Ông ta tính ra là 186,000 dặm/s hay 300,000km/s

Nhiều năm sau, dụng cụ thiết bị đã phát triển, nhiều người đã đo vận tốc ánh sáng một cách chính xác hơn. Với công nghệ kỹ thuật ngày nay, ta có thể đo nó với độ chính xác không ngờ. Trong chuyến lên Mặt Trăng của tàu Apollo 11,các nhà du hành đã gắn gương phẳng vào 1 hòn đá trên mặt Trăng. Nhà khoa học ở Trái Đất có thể dùng laser chiếu vào guơng đó và đo ánh sáng phản chiếu lại, khoảng 2.5 s cho 1 chu kỳ (Ý tưởng này không khác mấy so với Galileo) Và bất cứ ai dùng cách này để đo vận tốc ánh sáng, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đạt được cùng 1 kết quả: gần bằng 300,000 km/s.

Những loại sóng điện từ khác, như sóng radio và vi sóng, được cho là di chuyển trên cùng 1 vận tốc như ánh sáng. Vận tốc của chúng có được đo cùng cách như vậy không?

Có. vào năm 1888, hơn 200 năm sau những quan sát của Roemer. Heinrich Hertz đã phát sóng điện từ phòng thí nghiệm của ông. Ông đã đo vận tốc với số đo như thế: 300,000km/s và đó là bằng chứng hùng hồn rằng ánh sáng và sóng điện từ có vận tốc như nhau.

Nguyệt Thanh(Prettymoon) dịch từ Colorado.Edu

HAAC:farry dream
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:13 AM
inexim-iec inexim-iec đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 107
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

@sixpro
Bài này của tôi bên vietastro, và tôi không hài lòng chút nào khi bạn trích dẫn nguyên văn mà không có để nguồn gốc, đặc biệt là 1 bài với văn phong đặc trưng "không nghiêm túc" của tôi như thế này

Ngoài ra việc bạn thường trích dẫn bài từ trang chủ vietastro và chỉ để nguồn là haac, tôi đề nghị nên để cả tên của người viết bài bên dưới, vì một số bài là do các cộng tác viên tôi mời viết bài cho vietastro và như thế nên tôn trọng họ một chút.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:13 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Oài, lại là sixpro . Thực sự xin lỗi HAAC và anh fairy về sự thiếu sót đáng tiếc này. Sẽ nhắc nhở nghiêm túc sixpro và hứa sẽ ko để xảy ra những thiếu sót như thế này nữa !
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.