Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định The Night Sky Companion

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cái này là do anh Tuấn gởi cho, nghe nói là bàn nhau cùng dịch gì đó, nhưng vì gấp quá, 12h rồi nên tui làm đại lên đây để sau tính.

Đây là cuốn sách về các sự kiện có trong năm liên quan tới việc quan sát, cũng hay hay và có nhiều kiến thức thú vị, bà con tham khảo.
http://phobachkhoa.com//@pbk@/showthread.php?t=6219




* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
myduco myduco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chủ nhật, 17 tháng 2

Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục đến với nghiên cứu về Mặt Trăng với “Sea Of Islands” (Biển của các đảo) đang dần hiện ra. Biển Insularum sẽ hiện ra một phần khi một trong những miệng nổi bật trên Mặt Trăng--Copernicus--xuất hiện (Minh họa 2.35). Khi chỉ một phần của biển trẻ đáng lưu tâm này hiện ra ở phía đông nam Copernicus, ánh sáng sẽ rọi đúng hướng làm nổi lên những dòng dung nham nhiều màu của nó. Phía đông bắc là một Câu Lạc Bộ Mặt Trăng: Sinus Aestuum. Từ Latin của Bay of Billows (Vịnh sóng lớn), khu vực giống biển này có đường kính khoảng 290 kilomet, và khu vực này cỡ kích thước của bang New Hampshire.

Minh họa 2.35. Khu vực Copernicus (Credit--Greg Konkel, annotation by Tammy Plotner).
(1) Mons Wolf, (2) Eratosthenes, (3) Gay-Lussac, (4) Montes Carpatus, (5) Copernicus,
(6) Reinhold, (7) Mare Insularum, (8) Gambart, (9) Apollo 14 landing site, (10) Frau Mauro,
(11) Bonpland, (12) Parry, (13) Lalande, (14) Ptolemaeus, (15) Herschel, (16) Flammarion,
(17) Mosting, (18) Sinus Medii, (19) Triesnecker, (20) Murchison, (21) Pallas, (22) Bode,
(23) Ukert, (24) Sinus Aestuum, (25) Stadius.



Địa hình hầu như không có nhiều đường nét, khu vực này có suất phân chiếu thấp--tạo ra độ phản chiếu bề mặt thấp.

Bây giờ hãy quan sát và xem chúng ta thấy được những gì…và chuyến đi săn vui vẻ!



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
vinatex vinatex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định

Thứ 2, 18 tháng 2

Vào ngày này năm 1930, một người đàn ông trẻ tên Clyde Tombaugh đang rất bận rộn khi nghiên cứu vài tấm kính ảnh ông chụp bằng kính viễn vọng 13” của Đài quan sát Lowell. Phần thưởng của mình? Ông đã phát hiện ra Sao Diêm Vương!

Đêm nay phần thưởng của bạn sẽ là quan sát nhiều hơn về bề mặt Mặt Trăng khi chúng ta nghiên cứu Biển Cognitum, ““The Sea That Has Become Known” (Biển được biết đến). Được hình thành từ một vụ va chạm, những phần còn lại của lòng chảo vẫn còn tồn tại với hình dáng là một nửa vòng sáng của Montes Riphaeus, bao quanh nó ở phía tây bắc. Để tìm nó bạn hãy tìm điểm rất sáng của miệng hố Euclid. Ngay phía bắc là khu vực Fra Mauro ( Minh họa 2.36), khu vực đáp của Apollo 14. Bây giờ chúng ta sẽ nói về việc vì sao quan sát khu vực này lại quan trọng!

Được đặt theo tên của hố thiên thạch rộng 80 kilomet Fra Mauron, vùng đồi núi này được tin là noi phun trào dung nham hình thành nên Biển Imbrium. Những phần đất đá này có thể đến từ độ sâu 161 kilomet dưới bề mặt, và khi nghiên cứu khu vực này có thể giúp chúng ta hiểu được về tính chất vật lý và hóa học của khu vực bên dưới lớp vỏ của Mặt Trăng.

Minh họa 2.36. Fra Mauro (Credit—Wes Higgins).


Vùng Fra Mauro trở nên thú vị đối với các nhà khoa học khi máy đo địa chấn của Apollo 12 tại miệng hố Surveyor (đi về phía tây 177 kilomet) đã đưa về Trái Đất tín hiệu của những trận động đất rất nhẹ trên Mặt Trăng. Những hiện tượng này được cho là xuất phát từ miệng hố Fra Mauro khi Mặt Trăng đi qua điểm cận địa của nó. Apollo 14 đáp lên vùng đồi này ở rìa của hố Fra Mauro phía gần miệng hố mới hơn tên Cone--rộng khoảng 305 met và sâu 76 met. Phi hành gia Shepard và Mitchell đã lấy mẫu trên bức tường ngoài của hố và chụp ảnh khu vực bên trong.



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
hieuducco hieuducco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thứ 3, 19 tháng 2

Hôm nay là ngày sinh nhật của Nicolas Copernicus (Minh họa 2.37). Sinh năm 1473, ông là người khai sinh ra thuyết nhật tâm đã giải thích được hiện tượng chuyển động thụt lùi của các hành tinh bên ngoài. Quan điểm này xuất hiện từ 530 năm trước, trong thời kỳ “đêm tối”, suy nghĩ tiến bộ của ông làm chúng ta kinh ngạc.


Minh họa 2.37.
Nicholas Copernicus

Mặt Trăng chuyển động xa hơn về phía đông mỗi đêm và bây giờ nó đã đi qua Pollux và hướng tới Sao Thổ. Mặc dù chưa tròn hoàn toàn, nhưng bạn có thể thấy ảnh hưởng của nó với các vì sao lân cận không? Bây giờ nó đã cách xa Orion và Taurus, những ngôi sao cổ xưa kia bắt đầu xuất hiện trở lại--và chưa có ngôi sao nào ở Monoceros hiện ra cho mặt thường. Ngay cả Beta với độ sáng biểu kiến 4.6 cũng không hiện ra!


Minh họa 2.38. Iridum region (Credit—Roger Warner, annotation by Tammy Plotner). (1)
Alpine Valley, (2) Plato, (3) Mare Frigoris, (4) Philolaus, (5) Anaximenes, (6) J. Herschel, (7)
Sinus Roris, (8) Bianchini, (9) Sinus Iridum, (10) Promontorium Heraclides, (11) Promontorium
LaPlace, (12) Helicon, (13) Leverrier, (14) Straight Range, (15) Mons Pico, (16) Mons Piton, (17)
Montes Spitzbergen, (18) Archimedes, (19) Apollo 15 landing area, (20) Mare Imbrium.

Đêm nay chúng ta sẽ quay lại bề mặt của Mặt Trăng để nghiên cứu đường phân cách ngày đêm dịch chuyển thế nào và quan sát xem các đường nét thay đổi thế nào khi Mặt Trời thắp sáng các vùng đất của Mặt Trăng. Bạn còn thấy được Langrenus không? Còn Theophilus, Cyrillus, và Catharina? Posidonius vẫn như cũ chứ? Mỗi đêm các đường nét ở phía đông lại sáng hơn và khó phân biệt hơn--chúng càng ngày càng khó thấy rõ. Chúng ta sẽ nhìn nó vào vài ngày nữa, nhưng tối này hãy đến với đường phân cách khi vùng địa hình đẹp nhất của nó đang xuất hiện--“Bay of Rainbows” (Vịnh cầu vồng).

Hình dáng chữ C của Sinus Iridum rất dễ được nhận ra kể cả với một ống nhòm nhỏ (Minh họa 2.38)--đó là vùng đất tuyệt đẹp với các chi tiết nhỏ trong và xung quanh khu vực này đối với một kính viễn vọng nhỏ khi chúng ta nghiên cứu nó qua hàng năm. Lập ra một bảng kê tối nay và xem thử bạn tìm thấy bao nhiêu đường nét như được ghi trong Minh họa 2.38 và lập một thử thách Mặt Trăng của bạn!



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
pramod pramod đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 91
Mặc định

Thứ 5, 21 tháng 2

Bạn đã sẵn sàng cho tối nay chưa? Bắt đầu vào lúc 00 : 34 : 59 UT, Mặt Trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Đã đến lúc cho nguyệt thực toàn phần! Mặc dù giai đoạn đầu là phần khó thấy nhất của cả hiện tượng nguyệt thực, nhưng những người ở tây châu Á, châu Âu, châu Phi có thể thấy được vào lúc Mặt Trăng lặn. Đối với người quan sát ở châu Mỹ và vùng Thái Bình Dương, bóng mờ này sẽ kết thúc vào lúc Mặt Trăng mọc. Vào lúc 01 : 42 : 59 UT, Mặt Trăng sẽ đi qua vùng bóng tối hoàn toàn và sẽ không ra cho đến 05 : 09 : 07--đây là lúc nguyệt thực bán phần. Nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra ở châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông, và Tây Á, bắt đầu vào lúc 03 : 00 : 34 UT hoàn toàn vào lúc 03 : 26 : 05 và kết thúc vào lúc 03 : 51 : 32. Vùng bóng tối có độ sáng khoảng 1.1, nó sẽ tạo ra màu cam đậm và sẽ rất có giá trị để quan sát (Minh họa 2.42).


Minh họa 2.42. Nguyệt thực (Credit—John Chumack).

Hãy bỏ thời gian để chụp ảnh và ghi chép. Đánh giá nguyệt thực bằng thang Danjon: L=4 là màu cam hay đồng với chút sắc xam lam chỗ bóng mờ và bóng tối gặp nhau; L=3 là màu gạch, với màu xám hay vàng ở mép; L=2 là đỏ đậm và Mặt Trăng sẽ rất tối ở tâm; L=1 là nguyệt thực tối. Mặt Trăng sẽ xuất hiện với màu nâu hay xám sẫm, lúc đó bề mặt sẽ rất khó thấy được; L=0 Mặt Trăng tối đến nỗi gần như biến mất. Mang kính viễn vọng ra để quan sát bữa tiệc hiếm có khi bóng tối che dần các miệng núi lửa, núi non và biển…. Và sau đó ánh Mặt Trời lại trở lại với chúng!

Nhưng đừng có quá chú tâm tới nguyệt thực mà bạn quên đi việc đi vòng quan Mặt Trăng. Đối với nhiều người quan sát, ngôi sao sáng Regulus sẽ chỉ cách vài độ so với quần của Mặt TRăng và vài người may mắn trong đêm này sẽ thấy hiện tượng che khuất! Hãy dò xung quanh cùng với một ông nhóm để tìm các thiên thể khác nữa. Đâu phải khi nào cũng nhìn thấy những thiên thể trong đêm lại tỏa sáng gần trăng tròn đâu phải không?

Hi vọng bạn sẽ có một đêm trời trong…




* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 119
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thứ 6, 22 tháng 2

Ngày này năm 1966, tàu vũ trụ Kosmos 110 của Liên Xô cũ được phóng đi. Phi hành đoàn của nó là những con chó, Veterok (Cơn gió nhỏ) và Ugolyok (Mẩu than nhỏ), cả hai đều là những con chó làm nên lịch sử (Minh họa 2.43). Chuyến bay mất 22 ngày và giữ kỷ lục về sinh vật sống du hành ngoài không gian cho đế năy 1974--khi Skylap 2 mang ba phi hành gia đi trong 28 ngày.

Khi Mặt Trăng không có mặt một thời gian ngắn tối nay, hãy nhìn về hai chú chó là chòm sao Canis Major và Canis Minor (chó lớn và chó nhỏ). Đã đến lúc nghiên cứu Monoceros! Bằng cách dùng sao khổng lồ đỏ Betelgeuse, viên kim cương sáng Sirius và đèn hiệu Procyon, chúng ta có thể thấy ba ngôi sao này hợp thành một tam giác trên bầu trời với Sirius chỉ thẳng về phía nam.


Minh họa 2.43. Veterok và Ugolyok.

Minh họa 2.44. NGC 2186 (Credit—Palomar Observatory, courtesy of Caltech).


Unicorn (ngựa thần có sừng) không phải là một chòm sao sáng, và hầu hết sao của nó nằm trong khu vực này--với Alpha nằm cách một bàn tay phía nam của Procyon. Dùng thắt lưng Orion chỉ hướng, nhìn sang phía đông, đó là Delta. Cách khoảng một nắm tay phía đông nam sẽ là Gamma; với Beta xa hơn chút nữa khoảng hai ngón tay. Khoảng một gang tay về phía tây nam của Betelguese là Epsilon. Mặc dù nó có vẻ đơn giản, nhưng việc biết những ngôi sao này sẽ giúp bạn tìm thấy nhiều thiên thể tuyệt đẹp. Hãy bắt đầu chuyến đi tối nay với hai ngón tay phía tây bắc của Epsilon…

NGC 2186 là một cụm sao tam giác mở có thể thấy được bằng ống nhòm, và nó có 30 ngôi sao hoặc hơn với một kính thiên văn cỡ nhỏ (Minh họa 2.44). Đây không chỉ là một thiên thể Herschel “400” bạn có thể nhìn thấy bằng các dụng cụ đơn giản, mà nó là một cụm thiên hà đáng giá chứa những đĩa thiên hà!



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Thứ 7, 23 tháng 2

Năm 1987, Ian Shelton phát hiện ra một thiên thể lạ lùng cho mắt thường-- SN 1987A (Minh họa 2.45). Đó là siêu sao mới sáng nhất trong 383 năm. Nằm gần tinh vân Tarantula trong đám mây Magellanic Lớn, người đẹp này có độ sáng biểu kiến là 3 và đôi khi mắt thường cũng thấy được. Bảy năm sau, kính thiên văn vũ trụ Hubble (HST-Hubble Space Telescope) quan sát vài cái vòng kỳ lạ trong khu vực này, chúng được cho rằng đã được tạo ra trước sự kiện này (sự kiện siêu sao mới-ND)--điều này vẫn chưa được giải thích.

Minh họa 2.45. SN 1987A (Credit—STScI/Hubble Heritage Team).


Ông William Herschel cũng tham gia cuộc hành trình khám phá tối nay…. Và ông chọn chòm Monoceros. Lấy ống nhòm hoặc kính viễn vọng ra và hãy hướng cách ít hơn một nắm tay phía đông đông nam sao Alpha (RA 08 00 01 Dec - 10 46 12) để tìm NGC 2506 (Minh họa 2.46). Trong đêm tối, thiên thể có độ sáng biểu kiến thứ 7 này có thể một trong những thiên thể ấn tượng nhất của cụm mở Monoceros. Giữ một chuỗi các vì sao, nó phô bày một sự tập trung lớn--gần giống như một cụm cầu. Bởi vậy, NGC 2056 đã từng được dùng dể nghiên cứu các cụm thiên hà già, ít kim loại. Sự tiến hóa của nó đã làm giàu kim loại cho mình, và nó thật bị đáng ghen ghét vì đã rất già nhưng vẫn đẹp! Đánh dấu H VI.37 và danh sách “400” của bạn. (Ghi chú: H “400” là viết tắt của danh sách 400 thiên thể của William Herschel-ND).

Bạn muốn một thử thách? Thử tìm NGC 2236 (Minh họa 2.47), khoảng hai độ phía tây nam của 13 Monoceros (RA 06 29 42 Dec +06 50 00). Mặc dù nó được phát hiện ra cùng vào một đêm với NGC 2506 nhưng Herschel đã lấy nó ra khỏi bầu trời đêm bảy năm trước. Nó đúng là một liên hợp vật lý các vì sao nằm trong rìa của nhanh xoắn ốc ngoài của Perseus, và nó tham gia vào đêm nay 224 năm trước với tên H VII.5.

Minh họa 2.46. NGC 2506 (Credit—Palomar Observatory, courtesy of Caltech).



Minh họa 2.47. NGC 2236 (Credit—Palomar Observatory, courtesy of Caltech).



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 09:10 AM
myduco myduco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vì một vài lý do (mây nhiều không có gì để ngắm, học thi, mạng cùi, lười biếng...) mà mục này bị bỏ bê cho đến tận hôm nay, xin hứa là không bỏ rơi "em nó" nữa.

Thứ 7, 19 Tháng 4

Ngày này năm 1971, trạm không gian đầu tiên của thế giới được phóng—tàu của Salyut 1(Hình 4.40) của Liên Xô. Sáu tuần sau, Soyuz 11 và phi hành đoàn của nó cập bến trạm không gian, nhưng lỗi kỹ thuật xảy ra đã không cho họ vào trong. Cả phi hành đoàn được gọi hủy nhiệm vụ, nhưng thật không may tất cả đều mất trong khi khoang quay lại của họ bị tách khỏi tàu vũ trụ gây ra mất áp suất. Mặc dù định mệnh này tạo ra bóng đen lên Salyut 1, nhiệm vụ vẫn tiếp tục và mang lại thành công cho đến đầu những năm 1980 và nó tạo ra tiền đền cho Mir.

Nó lớn. Nó sáng. Và gần tròn (Hình 4.41). Còn có gì khác ngoài Mặt Trăng? Khi ánh sáng gần như áp đảo trong các kính viễn vọng, hãy thử chuyển sang ống nhòm và xem thử có bao nhiêu chi tiết bề mặt mà giờ đây là những chấm sáng bạn có thể nhớ được. Bạn có nhận ra Proclus ở rìa Biển Crisium? Còn Furnerius nằm ở quầng phía tây bắc thì sao? Hãy nhìn xem mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi cường độ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời!


Hình 4.40:Salyut 1 (Credit—NASA).

Bất chấp ánh sáng, bạn có thể để ý thấy Spica trắng xanh nằm rất gần Mặt Trăng tối nay (Hình 4.42). Hãy bỏ thời gian ra để nhìn vào ngôi sao heli tuyệt vời này, nó có ánh sáng mạnh gấp 2300 lần Mặt Trời thắp sáng Mặt Trăng đêm nay. Cách chúng ta gần 275 năm ánh sáng, Alpha Virginis là một sao nhị phân được phát hiện bằng quang phổ. Ngôi sao thứ hai bằng khoảng nửa kích thước ngôi sao thứ nhất và chu kỳ quay khoảng 4 ngày với bán kính quỹ đạo từ tâm hai ngôi sao là 18 nghìn kilomet… Khoảng cách đó nhỏ hơn một phần ba khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời! hai ngôi sao này có thể sượt qua nhau trong hiện tượng thiên thực. Chưa hết, Spica đồng thời là một sao pulsar thay đổi độ sáng và khoảng cách gần của đôi sao này tạo điều kiện cho chúng ta quan sát được—ngay cả khi không có kính viễn vọng!


Hình 4.41:Mặt Trăng gần tròn (Credit—Roger Warner).

Hình 4.42:Spica (Credit—Palomar Observatory, courtesy of Caltech).



* Bài gữi của duyb7 tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.