Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
quan_huynh74 quan_huynh74 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định Các sự kiện Thiên văn năm 2011

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

TÁC GIẢ: NGUYỄN HÙNG.

Ngày1/3/2011 Mặt Trăng sát sao Kim: 1,3o. Đến 10h17’ thì đạt cực đại 0,75o .Thật tiếc lúc đó là ban ngày chúng ta không xem được. Nhưng sáng sớm trước khi mặt trời mọc chúng ta vẫn có thế thấy chúng ở sát nhau với 20o cách đường chân trời.

Ngày 11/11/2011 Sao Hỏa sóng đôi cùng Regulus, lúc cực đại chúng cách nhau 3.33o. Cùng ngày hôm đó vào khoảng 18h Kim Tinh chỉ cách Thủy Tinh 1.5o, hai hành tinh này tạo với sao Antares hình chân kiềng. Nếu trời đẹp thì chúng ta chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng trong vòng chưa đầy nửa tiếng đồng hồ.

Ngày 27/7/2011
Hỏa tinh nằm sát Mặt Trăng thời điểm cực đại lúc 23h17’ đạt tới 0,667o, hiện tượng lí thú này chúng ta có thể chiêm ngưỡng cả đêm, tất nhiên là nếu trời đẹp!

15h53’ đến 16h31’ ngày 30/6/2011 Hiện tượng Mặt Trăng che sao Kim lại diễn ra. Không giống như hiện tượng ngày 16/5 năm ngoái, lần này hiện tượng Thiên thực rất khó có thể xem được bởi ánh sáng Mặt trời sẽ làm lu mờ ánh sáng của sao Kim bởi sao Kim lúc này nằm khá gần Mặt trời.

Ngày 30/4/2011 6 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, thiên Vương và Mặt Trăng tập trung cạnh nhau trong buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc.Ngày hôm sau 1/5/2011 Hỏa tinh tiến sát sao Mộc lúc cực điểm đạt tới 0.5o tức là chỉ bằng Mặt Trăng lúc tròn.

Trong vòng sáng sớm từ ngày 3/5 đến 21/5/2011 4 hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa dần tiến sát vào nhau. Sáng sớm ngày 16/5 4 hành này tạo thành hình cánh cung tại bầu trời phía Đông khi mặt trời chưa tỏa sáng.
Chiều 14/7/2011 Thủy Tinh cách đường chân trời với góc độ lớn nhất trong năm 22,1o.

Ngày 3, 4 Tháng 1 - Mưa sao băng Quadrantids. Những vệt mưa sao băng trung bình khoảng 40 sao/giờ khi đạt cực đại. Đợt mưa sao băng này kéo dài trong hai ngày 3 và 4 của Tháng Một nhưng có một vài đợt mưa trong những năm khác kéo dài khoảng từ ngày 1 - 5. Bạn hãy quan sát chòm Mục Phu (Bootes) để chiêm ngưỡng đợt mưa sao băng này.

Ngày 21, 22 Tháng 4 - Mưa sao băng Lyrids. Mưa sao băng Lyrids là đợt mưa sao băng trung bình, với khoảng 20 sao/giờ vào thời gian cực đại. Những vệt bụi của mưa sao băng này sẽ để lại ánh sáng trong vài giây. Năm nay, đợt mưa sao băng này sẽ đạt thời gian cực đại vào đêm 21 và rạng sáng 22 Tháng 4, mặc dù có thể theo dõi tù ngày 16 - 25 Tháng 4. Mặt trăng sẽ lặn vào buổi chiều chập tối nên sẽ để lại một vùng bầu trời tối tạo điều kiện thuận lợi để quan sát. Hãy hướng mắt về chòm Thiên Cầm để quan sát mưa sao băng này vào lúc nửa đêm.

Ngày 5, 6 Tháng 5 - Mưa sao băng Eta Aquarids. Eta Aquarids là đợt mưa sao băng sáng, thường có khoảng 10 sao/giờ vào thời gian cực đại. Đợt mưa sao băng này thường vào ngày 5 và 6, nhưng cũng cần quan sát trong khoảng từ ngày 4 - 7. Tâm điểm của đợt mưa sao băng này sẽ nằm trong chòm Bảo Bình (Aquarius). Quan sát tốt nhất ở phía Đông vào sau nửa đêm.
Ngày 28, 29 Tháng 7 - Mưa sao băng Nam Delta Aquarids. Mưa sao băng Delta Aquarids sẽ xuất hiện khoảng 20 sao/giờ vào thời gian cực đại. Thời gian cực đại là vào ngày 28, 29 Tháng 7, nhưng có thể một số vệt sao quan sát được từ 18 Tháng 7 - 18 Tháng 8. Tâm điểm của đợt mưa sao băng này năm trong chòm Bảo Bình (Aquarius). Quan sát tốt nhất sau nửa đêm vào phía Đông.

Ngày 12, 13 Tháng 8 - Mưa sao băng Perseids. Perseids là một trong những đợt mưa sao băng có thể quan sát được tốt nhất và đẹp nhất, có thể lên đến 60 sao/giờ vào thời gian cực đại. Năm nay, thơi gian cực đại của đợt mưa sao băng này là vào đêm ngày 12 Tháng 8 và rạng sáng ngày 13, nhưng bạn có thể thấy vệt sao băng vào bất kì thời gian nào trong khoảng từ ngày 23 tháng bảy - 22 tháng tám. Những vệt sao băng sẽ xuất hiện trong chòm Anh Tiên (Perseus). Lần này, mặt trăng hình lưỡi liềm sẽ lặn sớm để lại phong cảnh bầu trời tuyệt vời để quan sát đợt mưa sao băng một cách tốt nhất. Để thấy được rõ nhất, hãy hướng mắt về phía Đông Bắc sau nửa đêm.

Ngày 22 Tháng 8 - Hải Vương Tinh ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh xanh dương này sẽ xuất hiện với khoảng cách gần Trái đất nhất. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát Hải Vương Tinh, mặc dù nó xuất hiện như một dấu chấm xanh nhỏ trong tất cả các kính thiên văn mạnh nhất.

Ngày 21, 22 Tháng 10 - Mưa sao băng Orionids. Orionids là đợt mưa sao băng trung bình, có khoảng 20 sao/giờ vào thời gian cực đại. Nếu muốn quan sát sớm hơn thì những vệt mưa sao băng xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 20 - 24 Tháng 10 và cũng có một số vệ sao xuất hiện trong khoảng thời gian bất kì từ ngày 17 - 25 Tháng 10. Quan sát được tốt nhất là ở hướng Đông sau nửa đêm.

Ngày 29 Tháng 10 - Mộc tinh ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời này sẽ đến gần Trái đất nhất. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh sao Mộc và vệ tinh của nó. Ánh sáng từ hành tinh to lớn này sẽ nổi bật nhất trên bầu trời đêm Tháng 9. Loại kính thiên văn trung bình sẽ cho bạn thấy rõ thật chi tiết những đám mây băng trên sao Mộc.

Ngày 17, 18 Tháng 11 - Mưa sao băng Leonids. Leonids là một trong những đợt mưa sao băng đáng quan tâm nhất, trung bình có khoảng 40 sao/giờ vào thời gian cực đại. Chu kì mà mưa sao băng này đạt cực đại là sau mỗi 33 năm với khoảng hàng trăm vệt băng sao mỗi giờ. Và chu kì gần đây nhất là vào năm 2001. Thời gian cực đại của đợt mưa sao băng năm nay vào hai ngày 17 và 18 Tháng 11, nhưng bạn cũng có thể quan sát từ ngày 13 - 20. Hãy quan sát đợt mưa này từ chòm Sư Tử (Leo) sau nửa đêm.

Ngày 13, 14 Tháng 12 - Mưa sao băng Geminids. Rất nhiều quan sát cho rằng đây là đợt mưa sao băng đẹp nhất trong năm với khoảng 60 sao/giờ vào thời gian cực đại. Thơi gian cực đại trong năm nay sẽ vào đêm 13, rạng sáng ngày 14 Tháng 12, mặc dù vẫn quan sát đợt mưa này từ ngày 6 - 19 Tháng 12. Ước tính có khoảng 120 sao trong một giờ nếu bầu trời thật trong và tối. Đợt mưa sao băng này sẽ năm trong chòm Song Tử (Gemini). Mặt trăng sẽ lặn sớm vào buổi chiều tối nên sẽ dễ dàng quan sát hơn. Quan sát được tốt nhất thường về hướng Đông sau nửa đêm.

Năm 2011 thế giới sẽ đón nhận 4 lần Nhật Thực nhưng rất tiếc Việt Nam không thể xem được bất cứ lần nào.

15h51’ ngày 4/1/2011 Nhật Thực diễn ra tại châu Phi, châu Âu…
04h17’ ngày 2/6/2011 Nhật Thực diễn ra tại Bắc Mĩ
15h39’ ngày 1/7/2011 Nhật Thực diễn ra tại nam Ấn Độ Dương
13h21’ ngày 25/11/2011 Nhật Thực diễn ra tại Đông Á
( Tính thời gian cực đại theo giờ VN )

Trái với Nhật Thực thì Nguyệt Thực lại là bữa tiệc thiên văn thú vị nhất giành cho thế giới cũng như Viêt Nam. Năm 2011 sẽ có 2 lần Nguyệt Thực toàn phần đó là:

1h20’ đến 5h05’ngày 16/6/2011 nguyệt thực xảy ra, lúc cực đại là 3h13’. Châu Á, châu Âu là nhưng khu vực được chiêm ngưỡng. Các bạn yêu thiên văn Việt Nam thỏa thích mà ngắm nhưng cầu trời là hôm đó trời đừng có mây.
19h45’ đến 23h20’ ngày 10/12/2011 nguyệt thực xảy ra, lúc cực đại là 21h32’.Lần này châu Á và châu Âu lại được chiêm ngưỡng. Hiện tượng nguyệt thực lần 2 này sẽ có xác suất được xem là khá thấp vì thời điểm này đang là mùa Đông nhưng chúng ta vẫn sẽ hi vọng.

(Giờ VN, thời gian trên là lúc thay đổi màu sắc trên M Trăng xảy ra,còn lúc bắt đầu và kết thúc thì không tính).
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trưởng nhóm Quan sát vào kiểm tra và biên tập lại nhé ! Mình chuyển qua box Thảo luận - Kinh nghiệm của Dự án quan sát.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
vhktuan vhktuan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Có nguồn khong vậy bạn? Hay là bài do bạn tự viết?
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hay lắm, mình sẽ chú ý đón xem Hy vọng trời đủ đẹp trong những ngày đó :d
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
thanhbvp thanhbvp đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

chao cac pac. tat nhien la toi co suu tap cung nhu có tự viet roi. cac pac chỉnh sua rum cai.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 09:27 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

HALO, mọi người ơi mình là new member, hân hạnh được làm quen với mọi người.....
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.