Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
coimexco-cty coimexco-cty đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Sao Kim gặp gỡ sao Mộc sau hoàng hôn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hai hành tinh sáng nhất của bầu trời từ từ lặng lẽ vượt qua nhau lúc trời chạng vạng tối. Vầng trăng lưỡi liềm mảnh khảnh sẽ góp mặt cùng cặp đôi này vào ngày 1/12. Hãy chú ý đến bầu trời lúc vừa tối vào tuần sau, và bạn sẽ được chứng kiến một cảnh gióng hàng ấn tượng nhất của các hành tinh trong năm 2008. Bầu trời phía tây nam trở thành sân khấu nơi sao Kim và sao Mộc - 2 điểm sáng chói nhất của bầu trời- bắt đầu điệu múa vũ trụ của mình. Cả 2 tiến lại gần nhất vào 30/11, nhưng chỉ đáng quan sát trong vài ngày sau đó khi chúng tạo thành một đường thẳng trực tiếp và sau đó rời xa nhau.



Trong suốt quá trình này, Sao Kim sáng gấp 7 lần sao Mộc. Mặc dù vậy, Sao Mộc lại sáng hơn mọi vật thể giống như sao khác trên bầu trời. Để phụ họa thêm cho điệu múa, mảnh trăng lưỡi liềm mảnh mai vượt qua cặp đôi hành tinh sau hoàng hôn ngày 1/12. " Mặc dù cả 3 vật thể tỏa sáng đủ để ta nhìn thấy được trong 30 phút sau khi mặt trời lặn, màn trình diễn càng trở nên đặc sắc hơn khi trời dần tối hơn." Tổng biên tập tạp chí Astronomy Richard Talcott nói. Bộ ba này vẫn không lặn cho đến khi mặt trời lặn được 3 giờ.


Khoảng cách giữa 2 hành tinh càng trở nên gần hơn trong suốt cả tháng. Đầu tháng 11, Sao Mộc cách Sao Kim 30 độ về phía cao bên trái. Vào ngày 30/11, khoảng cách thu hẹp còn 2 độ - 4 lần đường kính biểu kiến của Mặt trăng. Cũng trong đêm đó, vầng trăng lưỡi liềm óng ả nằm cách sao Kim 8 độ về phía thấp bên phải. Một đêm sau đó, Mặt trăng treo phía trên sao Kim chri 2.5 độ về bên trái. Mặt trăng sau đó xuất hiện 15% được chiếu sáng, mặc dù phần bóng tối có thể phản xạ ánh sáng từ Trái đất - ánh sáng Mặt trời phản xạ từ Trái đất đến Mặt trăng và sau đó bật ngược trở lại chúng ta.


Cuộc chạm trán như vậy của sao Mộc và sao Kim diễn ra khá thường xuyên. Thường thường, tuy nhiên, những sự giao hội như thế này diễn ra đủ gần Mặt trời để những hành tinh xuất hiện ở bầu trời còn sáng. Hai hành tinh gặp gỡ lần cuối trong bầu trời trước bình minh vào tháng Hai, mặc dầu độ cao của chúng lúc đó thấp hơn một nữa lần này. Những người quan sát sẽ phải đợi đến tháng 3 năm 2012 cho lần giao hội tuyệt đẹp tiếp theo của sao Mộc và sao Kim.



Bích Vân - PAC dịc từ Astronomy.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
coimexco-cty coimexco-cty đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thiếu tiêu đề và ảnh minh họa, chưa add tag cho bài viết. Dù sao cũng thanks bé Bích vân 1 cái (chứ ko phải tks ông Thức đâu ))
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:11 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

quan trọng là người tìm được cái nguồn cho bài viết chứ, đố mà mày vào astronomy.com kiếm được cái bài viết đó đó. Nói chung cũng cảm ơn bé Vân nhiều nhiều
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.