Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 08:58 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Những điều chưa biết về tàu thần châu VI

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những chuyện chưa biết về tàu vũ trụ Thần Châu VI



Theo dự kiến, khoảng 10h ngày mai, giờ VN, Trung Quốc sẽ cho phóng tàu không gian Thần Châu VI lên vũ trụ. Con tàu mang theo hai phi hành gia cho chuyến đi kéo dài năm ngày với sứ mạng khoa học.
Như vậy là chỉ sau hai năm khi Thần Châu V đưa Dương Lợi Vĩ vào không gian trong 21 giờ, Trung Quốc (TQ) đã chuẩn bị xong cho một bước tiến mới trong công cuộc chinh phục không gian. Bước tiến đó thể hiện rõ ngay trong việc chế tạo tàu Thần Châu VI.

Tàu nhẹ hơn, an toàn hơn

Tàu Thần Châu VI gồm năm cấu thành chính: khoang quĩ đạo, khoang phản hồi, khoang đẩy, tháp cứu sinh và một đoạn quá độ (có nhiệm vụ do thám trên không).

Nếu như trên tàu Thần Châu V, Dương Lợi Vĩ chỉ làm việc trong khoang phản hồi suốt chuyến bay thì trên tàu mới, hai phi hành gia có thể thường xuyên qua lại giữa hai khoang phản hồi và quĩ đạo. Các nhà thiết kế gọi hai khoang này là "một phòng một sảnh".

Khoang phản hồi là "phòng" vì đó là phòng điều khiển của phi hành gia; còn "sảnh" - khoang quĩ đạo - là nơi các phi hành gia tiến hành thí nghiệm. Khoang "sảnh" cũng là phòng ngủ của phi hành gia nên nhiệt độ luôn được đảm bảo ở mức 17 - 25OC.

Hai tấm pin mặt trời kiểu cánh buồm lắp bên ngoài khoang sẽ đảm bảo năng lượng cho việc liên lạc với trạm điều khiển ở mặt đất. Khoang quĩ đạo này còn được gọi là "khoang lưu quĩ" vì khi các phi hành gia quay về Trái đất, nó sẽ tách ra để ở lại trên quĩ đạo tiếp tục các nghiên cứu khoa học tự động.

Khoang đẩy của Thần Châu VI cũng được hoàn thiện hơn và kiêm thêm nhiệm vụ chứa oxy và nước dành cho các phi hành gia. Tháp cứu sinh nằm ở phía trước con tàu, cao 8m, có gắn 10 động cơ tên lửa loại nhỏ, làm nhiệm vụ cấp cứu các phi hành gia khi gặp sự cố trong khoảng thời gian 900 giây trước khi phóng cho đến 160 giây sau khi phóng.

Chẳng hạn khi các phi hành gia đã ngồi trong khoang phản hồi nhưng tên lửa chưa phát nổ, nếu phát sinh sự cố thì tháp cứu sinh sẽ đưa phi hành gia trượt theo đường thoát hiểm xuống nơi an toàn.

Sau khi phóng đến 160 giây (cách mặt đất 100km), nếu có sự cố thì hệ thống tên lửa của tháp cứu sinh sẽ khởi động cấp tốc làm khoang phản hồi tách khỏi khoang quĩ đạo và tên lửa đẩy để phóng khỏi khu vực nguy hiểm, rồi mở dù để đáp xuống địa điểm an toàn.

6 năm nữa sẽ có nữ phi hành gia

Các nước tuyển nữ phi hành gia từ phi công lái máy bay. TQ từ năm 1951 đến nay đã có bảy lần tuyển nữ phi công, nhưng hiện nay người trẻ nhất trong số họ đã ở tuổi 27.

Nếu qua ba năm huấn luyện làm phi hành gia thì đã "già" so với công việc này.

Do vậy, TQ phải tuyển từ nữ sinh trung học. Năm nay, trong số 2.000 nữ sinh ứng tuyển ở 12 tỉnh, họ chọn 30 người vào học và huấn luyện tại Trường đại học Không quân.

Qua bốn năm sẽ chọn số ưu tú nhất huấn luyện làm phi hành gia khoảng 2-3 năm. Khi đó độ tuổi của họ khoảng 27, lứa tuổi đẹp nhất để bay vào vũ trụ.
Ngoài ra, sau khi tàu lên không trung được 160 giây an toàn thì tháp cứu sinh sẽ được tách bỏ để giảm trọng lượng cho con tàu.

Ông Tôn Lai Yến, phó chủ nhiệm Ủy ban Công nghiệp quốc phòng TQ, cục trưởng Cục Hàng không vũ trụ quốc gia, đúc kết: tàu Thần Châu VI có kết cấu hoàn thiện hơn, trọng lượng giảm, thiết bị làm việc nhiều hơn, đảm bảo được cân bằng năng lượng nên phi thuyền càng an toàn và đáng tin cậy hơn.

Các chuyên gia TQ hiện rất tự tin về những nắm bắt trong lĩnh vực không gian của mình. Chuyên gia Hoàng Xuân Bình, nguyên tổng chỉ huy chế tạo hệ thống tên lửa phóng tàu vũ trụ, người ấn nút phóng tàu Thần Châu V, thậm chí tin rằng đến năm 2010, TQ đã có thể xây dựng được trạm không gian trên quĩ đạo cho riêng mình.

"80 ngày đêm trên vũ trụ"

Trong chuyến bay dài ngày, sự phối hợp giữa các phi hành gia phải nhịp nhàng và sức chịu đựng trong vũ trụ phải cao hơn. Năng lực hiểu ngầm nhau trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong tuyển chọn, tức hai người phải thể hiện sự "ăn ý" ở mức cao.

Hai phi hành gia phải tự điều chỉnh đồng hồ sinh học để thích nghi ngay. Trên quĩ đạo cách mặt đất 400km thì mỗi "ngày đêm" chỉ dài 90 phút, như vậy trên Trái đất qua năm ngày đêm thì trên quĩ đạo phải qua 80 ?ngày đêm?.

Trong môi trường đó, các phi hành gia luôn cảm thấy buồn ngủ. Do vậy phải thích nghi ngay để đến giờ ngủ thì ngủ nhanh, còn đến giờ làm việc thì phải rất tỉnh táo. Khối lượng công việc trên Thần Châu VI nhiều nên các phi hành gia phải kiêm nhiệm, từ điều khiển, sửa chữa đến thí nghiệm khoa học.

Trên các phi thuyền của Mỹ, người điều khiển phi thuyền, người sửa chữa và các nhà nghiên cứu khoa học đều có nhiệm vụ riêng, người điều khiển phải huấn luyện lâu còn những người khác thì chỉ cần trong thời gian ngắn.

Các phi hành gia TQ phải có kinh nghiệm trên 2.000 giờ lái máy bay chiến đấu và năm năm luyện tập về phi công vũ trụ, còn phải đảm nhiệm được công việc nghiên cứu thí nghiệm.

Có cơm xào thập cẩm

Y phục của phi hành gia (gồm quần áo áp lực, mũ, găng tay, ủng) trên phi thuyền Thần Châu VI được cải tiến hơn nhiều so với thời Thần Châu V. Quan trọng nhất là quần áo áp lực, gồm quần áo lót, lớp giữ ấm, lớp thông gió tỏa nhiệt, lớp cách nhiệt chân không; trong trường hợp áp lực trong khoang thay đổi đột ngột vẫn đảm bảo tính mạng cho phi hành gia.

Khi Dương Lợi Vĩ bay trên Thần Châu V, hệ thống nhận và phát tiếng nói từ Trái đất được gắn trên quần áo nên anh phải mặc bộ quần áo vũ trụ nặng 10kg suốt trong 21 giờ. Trên Thần Châu VI, hệ thống này được làm riêng nên các phi hành gia lần này lên quĩ đạo có thể thay quần áo khác nhẹ nhàng hơn.

Mỗi phi hành gia mang theo hai đồng hồ, một gắn ở quần áo và một đeo ở tay. Lần này đồng hồ vũ trụ do TQ chế tạo. Hiện nay TQ là nước thứ hai chế tạo được đồng hồ vũ trụ sau Thụy Sĩ; Mỹ và Nga vẫn phải mua đồng hồ của Thụy Sĩ.

Ngày 19-8 vừa rồi, phi hành gia Dương Lợi Vĩ đến Liên bang Nga nhận huân chương Gagarin đã mang theo một đồng hồ vũ trụ do TQ chế tạo, xem như quốc lễ do ngành hàng không vũ trụ TQ tặng ngành hàng không vũ trụ Nga.

Về ăn uống, trước đây Dương Lợi Vĩ trên vũ trụ được ăn khoảng 30 món ở trạng thái miếng, có điểm tâm, cà phê; khi ăn không dùng dụng cụ ăn. Lần này hai phi hành gia trên Thần Châu VI được ăn nóng, có 40-50 món ở dạng viên hoặc sợi; món ăn chính là cơm bát bửu, cơm cà ri, cơm xào thập cẩm..., điểm tâm trái cây đông lạnh; phi hành gia có thể dùng muỗng, nĩa để lấy thức ăn.


vietbao.vn/The-gioi/Nhung-chuyen-chua-biet...tau...Than...VI/.../159/
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.