Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
danglongco danglongco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 81
Mặc định THông tin về đợt mưa sao băng tháng 12.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lang thang bên ttolvn.com và đọc thấy bài của Chủ nhiệm CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TPHCM - HAAC thấy có cái này hay hay cho anh em cùng quan sát. Có vào thử imo.net nhưng mà toàn tiếng anh nên chịu khó xài bài của bên kia vậy:
thông tin về đợt mưa sao băng Geminids
Geminids
Active: December 7 ?17
Maximum: December 14; 16h45m UT (λ = 262°2) ± 2.3h
ZHR = 120

Thông tin dự báo từ IMO (International Meteor Organization ) www.imo.net

Cực điểm rơi vào 23h45m ngày 14/12 theo giờ Việt Nam. Là đêm thứ 6. Geminids có thể xem hết cả đêm từ 9h-10h tối đến sáng.

Mừng ư ! Mừng thêm chút nữa tên trăng đáng ghét lúc này là mùng 5 và sẽ lặn mất sau nửa đêm ! Các bạn tha hồ mà ngắm sao băng.
Geminds là trận mưa sao băng lớn của cả mùa sao băng còn hơn cả Persieds nếu ai đã thất vọng với Leonids vừa qua thì các ngày cuối tuần giữa tháng 12 là dịp để quan sát sao băng nếu thời tiết cho phép.
Thứ 6 14/12 là ngày cực điểm nhưng có lẽ T7 mới là đêm thuận tiện cho những nguời đi làm . Híc !
PS : anh em trong nhóm quan sát chọn 1 ngày thức đêm đếm sao băng nha. !!!
ai rành tiếng anh vô đây coi rõ hơn về tất cả các trận mưa sao băng trong năm nay nha : http://www.imo.net/calendar/2007

* Bài gửi của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
daithanhxk daithanhxk đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 88
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thời gian này trời sẻ ít mưa ,và cũng ít mây .Huy vọng sẻ có một đêm trời sáng để nhóm quan sát hoạt động .GM phổ biến này lại cho các bạn để lên lịch và sắp xếp kế hoạch.

* Bài gửi của bkd_tech tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
cmfc cmfc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hehee !!!
Đúng đó nhóm quan sát lập ra để làm những việc như thế này đây, thật là vui mừng, tận hưởng mưa sao băng là niềm vui sướng tột đỉnh.
Mà chưa nghe ông ga`ma'i nói gì hết nhỉ, phổ biến nhanh cho anh em nhóm quan sát đi chứ.

* Bài gửi của rock_je tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
hieuducco hieuducco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

ai là ông gà mái vậy nhỉ.
GM đã có thông báo thêm về việc này tại đây nè :
http://phobachkhoa.com/@pbk@/showthr...6473#post16473

* Bài gửi của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 115
Mặc định

Xin phép bác Fairydream copy bài của bác ở TTVNOL sang bên này nhé .
Qua ttolvn.com thì thấy đúng 1 năm trước bác Fairydream có post 1 bài về trận mưa sao băng kinh điển này ( cùng thời gian này năm trước trái đất cũng đi qua chỗ này trên quĩ đạo và cũng lao vào đám mây bụi này )
13-14/12/2006

Mưa sao băng Geminids.

Mưa sao băng Geminds là trận mưa sao lớn cuối cùng của năm. Không giống như Leonids với mật độ thất thường rất dữ dội và cũng lắm khi trầm lắng (như vài năm gần đây), Geminids có mật độ sao băng khá ổn định trong điều kiện lý tưởng các sao băng có thể nhìn thấy khi cực điểm khoảng 120 sao/h . Sao băng của Geminids theo tớ quan sát thì đa số là các sao băng nhỏ màu trắng bay khá nhanh.

Năm nay theo dự báo thời gian xảy ra cực điểm vào chừng 8-10h sáng giờ UTC tức là khỏang 4-5h chiều Việt Nam. Vì thế chúng ta lại lỡ dịp quan sát được khỏang thời gian có nhiều sao băng nhất này .

Không quan sát được cực điểm nhưng với những người yêu bầu trời như chúng ta có lẽ nhưng đêm 13,14,15-12 là nhưng đêm đáng lưu tâm .
Chà khi viết bài nay tôi xem lại những trang đầu của topic (tr 10) 2 năm đã trôi qua nhanh thật. Cái đêm Geminids 2 năm về trước sẽ không bao giờ quên được. Nói sao nhỉ truớc thời điểm đó chữ ký của mình vẫn là :
"Tôi mơ đêm có sao rơi
Và tôi đang đứng ngắm trời với em "
----------------------------------------

Năm nay như đã nói chúng ta kô quan sát được cực điểm. Nhưng nếu chọn 1 đêm để ngắm sao thì có lẽ tôi sẽ chọn đêm 14 là thời điểm gần cực điểm nhất.
Vì mưa sao băng Geminids các sao băng duờng như đa số xuất phát từ chòm sao này vì thế thời điểm thuận lợi để quan sát sao băng là khi chòm Geminids đã lên khá cao.
Chừng 10 tối chúng đã có thể quan sát được chòm Gemini (Song Tử ) lên cao khoảng 35 độ ( chân trời 0 độ, thiên đỉnh 90 độ) ở phía Đông. Lúc này đã có thể quan sát được sao băng nhưng có lẽ ở các thành phố bị ô nhiễm bởi bụi và ánh sáng thì thời điểm qua sát thích hợp hơn là sau 12h đêm.
Trong đêm theo nhật động chòm Gemini sẽ trải qua chuyến hành trình từ đông sang tây và có thể nói mưa sao băng Geminids là đêm mưa sao băng kéo dài nhất khi chúng ta có thể theo dõi từ 10h đêm đến sáng.


Cách xác định chòm Gemini.
(Thời điểm 12 h đêm 13,14,15-12)


Chòm Gemini ở thấp hơn về phía Đông Bắc của chòm Orion( Tráng sĩ). Có lẽ không phải bàn nhiều về chòm sao Orion quá nổi tiếng này- Chòm Orion rất dễ nhận biết từ hình dạng như chiếc nơ với bốn sao sáng tạo thành hình chữ nhật và 3 sao thẳng hàng ở giữa.


Vào lúc 12h tối, Chòm Orion ở phía trên cao gần đỉnh đầu, theo chòm Orion dịch xuống phía Đông Bắc một chút sẽ thấy 2 ngôi sao sáng nằm cạnh nhau có độ cao không cách biệt lắm đó sao Castor, Pollux 2 sao sáng nhất trong chòm Gemini



Lúc này ở bầu trời Đông là các sao sáng nhất của bầu trời.
Sirius trong chòm Đại khuyển , Procyon trong chòm Tiểu khuyển cùng với Betelguese của Orion tạo thành 3 đỉnh của một tam giác đều rực sáng. Ở phía Bắc gần đỉnh đầu sáng nhất là sao Capella trong chòm Ngự Phu (Auriga). Trên thiên đỉnh phía Tây của Orion là chữ V của chòm Bò mộng ( Taurus) cạnh đó là đám sao mờ TuaRua.

Mùa này quả là thú vị cho mọi người thích ngắm sao. Nhìn về phía Nam ta sẽ thấy một ngôi sao rực sáng đó là sao Canopus ( sáng thứ 2 chỉ sau sao Sirius) thuộc chòm Thân Tàu Argo (Carina) nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp. Nếu ta nối một đường thẳng từ sao Sirius tới sao Canopus sẽ chỉ gần đúng hướng Nam.

Ở phía bắc bây giờ ta cũng có thể thấy được cái gàu của chòm Đại Hùng Tinh sẽ rõ dạng khi gần về sáng.Thấp hơn Gemini về phía Đông một chút là chòm Leo trong chòm có một ngôi sao rất sáng màu hơi vàng và đặc biệt hầu như không nhấp nháy- đó là Sao Thổ- một hành tinh. (2 năm trước sao thổ nằm trong chòm Gemini). Chừng 1 h sáng trăng sẽ lên nhưng với ánh trăng cuối tháng có lẽ cũng không ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng lắm.
--------------------
Đối với các bạn đang tập tiếp cận với bầu trời, đây là thời điểm quan sát được vùng sao sáng nhất của bầu trời.Chú ý các dạng của các chòm sao, chòm orion với 3 sao thẳng hàng, chòm Taurus (Kim Ngưu) dạng chữ V kế cận là đám sao mờ Tua rua . Chòm Auriga (Ngự Phu) hình ngũ giác . Chòm Gemini có 2 sao sáng cạnh nhau.
Tam giác đều mùa đông : 3 sao Sirius (chòm Đại Khuyển), Procyon (Tiểu khuyển) , Betelguese (Orion)
Lục giác mùa đông 6 sao sáng: Sao Sirus, sao Procyon, Sao Rigel, sao Alderbaran , sao Capella, sao Castor



thanks những ngươi đi trước rất nhiều, rất nhều...
nguồn : http://thuviencongdong.net/forums/vi...ght=VACA&t=517 của VACA


* Bài gữii của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 95
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ẹc post cái bài này làm chi nó cỗ lỗ sỉ rồi. Bài năm nay tớ cũng mới post nè.

Nhưng mà để ý đúng là thằng Thổ được mệnh danh là hành tinh lười thật 1 năm rồi nó di chuyển chẳng được bao nhiêu ( 11 năm mới đi hết 1 vòng thì phải).
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mưa sao băng Geminids - Trận mưa sao băng lớn nhất cả năm. Thứ 6 - 14/12

Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 và cho đến nay nó là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.

Nguồn gốc
Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng. Chúng ta có các trận mưa sao băng lớn của năm như Perseids vào tháng 8 có nguồn gốc từ các đám bụi của sao chổi Swift - Tuttle, mưa sao băng Leonids vào tháng 11 mới đây có nguồn gốc từ sao chổi Tempel - Tuttle.

Với vật thể 3200 Phaethon nguyên nhân gây ra sao băng Geminids, hiện nay nó không giống một ngôi sao chổi mà như là một tiểu hành tinh với cấu tạo bằng vật chất rắn hơn là băng và nước. Nhưng các nhà thiên văn tin rằng 3200 Phaeteon là nhân của một sao chổi xa xưa vốn đã bị gió mặt trời thổi bay hết lớp vỏ bên ngoài.


Ảnh. Quĩ đạo của 3200 Phaethon (NASA)


Ành. Sao chổi Hale - Bopp với phàn đuôi phân tán vật chất đã từng có với 3200 Phaethon


Cấu tạo hiện nay của Phaethon chỉ còn phần lõi rắn như tiểu hành tinh này

Hằng năm khi Trái Đất đi vào vùng bụi đo 3200 Phaeteon tạo ra trước đây, khoảng từ 7/12 đến 17/12 sẽ xuất hiện các sao băng từ hướng chòm Gemini (Song Tử).

Mưa sao băng Geminids năm nay . Đêm thứ 6 - 14/12/2007

Năm nay theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - imo.net) sao băng Geminids diễn ra cực điểm vào khoảng 16h53 giờ UTC với sai số +/- 2,3 tiếng. Khi đó như thống kê hằng năm nếu trời tốt có thể đếm được đến 120 sao băng trong 1giờ quan sát.

Với thời gian như trên là vào 23h53phút đêm ngày thứ 6 -14/12 theo giờ Việt Nam. Năm nay còn có một điều kiện thuận lợi là trăng ngày mùng 5 sẽ lặn ngay khi chòm Gemini đã lên cao ở hướng Đông . Các bạn có thể quan sát sao băng Geminids từ 21h tối, lúc này chòm Gemini đã lên cao hơn 20 độ ở chân trời Đông (từ chân trời đến đỉnh đầu là 90 độ). Mỗi lúc chòm Gemini sẽ lên cao dần và sao băng cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi vào thời gian cực điểm như dự báo (23h53 +/- 2,3h).

Các bạn không biết chòm Gemini ? Đừng e ngại, một ngôi sao rực sáng màu đỏ đang nằm trong chòm này. Đó chính là Sao Hỏa một hành tinh, đang ở vị trí gần Trái Đất và có độ sáng cực đại trong chu kì khoảng hai năm vào tháng 12 này.




0h ngày 15/12 - Tâm điểm sao băng ở chòm Gemini cùng với Sao Hỏa đỏ rực trên cao ở phía Đông
(ảnh kích thước lớn http://www.vietastro.org/images/stor...minids2007.jpg )

Hướng đông vào khoảng nửa đêm là vùng trời lưu tâm nhất ngoài Gemini tâm điểm của sao băng còn có chòm Orion (Thợ Săn) và các chòm sao sáng cùng với các tên quen thuộc Tam Giác Mùa Đông, Lục Giác Mùa Đông, hãy dùng một bản đồ sao và khám phá vẻ đẹp của các chòm sao. (các bạn xem lại bài giới thiệu về các chòm sao tháng 10)

Sao băng Geminids là trận mưa sao băng có thời gian quan sát dài nhất các bạn có thể dõi theo chòm Gemini vào lúc 21h tối ở hướng Đông và theo sự dịch chuyển của thiên cầu do nhật động chòm Gemini sẽ lên cao dần và chuyển sang phía Tây đến tận khi trời sáng.

Sao băng sẽ có mật độ nhiều nhất khi vào cực điểm đêm Thứ 6 nhưng các đêm khác gần với ngày có cực điểm các bạn cũng có thể xem Geminids với mật độ sao băng khá nhiều. (từ 7/12 đến 17/12)

Chúc các bạn một đêm ngắm sao băng hạnh phúc. Và nếu như mỗi ngôi sao băng là một điều ước, thì mong sao các bạn sẽ có một đêm bội thu những điều ước an lành.

----------------------------------------
Các hình vẽ trong bài sử dụng chương trình mô phỏng bầu trời Stellarium, đây là một chương trình mã nguồn mở có ngôn ngữ Việt. Các bạn có thể download Stellarium tại www.stellarium.org

Bản đồ sao dùng cho tháng 12 ứng với mọi thời điểm trong đêm, các bạn có thể sử dụng tiện ích Tạo Bản Đồ Sao của www.vietastro.org để tạo cho mình khi quan sát.

Các hành tinh quan sát được vào lúc rạng sáng : Sao Thổ, Sao Kim.

Tham khảo :
- Lịch mưa sao băng 2007 IMO www.imo.net
- The Mysterious Geminid Meteor Shower - NASA :
http://science.nasa.gov/NEWHOME/head...t04dec98_1.htm
- www.vietastro.org



* Bài gữii của fairydream tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
tai-viet tai-viet đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Anh Tuấn đúng là pro. Thanks



* Bài gữii của aiHung_Champion tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
tamexim tamexim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

kêu Tuấn ni hả. Bài của anh tuấn HAAC anh bk1312 đã đưa về rồi mà !!!



* Bài gữii của giaomua tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
tanthanhfurniture tanthanhfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Đón xem mưa sao băng Geminids vào đêm 13 rạng 14/12

Đôi nét về Geminids và nguồn gốc:

Geminids hiện đang là một trong số ít trận mưa sao băng lớn trong năm và có thể xếp nó vào hàng lớn nhất với cực điểm có thể quan sát được 120 sao băng trong 1 giờ nếu thời tiết và vị trí quan sát lí tưởng. Con số này có vẻ khó tin và nặng lý thuyết, tuy nhiên theo thống kê và báo cáo quan sát hàng năm của những ?tín đồ? thiên văn trên khắp cả nước thì con số này dễ dàng vượt ngưỡng 50 thậm chí có nơi trên 100 sao trong một đêm quan sát chỉ với mắt nhìn của một cá nhân. Chính vì thế hàng năm cứ đến mùa Giáng Sinh, Geminids luôn trở thành tiêu điểm nổi bật của những người đam mê quan sát thiên văn.

Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra thiên thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.

Geminids năm nay thế nào:

Cũng như mọi năm ?đến hẹn lại lên?, Geminids năm nay cũng sẽ quay lại rất đúng hẹn với chúng ta vào 23h00 ± 2h UT ngày 13-12 (theo dự báo của IMO-International Meteor Ogranization - imo.net), tức cực điểm sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 4h-8h sáng ngày 14-12 ở nước ta. Như vậy vào rạng sáng ngày 14-12 theo dự báo sẽ có nhiều sao băng xuất hiện nhất.



Tuy nhiên có một điều rất đáng thất vọng cho những ?fan? của Geminids năm nay, đó là sự xuất hiện cùng lúc của trăng rằm vào thời điểm quan sát ngay gần vị trí tâm điểm sao băng ? chòm Gemini. Đây thực sự là một bất lợi rất lớn vì ánh sáng mạnh từ trăng tròn sẽ lấn át đi các ánh sao băng mờ và trung bình .
Sự xuất hiên không mong muốn này tình cờ đã tạo nên một hiệu ứng giống như màn lọc giới hạn độ sáng cũng như số lượng sao băng mà ta có thể quan sát được.Nói về đặc điểm của các sao băng thường gặp trong một trận Geminids lại thuộc mức sáng trung bình, khá nhanh và ngắn với vệt sáng vàng cam và hiếm khi đột biến xuất hiện Fireball (sao băng rất lớn như quả cầu lửa thường kéo theo đuôi rất dài), điều này kết hợp với ảnh hưởng mạnh của mặt trăng làm trận Geminids năm nay bất ngờ ?tuột hạng? so với những đối thủ như Perseids tháng 8 vừa qua. Thế là vì vị khách ?không mời mà đến? là chị Hằng xinh đẹp, Geminids đột nhiên trở nên mờ nhạt ít được mọi người quan tâm. Có người nói đùa rằng ?Trăng và sao băng là hai kẻ không đội trời chung với nhau?, điều dí dỏm này là hoàn toàn chính xác.

Có nên quan sát không:

Đây là một câu hỏi khó, điều này tùy thuộc vào sự quyết tâm của bạn. Nếu thời tiết thực sự thuận lợi, nếu bạn có đủ kiên nhẫn chịu cái giá rét trong đêm mùa đông thì cũng nên thử vận may xem sao. Tuy bị ánh trăng cản trở nhưng trên thực tế không phải toàn bộ sao băng đều bị lấn át, những ánh sao băng sáng đủ để xuyên qua ánh trăng ta vẫn có thể thấy được. Hơn nữa trăng chỉ đủ chiếu sáng một vùng trời nhất định, hãy nhớ rằng trong một trận mưa sao băng thì các vệt sáng không phải luôn từ tâm điểm mà xuất hiện, chúng xuất hiện khắp bầu trời và chỉ có đường kéo dài của hướng bay mới qua tâm điểm. Ngoài ra nếu trời thật trong thì sao ta lại không thực hiển một buổi quan sát thiên văn mà đối tượng quan sát không chỉ là sao băng mà còn là các chòm sao tuyệt đẹp mùa Đông cùng ánh trăng huyền diệu kia, một buổi quan sát như thế với các vệt sao băng phụ họa lại càng thêm phần thi vị phải không nào.

Quan sát như thế nào:

Sự xuất hiện đặc biệt của vị khách không mời là mặt trăng lần này lại giúp ta dễ dàng tìm được hướng chòm Gemini nơi tâm điểm của sao băng. Tốt nhất hãy quan sát bắt đầu từ khoảng sau 0h sáng 14 (đêm 13), bạn sẽ dễ dàng tìm thấy mặt trăng rất sáng gần đỉnh đầu. Hãy tránh xa ánh sáng mạnh vùng trời ở thiên đỉnh này và đưa mắt nhìn xung quanh các hướng nơi ánh sáng trăng ít vươn tới hơn. Các ánh sao băng sáng sẽ xuất hiện trên một nền trời xám vàng, một cảnh tượng khá hiếm gặp. Trong lúc quan sát hãy dành chút thời gian để thử xác định các chòm sao mùa Đông như Orion, Canis Major (Chó Lớn), Canis Minor (Chó Nhỏ), Gemini (Song Tử), Taurus (Kim Ngưu), Auriga (Ngự Phu) , tinh vân Pleiades (Thất Nữ) ? trong ánh trăng mạnh xem sao, một dịp để thử thách tài xác định chòm sao trong điều kiện khó và cũng là dịp để thử lòng kiên nhẫn của chính mình.

Chú ý: Trong đêm quan sát hãy luôn chú ý đến thời tiết, trời phải thật sự trong và có thể thấy các ánh sao, đừng phí công chờ đợi sao băng nếu có nhiều mây mù. Giữ sức khỏe của bạn với áo ấm và mũ chống sương, điều này là tối quan trọng vì thời tiết có thể rất lạnh về khuya. Chuẩn bị thêm thức ăn hoặc đồ uống nóng cùng một nhóm bạn sẽ làm buổi quan sát thêm phần thú vị.
Rạng sáng 14-12 là thời gian cực điểm nhưng mưa sao băng Geminids kéo dài trong khoảng từ ngày 7 đến 17-12, các ngày lân cận ngày cực điểm hứa hẹn cũng sẽ có nhiều sao băng.

Chúc bạn một đêm với nhiều điều ước đẹp,

Orion Don, Nguyễn Tuấn

www.vietastro.org
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 29-08-2012, 09:08 AM
thinhphat thinhphat đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hôm trận mưa tháng 8 kia thì em có coi được vài cái,không biết đợt này có coi được ko,hên là ngày 12 đã thi xong các môn quan trọng,nhưng sợ xui cái thời tiết,không biết trời có trong không nữa đây chắc phải đợi vào vận mện,hên xui
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.