Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:09 AM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 115
Mặc định Thời gian thuận lợi nhất để quan sát Sao Thủy

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sao Thủy đang ở vị trí rời xa Mặt Trời và sẽ đạt góc ly giác (elongation) cực đại ở phía tây so với Mặt Trời vào ngày 3/3 này. Lúc đó khoảng cách giữa Sao Thủy và Mặt Trời trên thiên cầu là lớn nhất đạt 28,3 độ. Đây là lúc thuận tiện để quan sát Sao Thủy vào lúc sáng sớm khi nó xuất hiện cao nhất ở chân trời đông và có thời gian quan sát được dài nhất trước khi bị che phủ bởi ánh sáng Mặt Trời lúc bình minh.



Sao Thủy có dạng hình bán nguyệt khi nhìn qua KTV vào lúc này


Hai hành tinh có quĩ đạo quay quanh Mặt Trời ở phía trong so với Trái Đất (inferior planet) là Sao Thủy và Sao Kim, chỉ quan sát được vào lúc rạng sáng hay chập tối. Đối với Sao Thủy do quá gần Mặt Trời nên thời gian quan sát được chỉ trong vòng vài chục phút, vì thế khi nó đạt độ ly giác cực đại là cơ hội cho những người yêu bầu trời nhìn ngắm qua ống nhòm và kính thiên văn.



Vị trí trên quĩ đạo có góc ly giác cực đại của các hành tinh trong



Cũng như Sao Kim, Sao Thủy cũng có khi tròn khi khuyết giống các pha của Mặt Trăng đó là đặc trưng của các hành tinh phía bên trong Trái Đất. Khi đạt độ ly giác cực đại Sao Thủy sẽ có dạng hình bán nguyệt.


Vào lúc này Sao Thủy có sự thuận lợi để quan sát hơn bao giờ hết, vì có Sao Kim (Sao Mai) rực sáng ở kề bên. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy nhìn về phía chân trời Đông vào rạng sáng sau 5h trong những ngày cuối tháng hai và đầu tháng ba này, để tìm ra Sao Thủy đang sánh đôi cao hơn chút so với ngôi Sao Mai rực sáng. Đến ngày 6/3 Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện cạnh hai hành tinh này tạo nên một cảnh đẹp của bầu trời vài phút trước khi Mặt Trời Mọc.


Lưu ý đặc tính để phân biệt một hành tinh với các ngôi sao khác là : Các hành tinh có ánh sáng ổn định hầu như không nhấp nháy.




Hình mô phỏng quang cảnh phía đông lúc rạng sáng



Nguyễn Tuấn - HAAC
Thiên văn học|Câu Lạc Bộ Thiên Văn Học Nghiệp Dư TP.HCM-HAAC



* Bài gữi của giaomua tại diễn đàn cu PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.