Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Kết nối cộng đồng > Trò chuyện về mọi vấn đề

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 01:31 PM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định Nguyệt thực là gì? và lần tiếp theo là khi nào?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nguyệt thực xuất hiện khi bóng của TRái đất che khuất ánh sáng mặt trời, và làm mặt trăng tối đi.



Nguyệt thực năm nay xuất hiện vào 4/6/2012. Lần tiếp theo là 28/11/2012. Có 3 loại nguyệt thực, trong đó đẹp nhất là nguyệt thực toàn phần khi bóng TRái đất phủ hoàn toàn lên mặt trăng. Trong lịch sử, nguyệt thực đã khiến người ta choáng ngợp và thậm chí sợ hãi, đặc biệt là khi nguyệt thực toàn phần làm mặt trăng trở thành màu đỏ như máu, hiệu ứng này làm mọi người sợ hãi, vì họ không hiểu điều gì gây ra nó. Vì thế họ cho đó là chúa hay thần nào đó.





Bản quyền: NASA/JPL-via Kieth Burns



Nguyệt thực là gì?



Nguyệt thực có thể diễn ra chỉ khi nó là trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng hoàn toàn thẳng hàng-chỉ lệch 1 tẹo cũng khiến nó thành nguyệt thực 1 phần hoặc ko có nguyệt thực.



Bởi vì quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất nằm lệch 1 tẹo so với quỹ đạo trái đất với mặt trời, sự thẳng hàng hoàn hảo để tạo ra nguyệt thực không phải lúc nào cũng có thể diễn ra khi trăng tròn. Nguyệt thực toàn phần mất vài giờ trong suốt sự kiện. Nguyệt thực diễn ra như sau: Trái đất tạo nên 2 vùng bóng trên mặt trăng: vùng tối là bóng đen đặc. Vùng nửa tối là bóng bên ngoài tối 1 phần. Mặt trăng đi qua những bóng này theo từng bước. Bước đầu và cuối- khi mặt trăng nằm tỏng vùng nửa tối-không dễ nhìn thấy lắm, vì thế phần hay nhất của nguyệt thực là giữa sự kiện, khi mặt trăng nằm trong vùng tối hoàn toàn.







NGuyệt thực toàn phần là 1 sự kiện khá đặc biệt. Từ khi mặt trăng được tạo nên, cách đây khoảng 4.5 tỷ năm nó đã dịch ra xa trái đất (khoảng 4cm/năm) vị trí hiện tại là chuẩn : mặt trăng đang ở tại vị trí hoàn hảo để bóng trái đất phủ lên mặt trăng hoàn toàn. nhưng hiếm hoi. Từ nay đến hàng tỷ năm nữa cũng không có đâu.



Các loại nguyệt thực



Nguyệt thực toàn phần: Bóng trái đất phủ hoàn toàn lên mặt trăng. Mặt trăng sẽ không biến mất, nhưng nó sẽ bị tối đi và sẽ dễ bị lạc mất nó nếu bạn không nhìn nó. Một số ánh sáng sẽ đi qua khí quyển trái đất và bị bẻ cong hội tụ lên mặt trăng và làm nó sáng lên đôi chút kể cả khi đang toàn phần.

Nguyệt thực một phần: Một số lần là 1 phần, nhưng cả toàn phần cũng sẽ trải qua pha 1 phần. Suốt pha 1 phần, mặt trời, trái đất và mặt trăng không thẳng hàng hoàn toàn và bóng trái đất xuất hiện như đang ngoạm mặt trăng.

Nguyệt thực nửa tối: Đây là loại kém hay ho nhất vì mặt trăng chỉ bị tối cho bóng bên ngoài của trái đất. TRừ khi bạn quen quan sát nó nếu không thì cũng chẳng nhận ra sự khác biệt.



Mặt trăng máu



Mặt trăng có thể chuyển thành màu đỏ hay màu đồng khi nó đến cực đại. Mặt trăng đỏ có thể do mặt trăng trong lúc ở vùng tối hoàn toàn, 1 số ánh sáng đi qua khí quyển trái đất và bị bẻ cong hướng vào mặt trăng. TRong khi các quang phổ màu khác bị chặn thì ánh sáng đỏ dễ dàng đi qua khí quyển. Hiệu ứng này khiến minh và hoàn hôn trên mặt trăng.





Bản quyền: George Tucker



"Màu của mặt trăng phụ thuộc vào bụi và mây của khí quyển trái đất" Các nhà khoa học NASA nói "nếu có thêm phân tử trong khí quyển, tro bụi núi lửa chẳng hạn, mặt trăng sẽ thành màu đỏ"



Khi nào nguyệt thực tiếp theo



Lịch các nguyệt thực tiếp theo :



28/11/2012 Nguyệt thực nửa tối. (Có thể nhìn thấy ở Đông Á và Châu Úc).



25/4/2013 Nguyệt thực 1 phần ( CHâu ÂU, Á, Phi và Úc )



25/5/2013 Nguyệt thực nửa tối. (Châu Mỹ và Phi)



18/10/2013 Nguyệt thực nửa tối (châu Mỹ, Âu, Phi và Á)



15/4/2014 Nguyệt thực toàn phần (Châu Mỹ, Úc và ngoài Thái bình dương)



8/10/2014 Nguyệt thực toàn phần (CHâu Mỹ, Á, Úc, Thái bình dương)





Bản quyền: Jimmy Westlake



Xem nguyệt thực thế nào?



Nguyệt thực là 1 trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất. Cứ ra ngoài và chiêm ngưỡng thôi. Bạn chẳng cần kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ đem lại hình ảnh chi tiết về bề mặt mặt trăng.



Nguồn:http://www.space.com/15689-lunar-eclipses.html
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.