Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định Bầu trời tháng 2/2008

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bầu trời tháng 2/2008
[FLASH]http://hubblesite.org/explore_astronomy/tonights_sky/db/30/movie.swf[/FLASH]
nguồn : http://hubblesite.org
link download : http://hubblesite.org/explore_astron...b/30/movie.swf
(hơi mụn nhưng chắc vẫn còn xài dc ):flame:

* Bài gửi của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thấy vài sao băng, nhưng dù sao cũng chỉ là mô hình. Ko rõ lắm

* Bài gửi của conan_godman tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
minhduongf minhduongf đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Bầu trời mùa Xuân 2-2008

Thế là một mùa Xuân mới lại về, tuy rằng thời điểm mình viết bài viết này chỉ mới là 19 âm lịch thôi nhưng không khí rộn rã của mùa Xuân đã bắt đầu xuất hiện khắp nơi, từ lúc sáng sớm với bầu không khí se lạnh đôi chút, cảnh nhộn nhịp của chợ Thủ quê mình với người bán kẻ mua tấp nập chuẩn bị đón xuân. Lòng mình lại thấy nhẹ nhàng thảnh thơi sau những công việc dồn dập trong năm ? và rồi mỗi chiều, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, lúc mọi nhà thưởng thức bữa cơm gia đình ấm áp thì cũng là lúc ngoài kia trên bầu trời sâu thẳm và trong vắt màn trình diễn hùng vĩ của bầu trời sao mùa Xuân bắt đầu, rực rỡ và lung linh cũng như chính mùa xuân vậy.

Còn gì thú vị hơn là sau buổi cơm tối bạn bước ra sân nhà hít thở lấy không khí trong lành của đất trời rồi ngước nhìn lên bầu trời kia, tâm hồn sẽ thấy thật nhẹ nhàng khi thoang thoảng đâu đó trong gió là tiếng hát ?Cánh mai thắm tươi xuân nồng, ấm đôi má em thêm hồng ?? của bài Dịu dàng sắc xuân. Hãy tạo cho mình một buổi quan sát như thế bạn nhé ! Bài viết lần này mình sẽ hướng dẫn các bạn định vị những chòm sao cơ bản cùng những nét đặc biệt của bầu trời sao mùa xuân này. Trước khi bắt đầu các bạn hãy nhớ lại những quy luật cơ bản của chuyển động bầu trời :

- Trong đêm các chòm sao từ từ dịch chuyển từ Đông sang Tây quay quanh sao Bắc Cực - Polaris.
- Cùng một thời điểm nhưng ngày hôm sau các chòm sao sẽ dịch chuyển về phía tây so với vị trí của nó vào ngày hôm trước một ít (quanh sao Bắc cực).


Trong bài này mình viết chuẩn cho một ngày vào giữa tháng hai vào lúc 20:00. Các bạn hãy áp dụng quy luật chuyển động trên để điều chỉnh lại cho phù hợp theo thời điểm quan sát của mình. Nào, chúng ta cùng bắt đầu nhé !

Hướng nhìn đầu tiên: Thiên đỉnh
Thời điểm này thiên đỉnh sẽ là nới tập trung cụm sao sáng và dễ nhận biết nhất. Bạn sẽ có thể bắt gặp lại Lục Giác Mùa Đông cùng Tam Giác Đều nổi tiếng trên bầu trời mùa xuân (Spring Triangle). Chòm sao chìa khóa của kì này vẫn là chòm Thợ săn ? Orion quen thuộc.
- ORION: Việc định vị cực kì dễ dàng, nếu ai đã xác định được Orion rồi thì sẽ không thể nào quên được với hình dáng đặc thù 3 sao thắt lưng thẳng hàng (Orion?s Belt) cùng 4 sao xung quanh tạo thành một hình thang bao xung quanh. Nếu bạn chưa từng biết Orion hay đây là lần ngắm sao đầu tiên của bạn, đừng lo, việc nhận ra 3 sao thẳng hàng mình nhắc trên dường như là một quán tính với người quan sát vì chúng trông rất đặc biệt, hãy ngước nhìn thẳng lên đỉnh trời chắn chắn bạn sẽ bắt gặp chúng. Xác định được rồi thì việc tìm ra các sao xung quanh để tạo thành chòm sao hoàn chỉnh chỉ là vấn để nhanh hay chậm mà thôi. Khi đã xác định được Orion, nó sẽ là ?chìa khóa vạn năng? để bạn lần ra các chòm sao khác.
Hãy nhớ câu sau đây để xác định hướng ?Orion, đầu Bắc chân Nam, trái Đông phải Tây?. Một chòm sao dùng hướng đạo rất tốt. Ngoài ra nếu ta nối một đường thẳng dọc theo Thanh kiếm Orion đến chân trời thì đó sẽ chỉ hướng chính Nam, tựa như một ?Kim chỉ nam? vậy.
Hãy chú ý đến vai trái của Orion được đánh dấu bằng sao Betelgeuse có sắc đỏ cam rất đẹp, nó là một ngôi sao đặc biết thuộc loại Siêu sao khổng lồ đỏ (Red supergiant star) với khối lượng gấp khoảng 15 lần Mặt trời chúng ta và nếu thế nó vào vị trí Mặt trời thì đường kính của nó đủ để bao cả quỹ đạo Sao Hỏa . Hãy ghi nhớ sao Betelgeuse, lát nữa mình sẽ chỉ các bạn Tam Giác mùa Xuân nằm ở đâu.


Chòm ORION

- CANIS MAJOR: Mang tên tiếng Việt là chòm Đại Khuyển hay Chó Lớn, chòm sao này cũng nổi tiếng không kém vì sở hữu ngôi sao sáng nhất bầu trời, ngôi sao Sirius với cấp -1,46. Tìm sao Sirius rất dễ dàng bằng cách sau : bạn hãy kéo một đường thẳng tưởng tượng từ 3 sao thẳng hàng Orion về bên trái của chàng một đoạn sẽ bắt gặp ngôi sao Sirius rất sáng có ánh trắng xanh lấp lánh (Không nằm chính xác tuyệt đối trên đường thẳng mà hơi lệch qua phải một chút). Ánh sáng mạnh của sao Sirius tỏa ra từ ngôi sao Sirius A trong một hệ sao đôi A-B. Nó cách chúng ta 8,6 năm ánh sáng, một khoảng cách khá gần trong thiên văn. Nếu có dịp nhìn Sirius qua ống nhòm hoặc kính thiên văn bạn sẽ bị chinh phục bởi thứ ánh sáng trắng xanh lạnh và nó phát ra. Từ Sirius hãy lần ra các sao còn lại của chòm. Trong các bản vẽ xưa thì Sirius đánh dấu mũi của chú chó săn này.

- CANIS MINOR: Đồng hành cùng Đại Khuyển chúng ta có chòm Tiểu Khuyển tức Chó Nhỏ. Đại Khuyển và Tiểu Khuyển là hai chú chó săn trung thành luôn theo sát Thợ săn Orion. Ngôi sao Procyon sáng nhất chòm nằm gần đối xứng với sao Rigel của Orion qua đường nối tưởng tượng Betelgeuse ? Sirius. Bạn sẽ thấy Procyon cũng là một sao rất sáng màu trắng vàng. Chòm Tiểu khuyển là một chòm đơn giản chỉ gồm 2 sao, từ Procyon bạn dễ dàng xác định ngôi sao còn lại. Vậy đến đây ta đã có được Tam Giác Đều mùa xuân rồi đấy. Đó là tam giác tưởng tượng nối giữa ba sao : Betelgeuse (Orion) ? Sirius (C.Major) ? Procyon (C.Minor). Bạn có thấy nó thực sự rất đều không nào ?

- SAO HỎA ? Mars: Vị trí hiện tại của Sao Hỏa đang thuộc chòm Kim Ngưu ? Taurus, noel vừa rồi Sao Hỏa tiến đến khoảng cách gần Trái Đất chúng ta, độ sáng của nó đã tăng đến cực đại và thời gian này nó đang trong giai đoạn ra xa và mờ dần. Tuy nhiên Sao Hỏa còn rất sáng và là một đối tượng đáng chú ý trong vùng sao này. Để tìm Sao Hỏa bạn hãy thực hiện động tác quen thuộc là vẽ một đường tưởng tượng qua cạnh đáy nhỏ của ?hình thang Orion? tạo bởi hai sao Rigel ? Bellatrix thêm một khoảng như vậy nữa sẽ đến Sao Hỏa. Ta sẽ dễ dàng nhận ra Sao Hỏa có màu đỏ sẫm hơn Betelgeuse, và nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy hành tinh này sẽ không ?nhấp nháy? như các vì sao xung quanh. Hiện Sao Hỏa có độ sáng nhỉnh hơn cả Betelgeuse, người mới quan sát có thể bị nhầm lẫn giữa hai thiên thể này.

- AURIGA: Chòm sao Ngự Phu với sao sáng nhất (sao Alpha) là Capella. Ta tìm Capella bằng cách lợi dụng Sao Hỏa vừa xác định được. Kẻ một đường thẳng từ sao Betelgeuse qua Sao Hỏa thêm một đoạn bằng khoảng cách hai thiên thể này nữa sẽ dẫn bạn đến sao Capella màu vàng cam. Trong như Sao Hỏa đang ở trung điểm của Betelgeuse ? Capella vậy. Từ vì sao này, hãy lần lượt định vị ra 4 vì sao còn lại trong bộ phận chính của chòm Ngự Phu, trông như một hình ngũ giác bị lệch.

- TAURUS ? Kim Ngưu, một trong 12 chòm sao Hoàng Đạo với sao Aldebaran nằm phía phải của chòm Orion. Nếu trong kĩ bạn sẽ thấy Kim Ngưu có hình dáng như một chiếc ná hay một chữ V với phần đỉnh hướng về hướng Tây. Các sao ở vùng này rất dày đặc và thật đẹp nếu được nhìn qua ống nhòm. Nằm gần chòm Taurus là một cụm nhỏ chi chít các sao mờ ảo rất dễ nhận, bạn hãy tự tin rằng đó chính là tinh vân M45 - Pleiades. (Tham khảo thêm http://phobachkhoa.com/@pbk@/showthr...t=2472&page=14 )

- GEMINI - Song Tử cũng là một trong 12 chòm Hoàng Đạo với 2 ngôi sao chính là Castor và Pollux đánh dấu hai vị trí chân của hai anh em sinh đôi được các vị thần ban cho sức mạnh trong thần thoại Hy Lạp. Sao Pollux là đỉnh của một tam giác khá cân với đáy là 2 sao Betelgeuse ? Capella mà bạn vừa tìm ra.


Vùng trời Thiên Đỉnh

Hướng Tây và hướng Bắc:
Khi hướng về vùng trời này các ngôi sao có vắng vẻ hơn nhưng bạn đừng bỏ qua, vẫn có điều thú vị dành cho bạn đấy.
- CASSIOPEIA ? Thiên Hậu: Có hình dáng như một chữ W đang úp ngược và bị kéo giãn ra, việc xác định chòm Thiên Hậu cũng gần như một quán tính cho người quan sát vì hình dáng đặc biệt, nhưng bạn chú ý rằng phải nhìn kĩ và không được bỏ cuộc vội vì các sao trong chòm hơi mờ và có độ sáng xấp xỉ nhau.

- PERSEUS ? Dũng sĩ Perseus nằm ngay bên trên Thiên Hậu với hai sao sáng và dễ nhận nhất là Mirfar và Algol. Sao Algol tuy không sáng nhưng được các nhà thiên văn chú ý đặc biệt vì là một sao biến quang dạng che khuất với chu kì vài ngày và có thể nhận biết độ sáng biến đổi của nó bằng mắt thường.

- ANDROMEDA ? Công Chúa Andromeda là chòm nằm cạnh Thiên Hậu nhưng có lẽ hơn khó quan sát vì nằm gần chân trời và ít có sao đặc biệt. Trong chòm này có tinh vân M31 nổi tiếng là một thiên hà gần thiên hà chúng ta nhất (2 triệu năm ánh sáng) cũng mang tên Thiên Hà Adromeda.

- POLARIS ? Sao Bắc Cực nổi tiếng : Xác định ngôi sao này bằng cách sử dụng chòm Auriga như hình chú thích, đoạn thẳng nối tưởng tượng này dài khoảng 6 lần cạnh hình ngũ giác. Phải thật chú ý vì ngôi sao này rất mờ và độ cao của nó khá thấp (phụ thuộc vào vĩ độ bạn quan sát, người quan sát ở vĩ độ càng cao càng dễ nhìn thấy sao Bắc Cực). Ngôi sao này hiện đang nằm gần như trên trục xoay kéo dài của Trái Đất chúng ta, do đó hàng đêm vì sao này như cố định một chỗ và các vì sao khác khắp bầu trời dường như đang xoay quanh nó. Tuy mờ nhưng thật đặc biệt phải không nào. Nhắc đến sao Polaris mờ ảo và trường tồn mình lại nhớ đến những ánh sao băng, nhớ đến hai câu thơ rằng:
?Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm?



Hướng Bắc và Tây

Hướng Đông:
- LEO ? Sao Thổ cô độc: Vẫn một cảnh vắng vẻ trái ngược với vùng trời nơi thiên đỉnh. Nơi đây chỉ làm bạn phải chú ý với hai ngôi sao nằm gần nhau, một trên một dưới cách chân trời từ 20 ? 25 độ. Ngôi sao ở trên chính là sao Regulus của chòm Leo - Sư Tử . Các sao khác trong chòm tương đối khó xác định vì còn gần chân trời. Bạn hãy đợi cho Sư Tử lên cao mới nhận thấy hết vẻ uy nghi của nó. Chú Sư Tử như đang phóng thẳng lên khoảng không bao la. Ngay dưới Regulus, ngôi sao màu vàng ấy là Sao Thổ - Saturn.

- CANCER ? Con Cua: Một trong 12 chòm Hoàng Đạo và cũng là một trong những chòm sao khó xác định nhất vì các sao của nó có độ sáng ngang nhau và rất mờ (khoảng cấp 4). Con Cua đang nằm ngay trên chòm Sư Tử ở vùng trời cao khoảng 50 độ. Nếu có ống nhòm trong tay hoặc một đôi mắt phải thật tốt bạn hãy thử xác định chòm Con Cua nhé, ngay giữa Con Cua là tinh vân M44, một cụm sao lấp lánh là món quà xứng đánh dành tặng cho bạn đấy.


Hướng Đông

Chúng ta kết thúc với hướng Nam:
-TÀU ARGO và sao CANOPUS: Thoạt nhìn hướng nam, chắc chắn bạn sẽ nhận ra được một anh chàng nổi bật chẳng kém Sirius đang ở tít trên cao, vì sao sáng ấy mang tên Canopus, sáng thứ hai trên bầu trời chỉ kém Sirius mà thôi, nó lấp lánh ánh trắng vàng với cấp -0,72 . Sao Canopus đánh dấu phần Sóng Tàu Argo. Argo là một chòm sao rất lớn được hợp thành từ 4 chòm nhỏ. Dựa vào hình này, các bạn hãy từ từ xác định các phần của chòm Argo vĩ đại, một công việc thú vị đòi hỏi tính kiên nhẫn. Hãy tranh thủ khoảng thời gian này vì đây là lúc ta thấy được chòm Argo đầy đủ và trọn vẹn nhất.
Một ?kim chỉ nam? khác chính là hai ?vị thủ lĩnh? của bầu trời. Đường nối Sirius ? Canopus đến chân trời chỉ gần hướng Nam, rất thuận tiên để sử dụng trong điều kiện ánh sáng đô thị mạnh hoặc trời nhiều sương mù.


Hướng Nam

Chuyến du hành qua bầu trời sao mùa xuân của chúng ta thật thú vị phải không nào. Trong phạm vi bài viết mình chỉ đưa ra những gì đặc biệt nhất để các bạn làm ?chìa khóa?, phần còn lại của bầu trời lung linh mùa Xuân đang chờ các bạn khám phá đấy.

Hãy tự tin với bản đồ sao trong tay và hướng nhìn về bầu trời sâu thẳm kia mỗi đêm. Nắm bắt quy luật chuyển động của thiên cầu cùng sự so sánh khéo léo các mốc khoảng cách trên bầu trời sẽ giúp bạn thành công. Chúc các bạn nhiều đêm đẹp trời và một mùa Xuân an lanh hạnh phúc !

Các hành tinh quan sát được trong tháng:
+ Sao Hỏa: đang nằm trong chòm Taurus với màu đỏ đặc trưng rất dễ nhận biết vì nằm gần thiên đỉnh từ 20 ? 21h.
+ Sao Kim: lúc này có tên gọi là Sao Mai, sáng rực ở hướng Đông vào buổi sáng sớm trước lúc mặt trời mọc nhưng khá gần chân trời nên cần một vị trí quan sát tốt.
+ Sao Thổ : Nằm trong chòm Sư Tử với màu vàng khá dễ nhận biết.
Đặc điểm nhận dạng của Hành Tinh là hầu như không nhấp nháy khi so với các sao xung quanh.


Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org

Bản đồ sao dùng cho tháng 9 các bạn có thể download tại
http://www.skymaps.com/downloads.html
Chọn phần bán cầu bắc Northern Hemisphere. Bản đồ phù hợp nhất cho các nước có vĩ độ trên 40 độ, đối với Việt Nam có vĩ độ thấp cần chỉnh lại cho phù hợp khi sử dụng quan sát.





* Bài gữi của ORION tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
tv20b68 tv20b68 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Anh orion đúng là pro trong lĩnh vực quan sát, GM thanks anh ORION rất nhiều!
GM định làm bài hướng dẫn cho các bạn lâu rồi nhưng mà khó quá, khả năng diễn đạt, hình ảnh và ngôn từ GM còn quá kém. Nên mãi vân chưa được cái gì ra hồn cả.



* Bài gữi của giaomua tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
kim kim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 98
Mặc định

ORION mới chỉ năm 1 thôi GM à ^^

Ko cần phải kêu bằng anh đâu ^^

Công nhận mấy bài viết của ORION chất lượng wa ^^ Thanks so much ^^



* Bài gữi của bk1312 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

ORION mới năm 1 thôi á, thế mà ĐK cơ sở vật chất từ kính thiên văn, đến các công cụ hổ trợ khác và cả kiến thức cộng cách hành văn làm GM tưởng là 1 người trưởng thành hơn chứ.
Thanks ORION lần nữa.


* Bài gữi của giaomua tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.