Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Lớp học Thiên Văn Cơ Bản

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:59 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Thiên văn học phương đông- quan niệm và một số chòm sao!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo người Trung Hoa nói riêng và người phương đông nói chung thiên văn con gằn liền với ngũ hành và can chi (khác với thiên văn cổ phương tây họ gắn liền các chòm sao với thấn thánh thể hiện như với ngũ hành ta có Kim tinh -Mộc tinh- Thuỷ tinh- Hoả tinh-Thổ tinh. Và nó cũng chính là bộ vật chất tạo nên thế giới, muôn loài (theo quan niêm người phương đông). Hãy xoè bàn tay của bạn ra và có lẽ bộ này được hình thàn từ 5 ngón tay và đại diện cho 5 ngón tay này. Nhưng rồi chúng được Triết lý hóa, trở thành Ngũ hành ? 5 nguyên lý cơ bản của vật chất, gắn kết với mọi trạng thái triết lý từ Vật chất đến tinh thần

Hành Kim: màu Trắng phương Tây mùa thu Mũi Phế (phổi)
Hành Mộc: màu Xanh phương Đông mùa xuân Mắt Can (gan)
Hành Thủy: màu Đen phương Bắc mùa đông Tai Thận
Hành Hỏa: màu Đỏ phương Nam mùa hạ Lưỡi Tâm (tim)
Hành Thổ: màu Vàng phương Trung ương (không) Miệng Tỳ
Việc gắn phương hướng với các mùa và với Ngũ hành liên quan nhiều đến Thiên Văn. Người Trung hoa nhận thấy vào mùa Xuân thì đuôi của chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía Đông, mùa Thu chỉ về phía Tây, nên tương ứng mùa và phương. Như vậy chòm Bắc Đẩu thất tinh không phải chỉ là xác định phía Bắc, mà còn là sao chỉ phương và mùa trong văn hóa Trung Hoa.
Và người Trung Hoa dùng Ngũ hành để đặt tên cho các hành tinh mà họ quan sát được, theo thứ tự từ mặt trời ra ngoài là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. Chính các hành tinh này và chu kì chuyển động của chúng là cơ sở tạo nên hệ đếm Can Chi.
Can (cán ? thân cây) gồm: Giáp ? Ất ? Bính ? Đinh ? Mậu ? Kỷ - Canh ? Tân ? Nhâm ? Quý
Chi (cành cây), gồm: Tí ? Sửu ? Dần ? Mão ? Thìn ? Tỵ ? Ngọ - Mùi ? Thân ? Dậu ? Tuất ? Hợi

Khi quan sát quĩ đạo các hành tinh, họ lấy Bắc thiên cực làm gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái (1) để xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của mình. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về vị trí cũ trên bầu trời) của các Hành tinh như sau:

Sao Thủy: khoảng ¼ năm
Sao Kim khoảng 0,6 năm
Sao Hỏa khoảng 2 năm
Sao Mộc khoảng 12 năm
Sao Thổ khoảng 30 năm.
Từ chu trình đó người phương đông đã gắn liền với sự sinh trưởng của cây cối:
(I). Giáp : nẩy mầm
(II). Ất : nhú lên mặt đất
(III). Bính : đón ánh mặt trời
(IV).Đinh : trưởng thành khỏe mạnh
(V). Mậu : rậm rạp
(VI). Kỉ : dấu hiệu hoa trái
(VII). Canh : thay đổi
(VIII). Tân : hoa quả mới
(IX). Nhâm : thai nghén cho mùa sau
(X). Quý : mầm đang chuyển hóa

(1). Tý : mầm hút nước
(2). Sửu : nẩy mầm trong đất
(3). Dần : đội đất lên
(4). Mão : rậm tốt
(5). Thìn : tăng trưởng
(6). Tỵ : phát triển
(7). Ngọ : sung mãn hoàn toàn
(8). Mùi : có quả chín
(9). Thân : thân thể bắt đầu suy
(10). Dậu : co lại
(11).Tuất : khô úa héo tàn
(12). Hợi : chết đi.

Cùng với Ngũ hành, Can chi hay Hoa Giáp đáp đã tạo thành một tư tưởng khép kín về chu kỳ vận động của Vũ trụ, với chu kỳ 60. Các thước đo thời gian đều được gắn với Can chi. Một ngày chia làm 12 giờ, một năm 12 tháng; 12 năm là một chu kỳ ngắn, 60 năm là một vòng ?Lục thập Hoa giáp?, 3600 năm là một chu kỳ lớn của Vũ trụ. Khi viết năm, họ chỉ dùng can chi, nên phải thêm triều đại cai trị tương ứng mới đủ. Không chỉ thế, phương vị trên bầu trời cũng được chia ra 12 cung, khi xác định vị trí ngôi sao thì nói nó nằm trong cung nào.
nguyên tác:Bùi Dương Hải
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.