Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
tqcovtau tqcovtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định Lịch thiên văn tháng 2

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cái này lấy từ winstar 2, ko biết tại chưa có starry night nên còn hạn chế về nội dung, ra tết qua nhà mr tuấn chép về. (có những cái ko thể quan sát được vì xảy ra vào ban ngày hay ở bên kia Trái Đất và lịch dùng cho Đà Nẵng). Thiệt ra thấy lịch này ko có ứng dụng gì mấy nhưng post đại lỡ đâu có người xài được . Mọi người vô đọc thấy hay thì nói để tui dịch tiếp, ko hay thì thôi.

Thứ 6 1/2/08
12h17 Sao Kim cách Sao Mộc 17 độ.

Thứ 2 4/2/08
09h31 Sao Mộc cách Mặt Trăng 4 độ.
13h30 Sao Kim cách Mặt Trăng 4 độ.

Thứ 4 6/2/08
18h13 Sao Thủy nằm sau Mặt Trời.

Thứ 5 7/2/08
03h59 Trăng mới.
04h48Sao Thủy cách Mặt Trăng 5.2 độ.
11h57 Mặt Trăng che Sao Thiên Vuơng (bắt đầu).
12h42 Mặt Trăng che Sao Thiên Vuơng (kết thúc).
Mưa sao băng mạnh nhất từ chòm Alpha Centraurides, từ 28/1 đến 21/2.

Thứ 6 8/2/08
17h01 Sao Thủy gần Trái Đất nhất.
( 0.64945 AU, 97.16 nghìn km).

Thứ 2 11/2/08
02h05 Sao Thiên Vuơng nằm sau Mặt Trời.

Thứ 5 14/2/08
03h47 Mặt Trăng được một nửa.

Thứ 7 16/2/08
06h01 Sao Hỏa cách mặt Trăng 1.3 độ.
Mặt Trời ở chòm Water Carrier hay Aquarius (Bảo Bình).

Thứ 5 21/2/08
03h45 Trăng tròn.
03h48 nguyệt thực một phần (0.891°).
(không thấy được !)
08h44 Sao Thổ cách Mặt Trăng 2.6 độ.

Chủ nhật 24/2/08
07h01 Sao Thổ gần Trái Đất nhất.
( 8.29141 AU, 1240.38 nghìn km).
09h35 Sao Thổ ở vị trí đối diện (ở chính mặt kia so với Trái Đất).
Mưa sao băng lớn nhất từ Delta Leonides (ko biết cái này là cái gì T__T) từ 15/2 đến 10/3.

Thứ 4 27/2/08
06h09 Sao Thủy cách sao Kim 1.1 độ.

Thứ 6 29/2/08
02h35 Trăng bán nguyệt.

* Bài gửi của duyb7 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 79
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Delta Leonides là cái gì không biết, đoán mà đó là ngôi sao delta trong chòm sư tử nhưng sư tử nào thì ko biết. Mưa sao băng xảy ra lúc mấy giờ mà có xảy ra thì chắc ở mình không xem được. Bữa trước tiếc điên cả đầu vì không được xem trận mưa sao băng ở chòm song tử rồi.
cái ni cũng hay đó mặc dù chẳng giúp được gì nhưng nó giúp ta hình dung được vị trí của các hành tinh hay mặt trời trong từng thời điểm

* Bài gửi của 191600247 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định

hé hé "mặc dù chẳng giúp được gì" có phũ phàng quá ko hà mập, để ta làm thêm vài cái cho tháng 2 cho nó xôm tụ

* Bài gửi của duyb7 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các ngôi sao sáng từ chòm Orion, và các chòm sao khác tiếp tục nhấp nháy trên bầu trời đêm. Có nhiều thiên thể ở xa rất đáng giá để quan sát. Ví dụ, Taturus chứa cụm Pleiades nổi tiếng và có thể quan sát được ở phía trên bên phải chòm Orion. Cụm này còn được gọi là Bảy Chị Em (dịch nguyên văn từ tiếng Anh, tui ko biết cái này) do số ngôi sao sáng có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, với một ống nhóm bạn có thể thấy thực tế có hàng tá ngôi sao tạo nên nhóm này.

(phần nguyệt thực và nhật thực ở đây ko thấy nên bỏ qua)


Phía Bắc

Phía Nam

Sao Thủy
Sao Thủy đi vô hình dưới ánh Mặt Trời vào ngày 6. Hiện tượng này gọi là inferior conjunction (hix, ở trên dịch sai chỗ này, tức Sao Thủy không bị che bởi Mặt Trời mà là bị ánh sáng Mặt Trời át đi, sorry vì ko sửa được) và đây là thời điểm mà Trái Đất, Sao Thủy, và Mặt Trời xếp thẳng hàng trong Hệ Mặt Trời. Kể từ bây giờ, hành tinh này di chuyển vào bầu trời ban ngày, do đó rất khó để thấy Sao Thủy ở đường chân trời trong cả tháng. Giữa 26 vav 29, Sao Thủy và Sao Kim dịch lại gần nhau, và có thể tạo ra một cảnh tượng đẹp mắt nếu chúng ở cao hơn trên bầu trời. (tiếc nhẩy)

Sao Kim
Sao Kim khá sáng trên bầu trời bình minh ở hướng đông nam; tuy nhiên, nó xuống thấp dưới đường chân trời khi bầu trời sáng lên. Sự giao hội của nó với Sao Mộc vào đầu tháng khá đáng thất vọng do quá thấp và Sao Kim cách người khổng lồ Sao Mộc này khoảng ½ độ.

Trong cả tháng này, Sao Kim biến mất trên bầu trời buổi sớm. Năm nay là năm tệ nhất trong những năm gần đây cho quan sát Sao Kim, và phải tới tháng 12 Sao Kim mới có đủ độ cao để có những hình ảnh đẹp trên bầu trời đêm.


Mặt Trăng ngay bên cạnh Sao Hỏa vào ngày 15.

Sao Hỏa
Sao Hỏa du hành cao trên bầu trời phía nam trong chòm Taurus. Hành tinh này không quá sáng với cường độ là 0.2, đi chầm chậm qua hướng tây trong cả tháng này để ngang qua Gemini trong tháng 3. Trăng khuyết ở bên phải sao Hỏa vào ngày 15 và qua bên trái vào ngày 16.

Sao Mộc
Mặt Trời dần dần để Sao Mộc ở đằng sau với độ sáng là 2.0 trên bầu trời bình minh phía nam. Tuy nhiên việc này thông thường cải thiện vị trí quan sát hành tinh, vì Sao Mộc ở phần dưới của chòm Sagittarius và nó chuyển động chậm qua hướng nam trên đường chân trời. Nó giao hội với Sao Kim và ngày 1 tháng này.

Sao Thổ
Sao Thổ mọc khi Mặt Trời lặn, nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Điều này xảy ra cho mỗi hành tinh vòng ngoài (thông thường là Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ) khi Mặt Trời, Trái Đất và hành tinh đó thẳng hàng trong Hệ Mặt Trời, sự kiện mà các nhà thiên văn học gọi là đối diện (ở bài trên lại dịch sai chỗ này, xin sửa lại tí T___T, tại có bao giờ để ý tới trên trời có gì đâu, chỉ toàn đọc sách là nhiều). Đối với Sao Thổ thì sự kiện này xảy ra vào ngày 24 khi độ sáng của nó là 0.2. Đồng thời, ngôi sao ở đầu Leo là ngôi sao sáng duy nhất ở gần đó, phía bên phải Sao Thổ.

Trăng tròn vào buổi sáng 21 ở ngay bên phái Sao Thổ.


Mặt Trăng và Sao Thổ ở phía đông vào 20h ngày 20.

* Bài gửi của duyb7 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Rất hoan nghênh tinh thần làm việc ko mệt mỏi của ku Duy ^^

Anh rất ủng hộ các bài viết thế này. Chúng ta cần biết rõ các hiện tượng sẽ xảy ra trong thời gian gần để kịp thời theo dõi và tiến hành quan sát nếu thích hợp. Ra Tết PAC sẽ cử người chuyên phụ trách về lĩnh vực này, quan trọng lắm ^^

* Bài gửi của bk1312 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
tqcovtau tqcovtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cảm ơn chú duyb7 cực kỳ cực kỳ nhiều, GM về quên ăn tết nên bỏ bê công việc, mà có làm thì cũng chẳng được như chú nên cảm ơn chú nhiều.
Gắng nhé, tui học hỏi theo với.

* Bài gửi của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
thinhphat thinhphat đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định

Cũng hay đó.Có điều mình nhìn bằng mắt chắc thấy được bằng niềm tin.
Có lẽ phải mượn PAC Kính về nhìn vài bữa hok biết được hok?

* Bài gửi của Sói tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 79
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bài viết của Duy rất hửu dụng đó chứ , cái này cần phải phổ biến rộng hơn nữa.

* Bài gửi của bkd_tech tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Quan sát thiên văn là một thú vui với bầu trời, và ta cũng học được rất nhiều điều từ các hiện tượng.

Một số góp ý với lịch thiên văn tháng 2 của bạn duy7 dịch.
1- Thời gian trong bài hình như bạn để là giờ GMT chưa chỉnh lại GMT+7
2- Winstar hình như không chính xác lắm : như 21 vừa qua là nguyệt thực toàn phần chứ không phải 1 phần.
Hiện web www.vietastro.org cũng đã cho ra mắt phần lịch thiên văn lấy dữ liệu từ lịch SkyCal trên web của NASA, so với của Winstar thì cũng tương đối đúng dù có sai lệch ở đơn vị phút (nhớ + thêm cho 7).
Một số thuật ngữ : opposition ->xung đối :khi Trái đất nằm giữa hành tinh và Mtr<> conjuction : giao hội : Mặt trời nằm giữa hành tinh và Trái Đất. Chỉ có với các hành tinh ngoài từ Sao Hỏa ra.

Interior Conjuction : theo ý riêng mình dịch là Giao hội trong. Hành tinh ở phía trước Mặt trời
Superior Conjuction: giao hội ngoài. hành tinh ở phía sau mặt trời
Các hành tinh trong có 2 kiểu giao hội này mà không có xung đối

+ Trăng bán nguyệt :
Đầu tháng gọi là Thượng Huyền
Cuối tháng là Hạ huyền



* Bài gửi của fairy_dream tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.