Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:00 AM
tqcovtau tqcovtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định Việt Nam chinh phục vũ trụ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mơ ước chinh phục vũ trụ là của cả loài người.Người VN cũng nằm trong số đó.Chúng ta có những con người có tài và có 1 người đã bay lên vũ trụ.Đó là ai thì chắc các bạn đã biết.Ngoài ra thì con người đã sử dụng lợi ích và khai thác nó có hiệu quả rất cao.Từ thông tin liên lạc,chinh phục và khám phá không gian,quan sát khí tượng...Năm 1985, chúng ta đã có trạm thu ảnh vệ tinh đầu tiên bằng hình ảnh đen trắng.Nhận thức rõ lợi ích từ vũ trụ,Chính phủ ta đã xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng CNVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Đến năm 2020, VN sẽ làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ và điều khiển tên lửa, tự chế tạo trạm mặt đất giá rẻ hiện đại.Viện CNVT được thành lập năm 2006.Ngày 19/4/2008, vệ tinh đầu tiên của VN là VINASAT-1 được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Korou(Guyana,thuộc địa của Pháp ở Nam Mĩ).Năm 2010 và 2012, hai vệ tinh Pico Dragon và VNREDSAT-1 do VN tự chế tạo sẽ được phóng lên.Hiện nay chúng ta đang quan tâm đến vệ tinh viễn thám loại nhỏ vì giá thành thấp.Khoa CNVT thộc Đại học Công nghệ HN đã được thành lập nhằm đào tạo nhân lực.Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ có tổ hợp vũ trụ khởi công xây dựng năm 2013, hoàn thiện năm 2016 với chi phí 350 triệu USD.Hi vọng trong tương lại chúng ta sẽ có nhiều nhà khoa học,nhân tài và cả phi hành gia giỏi, đặc biệt là có nhiều phụ nữ. Mơ ước sẽ trở thành sự thật.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:00 AM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nhiều nhà quản lý dự kiến, năm 2017, VN sẽ làm chủ công nghệ và chế tạo được vệ tinh viễn thám nhỏ (dưới 500 kg). Tuy nhiên, đến nay các công tác nghiên cứu, triển khai chưa cho thấy được sự tiến triển cần thiết.

Trong khi đó, công nghệ sản xuất vệ tinh mà các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Vũ trụ đang theo đuổi lại ở mức rất thấp, chỉ ngang tầm? trình độ của các sinh viên Mỹ, Anh.

Hiện tại, Viện Công nghệ vũ trụ có 75 cán bộ, nhân viên, trong đó có một giáo sư, 8 tiến sĩ và 15 thạc sĩ. Viện cũng đã cử các đoàn cán bộ chuyên gia đến các nước có nền công nghệ vũ trụ phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu để học hỏi kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý, vận hành, khai thác.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, cho biết Viện hợp tác với ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh kỹ sư công nghệ vũ trụ từ năm 2008.

Dự kiến năm đầu tiên sẽ tuyển sinh khoảng 60 người, trong đó tập trung đào tạo khoảng 10 - 15 kỹ sư chuyên về công nghệ vũ trụ. Tuy nhiên, số lượng người cho một ngành công nghệ mang tầm chiến lược là quá ít.


Nguồn nhân lực ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam rất thiếu. Ảnh: VNPT


Giáo sư Trần Mạnh Tuấn, Viện KHCN Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, cho hay tới thời điểm này, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghệ vũ trụ của chúng ta rất thiếu. Từ nay tới 2020, để ?tạo ra một bước đột phá?, bên cạnh đầu tư hệ thống hạ tầng, chúng ta phải rất nỗ lực trong việc đào tạo nhân lực.

Ngay cả việc có vệ tinh rồi nhưng nhân lực cho việc ứng dụng, triển khai thành tựu này cũng là vấn đề nan giải. Tiến sĩ Phạm Văn Cự, Trung tâm Viễn thám và Geomatic, Viện Địa chất, một trong những nhà khoa học tham gia dự án viễn thám đầu tiên của Việt Nam về phát hiện và theo dõi cháy rừng, cho biết năm 1997, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh trong theo dõi cháy rừng khi tham gia dự án hợp tác nghiên cứu với cộng đồng châu Âu (EU).

Cũng năm đó, EU gửi một trạm thu vệ tinh xách tay để thử nghiệm và những bức ảnh vệ tinh đầu tiên ở Việt Nam được thu thành công. Đây là bước khởi động cho đề tài xây dựng trạm thu và nghiên cứu ứng dụng ảnh NOAA ở Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình KC01. Mặc dù vậy, đến năm năm sau, những công nghệ này mới được ứng dụng ở Việt Nam (mùa khô năm 2002).

Tiến sĩ Cự bức xúc, cả Trung tâm Viễn thám và Geomatics chỉ có 16 người và phần lớn được đào tạo bài bản ở các nước có nền công nghệ vũ trụ phát triển, nhưng liệu họ yên tâm phục vụ khi điều kiện làm việc cũng như chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng.

?Nếu những người này bỏ việc thì lấy đâu ra người có đủ trình độ để tiếp tục công việc và nguy cơ tụt hậu về công nghệ là điều không tránh khỏi. Đây là điều mà các nhà quản lý phải tính đến?, tiến sĩ Cự cảnh báo.

Theo Baodatviet.vn
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:00 AM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Năm 1980, Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á có người bay vào vũ trụ. Hiện nay, nhiều người gốc Việt đang làm việc cho NASA (Mỹ) ở những cương vị khác nhau, Giáo sư Trần Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học Công nghệ Vũ trụ (Viện KH & CN Việt Nam) khẳng định.

Cũng theo Giáo sư Trần Mạnh Tuấn, điều đó chứng tỏ khả năng người Việt có thể tiếp thu và làm chủ được công nghệ vũ trụ.

Phạm Tuân là người Châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ.


Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhờ sự hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thông qua Chương trình Intercosmos, Việt Nam đã có những hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Cụ thể, Việt Nam đã bắt đầu sử dụng ảnh vệ tinh, ứng dụng vào công nghệ viễn thám để nhận dạng các vùng đất, nghiên cứu địa hình..., các nhà khoa học Việt Nam và Liên Xô đã thực hiện thành công một thí nghiệm viễn thám hàng không, đo và xây dựng bản đồ độ ẩm đất vùng ven sông Hồng; xây dựng Trạm mặt đất Hoa Sen phục vụ thông tin liên lạc qua hệ Intersputnik?

Đỉnh cao của sự hợp tác này là việc thực hiện thành công chuyến bay hỗn hợp Xô - Việt từ ngày 23 đến ngày 31/7/1980. Trước đó, từ 1/4/1979, để chuẩn bị cho chuyến bay, hai phi công Việt Nam là Phạm Tuân và Bùi Thanh Liêm đã được gửi sang Liên Xô đào tạo và cuối cùng Phạm Tuân đã được chọn để bay cùng nhà du hành vũ trụ người Nga Gorbatko trên tàu vũ trụ Soyuz -37. Việt Nam trở thành nước Châu Á đầu tiên có nhà du hành vũ trụ.

Công nghệ vệ tinh nhỏ đang là xu hướng của các nước đang phát triển. Ảnh: Tư liệu.


12 năm sau chuyến bay của Phạm Tuân, có một người Mỹ gốc Việt là tiến sĩ Eugene Trịnh cũng đã bay vào vũ trụ trên tàu con thoi Columbia trong 13 ngày 19 giờ, từ 25/6 đến 9/7/1992, với cương vị là chuyên gia về thiết bị vũ trụ. Tiến sĩ Eugene Trịnh sinh năm 1950 tại TP HCM, tên đầy đủ tiếng Việt là Trịnh Hữu Châu. Hiện, Tiến sĩ Eugene Trịnh là Giám đốc một bộ phận nghiên cứu khoa học vật lý của NASA.

Ngoài Tiến sĩ Eugene Trịnh, còn có nhiều người Việt Nam đang làm việc ở NASA hay ở các ĐH Mỹ với những cương vị khác nhau như: Giáo sư thiên văn học nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận (ĐH Virginia), người vừa được UNESCO quyết định tặng giải thưởng Kalinga 2009, một giải thưởng quốc tế để tôn vinh các nhà nghiên cứu có nhiều thành tích phổ biến khoa học cho công chúng. Các sự kiện trên chứng tỏ rằng, trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp thu và làm chủ công nghệ vũ trụ.


Theo Baodatviet.vn
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:00 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vậy tớ nghĩ rằng phụ nữ VN có thể bay vào vũ tdduwwowcj như nam giưới không nhỉ?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.