Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Kết nối cộng đồng > Cửa hàng

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 03:30 PM
ductienvt ductienvt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Hành tinh già nhất được tìm thấy- sinh ra tại buổi bình minh của Vũ Trụ!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thế giới giống như sao Mộc, có thể khoảng 12.8 tỷ năm tuổi, nhà nghiên cứu nói.



Hình minh họa: Các hành tinh già nhất quay quanh ngôi sao của chúng.



Hai hành tinh lớn được tìm thấy quay quanh một ngôi sao cách chúng ta 375 năm ánh sáng là hai hành tinh già nhất từng được phát hiện, các nhà khoa học cho biết.



Với độ tuổi ước tính khoảng 12.8 tỷ năm, ngôi sao chủ- và do đó các hành tinh- gần như hình thành vào buổi bình minh của Vũ Trụ, dưới 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.



“Khi đó, Ngân Hà của chúng ta vẫn còn chưa được hình thành xong” trưởng nhóm nghiên cứu Johny Setiawan, người tiến hành nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Max-Plank ở Heidelberg, Đức cho biết.



Trong một cuộc khảo sát gần đây, Setiawan và các đồng nghiệp đã tìm thấy dấu hiệu của 2 hành tinh quay xung quanh ngôi sao, được đặt tên là HIP 11952.



Dựa trên những tính toán của nhóm, một hành tinh gần như lớn bằng Sao Mộc và có quỹ đạo là khoảng 7 ngày. Hành tinh còn lại gần bằng 3 lần Sao Mộc và có quỹ đạo khoảng 9 tháng rưỡi.



Cũng có khả năng các hành tinh này trẻ hơn nhiều hơn họ thấy nếu chúng được hình thành rất lâu sau khi ngôi sao của chúng sinh ra- nhưng viễn cảnh này là rất khó xảy ra, nhóm nghiên cứu cho biết.



“Thông thường, các hành tinh được hình thành ngay sau khi ngôi sao của chúng được sinh ra,” Setiawan cho biết.



“Thế hệ hành tinh thứ hai có thể được hình thành sau khi một ngôi sao chết đi, nhưng điều này vẫn còn đang được tranh luận.”



Các hành tinh cổ xưa thách thức học thuyết



Setiawan và các đồng nghiệp đã tìm thấy các hành tinh cổ sử dụng một kỹ thuật gọi là vận tốc xuyên âm, trong đó các nhà thiên văn quan sát các giao động định kỳ trong ánh sáng của một ngôi sao do lực kéo trọng trường của các hành tinh quay xung quanh.



Nghiên cứu chỉ ra rằng hành tinh đó được hình thành trong buổi đầu của Vũ Trụ là hoàn toàn có thể mặc dù thực tế rằng ngôi sao tái sinh sẽ nghèo kim loại (metal-poor)- thuật ngữ thiên văn học chỉ các ngôi sao thiếu các nguyên tố nặng hơn Hydrogen và Helium.



Trong trường hợp của HIP 11952, “lượng Sắt trong nó chỉ vào khoảng 1% so với Mặt Trời,” Setiawan cho biết.



Ý tưởng về các hành tinh có nguồn gốc từ một ngôi sao như vậy đi ngược lại với lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi được goi là mô hình bồi tụ, nói rằng các nguyên tố nặng là cần thiết để hình thành nên các hành tinh.



Ngay cả các hành tinh khí khổng lồ như Sao Thổ và Sao Mộc cũng cần có các nguyên tố nặng để hình thành, bởi vì chúng được xây dựng nên từ các lõi cứng.



Thuyết bồi tụ đã được củng cố bằng các quan sát: hầu hết các ngôi sao có hành tinh được phát hiện đến ngày nay đều tương đối trẻ và có lượng kim loại từ trung bình đến cao.



Nhưng cũng có một quan sát khác, Setiawan nói: Các nhà thiên văn học có thể nghĩ rằng thuyết bồi tụ là đúng bởi vì các nhà săn tìm hành tinh thường nhắm đến các ngôi sao trẻ, các ngôi sao như Mặt Trời.



“Để xác minh vấn đề này, cần thiết phải có một cuộc khảo sát tìm kiếm các hành tinh quay quanh các ngôi sao nghèo kim loại,” Setiawan nói.



Clock Ticking for Oldest Worlds



Mặc dù tuổi thọ của các hành tinh mới được tìm thấy, rất khó để nó có thể tồn tại thêm 13 tỷ năm nữa.



Ngôi sao mẹ sẽ sớm chuyển thành sao đỏ khổng lồ, Setiawan nói, một trong những trạng thái cuối cùng của một ngôi sao giống như Mặt Trời.



Trong giai đoạn này, ngôi sao sẽ phình lên về kích thước và nhấn chìm hấu hết các hành tinh gần đó.





Nguồn: NationalGeographic



http://news.nationalgeographic.com/n...space-science/
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.