Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
ptchien ptchien đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định Giải thích giùm tớ những hiện tượng lạ của bầu trời !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong khi tìm kiếm mấy hình ảnh về sét hòn thì tình cờ xem được mấy bức ảnh lạ sau đây. Rất cảm ơn ai đó giải thích giùm congchua những cảnh tượng đẹp này !





Nhìn giống cầu vồng nhưng tại sao lại không cong nhỉ ?



còn đây là cái gì?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cái hình thứ 2 là ?Cầu vồng lửa? (tên khoa học là circumhorizontal arc ? CHA)
Là những vầng hào quang hoặc một hiện tượng quang học gần giống với cầu vồng nằm ngang chân trời. Nó được tạo ra bởi sự khúc xạ ánh sáng qua những tinh thể băng của các đám mây ti dạng xoắn ở trên cao

Cái hình cuối là "cột ánh sáng"

Theo một số chuyên gia quang học khí quyển, đây là hiện tượng bình thường có tên gọi "tinh thể băng" có thể xảy ra trong môi trường không khí lạnh và khô thường xuất hiện ở châu Âu vào mùa đông.Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, các cột sáng không thể giải thích đơn giản như vậy vì có những đường sáng bị bẻ cong phía trên. Theo họ, đây là hiện tượng hiếm gặp vì từ trước tới giờ khoa học mới chỉ ghi nhận một vài trường hợp như thế.

Sưu tầm
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
tai-viet tai-viet đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

keke ^^ sao anh six ko trả lời nốt hih` 1 lun đi hj` ....^^ hih` 1 chắc là do cái máy ảnh bị .. dơ ^^ ( chắc dính màu từ bút high line nhi~ :P )
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
lengo_ltd lengo_ltd đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Hiện tượng này gọi là Ánh sáng xanh ( green flash ), nó xuất hiện không lâu sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc. Khi một điểm xanh xuất hiện, thông thường sẽ không có cái thứ 2. Chúng có thể thấy được ở bất cứ độ cao nào ngay cả trên máy bay.Ánh sáng xanh thường được thấy ở một chân trời không bị cản trở, chẳng hạn như trên các đại dương, nhưng cũng có thể thấy trên đỉnh núi hoặc các đám mây.

Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở sự khúc xạ ánh sáng. Sau khi mặt trời lặn hoặc trước khi mặt trời mọc thì đáng lẽ ta sẽ không nhìn thấy ánh sáng do mặt trời đã khuất sau đường chân trời. Nhưng khổ nỗi, lớp không khí gần mặt đất lại giống như một lăng kính. Ta đã biết, áng sáng có tần số cao hơn (green, blue) thì sẽ có góc lệch lớn hơn các as có tần số thấp (red)khi qua lăng kính. Do đó as xanh sẽ được uốn cong gần giống với bề mặt cong của TĐ trong khi các tia đỏ bị che khuất sau đường chân trời. Bởi thế ta chỉ có thể nhìn thấy các tia màu xanh.:|


Đây là hiện tượng cực kỳ hiếm: cầu vồng lửa ( fire rainbow).Nó không giống với cầu vồng thông thường (khúc xạ ánh sáng qua các hạt nước nhỏ li ti) mà được sinh ra khi ánh sáng đi xuyên qua các đám mây xoắn ở trên cao và chỉ khi mặt trời ở rất cao, trên 58 độ so với đường chân trời, chúng ta mới có thể chứng kiến hiện tượng thú vị này. Các đám mây ti này phải chứa các tinh thể 6 cạnh có hình như chiếc đĩa dày có các mặt song song với mặt đất mới tạo ra một cầu vồng lửa hoàn hảo.


Còn hiện tượng này gọi là cột mặt trời (Sun Pillar). Chúng được tạo ra do ánh sáng mặt trời được phản xạ bởi hàng triệu tinh thể băng đang rơi xuống và bởi các đám mây mỏng ở tầng cao. Chúng thường xảy ra khi mặt trời mọc hay lặn.

Đây đều là những hiện tượng hiếm có của bầu trời !
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

đẹp thiệt, cầu vồng lửa thì em đã chứng kiến vài 3 lần rồi
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
ld-py ld-py đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 88
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hiện tượng cực kỳ hiếm mà bạn mưa ngọt ngào chứng kiến đến vài 3 lần thì quả thật bạn là một người may mắn cực kỳ hiếm đấy
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
cuahangso1 cuahangso1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

mình mới nhìn thấy cầu vồng thôi chớ cầu vồng lửa thì chưa bao h` thấy
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
thanhhacfurniture thanhhacfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 104
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chính xác thì như anh Nhân nói...."hiện tượng này rất hiếm gặp"
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Còn hiện tượng này là gì ?

Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 29-08-2012, 09:05 AM
hwakyungbc hwakyungbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hehe nhìn giống hiện tượng mặt trăng giả ) keke ở đây là mặt trời nên ta gọi là Hiện tượng mặt trời giả :P
Hiện tượng mặt trời giả là là hiện tượng xuất hiện cùng một lúc hai hoặc ba hay nhiều “mặt trời” cùng một lúc. Khi đồng thời xuất hiện 2 hoặc 3 mặt trời thì chỉ có 1 mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi là mặt trời giả . Hiện tượng diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao. Hiện tượng này cũng khá hiếm gặp.

Theo bin biết thì hiện tượng mặt trời giả cũng giống như hiện tượng cầu vòng nhưng ít màu hơn ( do cầu vòng tạo thành nhờ ánh sáng mặt trời + nước mưa ; còn mặt trời giả ( tạo thành hào quang mặt trời ) tạo thành nhờ as mặt trời + tinh thể nước đá ) ^^ ước j` được thấy một lần ^^
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.