Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 04-09-2012, 04:09 PM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Giới thiệu : CLB Thiên Văn Bách Khoa - PAC

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com



Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam
Câu lạc bộ Thiên văn Bách khoa



Đà Nẵng, tháng 09 năm 2008
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 04-09-2012, 04:09 PM
safashion safashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Giới thiệu
CLB Thiên văn Bách khoa - PAC


Thiên văn học là một ngành khoa học xuất hiện từ rất lâu đời và hiện đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Thiên văn học chuyên nghiên cứu, quan sát và giải thích các sự việc, hiện tượng, vật thể trong không gian và đang từng bước giúp con người đạt đến ước mơ chinh phục bầu trời, chinh phục vũ trụ bao la,...

Ở Việt Nam, thiên văn học là một bộ môn khoa học mới mẻ và lí thú. Ngày nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích và đam mê. Thiên văn học đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa phổ thông, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Với mục đích tạo ra một sân chơi bổ ích và lành mạnh cho các bạn yêu thích khoa học, đam mê thiên văn, mong muốn được khám phá những điều lí thú và có thể chia sẻ những hiểu biết của mình với mọi người. Ngày 21/10/07 câu lạc bộ thiên văn bách khoa - PAC đã được thành lập.

Từ những bước đi khó khăn đầu tiên, chỉ với 8 thành viên tài liệu về thiên văn sơ sài, trang thiết bị thiếu thốn, nhưng với niềm đam mê và tấm lòng đầy nhiệt huyết với thiên văn CLB đã vượt qua những khó khăn trở ngại. Sau 4 tháng hoạt động số lượng thành viên đã tăng lên đến trên 200 người, trong đó có khoảng 80 người là thành viên chính thức đã có những đóng góp đáng kể cho CLB.


1. Về cơ cấu tổ chức :

Cơ cấu tổ chức của CLB được chia làm 5 nhóm phụ trách về 5 mảng, bao gồm : tin tức, kiến thức, kĩ thuật, quan sát và tổ chức.

Nhóm tin tức có nhiệm vụ cập nhật tất cả những tin tức mới nhất ở trong và ngoài nước về thiên văn học sau đó đưa lên trang tin và diễn đàn của CLB

Nhóm kiến thức có nhiệm vụ xây dựng một nền kiến thức thiên văn từ cơ bản đến nâng cao cho CLB, phân loại, hệ thống và sắp xếp các mảng kiến thức thiên văn phục vụ cho việc học tập và tìm kiếm.

Nhóm kĩ thuật phụ trách tìm hiểu về công nghệ làm kính thiên văn, tên lửa,... và trực tiếp làm ra các loại kính thiên văn phục vụ cho nhu cầu quan sát của các thành viên.

Nhóm quan sát đảm nhiệm việc tìm hiểu bầu trời, tìm kiếm thông tin về các hiện tượng của vũ trụ có thể quan sát được và hướng dẫn các thành viên quan sát bầu trời.

Nhóm tổ chức sẽ tổ chức tất cả các hoạt động của CLB, đồng thời phụ trách việc quản lí thành viên.

BCN của CLB bao gồm 1 CN, 2 PCN và 5 trưởng nhóm
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 04-09-2012, 04:09 PM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Việc phân chia thành các nhóm hoạt động như vậy sẽ giúp khai thác được tất cả thế mạnh của từng thành viên khi tham gia. Việc quản lí thành viên cũng sẽ dễ dàng hơn thông qua các trưởng nhóm. 5 nhóm có thể hoạt động độc lập trong từng lĩnh vực mà mình phụ trách nhưng đều thống nhất trong một hệ thống của CLB.

2. Hoạt động

Mỗi tháng 1 lần CLB đều tổ chức các hoạt động dã ngoại ngắm sao, thảo luận kiến thức thiên văn thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia. Các hoạt động này đã đưa đến cho các bạn mới làm quen hay ham tìm hiểu thiên văn những kiến thức cơ bản nhất, giúp họ thấy được sự thú vị và hấp dẫn của 1 ngành khoa học còn rất non trẻ ở Việt Nam này. Đồng thời với việc tổ chức cùng nhau giải đáp những thắc mắc về thiên văn học mang đến cho những người có kiến thức sâu hơn khám phá ra những điều lí thú, việc chia sẻ kiến thức của mình với mọi người cũng thật dễ dàng và vui vẻ.



3. Đơn vị trực thuộc - bảo trợ - giúp đỡ

Bước tiến lớn của CLB đã đến khi có được sự quan tâm và giúp đỡ của Đoàn trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, khoa Vật lí - trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và ? Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam - VAS ?. Từ đây, CLB đã có thể hoạt động với tư cách là một CLB trực thuộc Đoàn trường Đại học Bách khoa và được sự bảo trợ của các thành viên trong Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam tại Đà Nẵng.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 04-09-2012, 04:10 PM
qnkha qnkha đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

4. Cơ sở về vật chất và dữ liệu thiên văn hiện có :



Với 1 nền tảng vững chắc có được trong thời gian hoạt động, được sự giúp đỡ của Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam - VAS, Đoàn trường Đại học Bách khoa và khoa Vật lí trường Đại học sư phạm, cùng với một cơ cấu tổ chức hoàn thiện và chặt chẽ, lòng đam mê và sự nhiệt tình của các thành viên CLB đã tạo lập được một nền cơ sở về dữ liệu kiến thức thiên văn rất phong phú, thiết bị phục vụ cho việc quan sát gồm 5 chiếc kính thiên văn ( 3 kính phản xạ và 2 kính khúc xạ ), cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong CLB.

Đồng thời, để có thể thực hiện việc phổ biến kiến thức thiên văn, cập nhật những thông tin mới nhất về thiên văn trong nước và thế giới và để tiện cho mọi người có thể tìm kiếm, thảo luận, chia sẻ kiến thức thiên văn, CLB đã xây dựng trang tin và diễn đàn riêng mang tên : thienvanbachkhoa.org . Khối lượng bài viết trên diễn đàn lên đến trên 3000 bài với đầy đủ các mảng kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, chuyên mục thảo luận thu hút được rất nhiều người tham gia trên khắp đất nước, mục tin tức được cập nhật thường xuyên vì vậy mà khối lượng truy cập lên đến hàng trăm lượt mỗi ngày. Hiện tại CLB có một thư viện sách thiên văn với khoảng 50 cuốn sách được khá nhiều người quan tâm và tìm đọc.

5. Một số hoạt động lớn mà CLB đã tổ chức :

Bên cạnh các hoạt động trên diễn đàn, CLB cũng đã tổ chức được rất nhiều các hoạt động lớn nhằm đưa kiến thức thiên văn đến với cộng đồng, đem lại sự hứng thú và vui vẻ cho những người tới tham gia. Tiêu biểu có thể kể đến là buổi toạ đàm thiên văn ? Vũ trụ trong mắt ta ? tổ chức vào ngày 13/4/2008, một sự liên kết bởi CLB với khoa Vật lí trường Đại học Sự phạm Đà Nẵng, buổi toạ đàm được tổ chức nhằm giới thiệu, phổ biến kiến thức thiên văn học
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 04-09-2012, 04:10 PM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

phổ thông cho các bạn học sinh, sinh viên, thông qua đó giúp các bạn nhận thức được tầm quan trọng của ngành thiên văn học trong thời đại ngày nay.

Buổi toạ đàm đã thu hút được sự tham gia của hơn 600 học sinh, sinh viên và những người yêu thích thiên văn. Buổi tọa đàm mang đến cho người tham gia những kiến thức cơ bản nhất về Thiên văn học, về Vũ trụ, về Hệ Mặt trời và những tiết mục văn nghệ đậm chất "Sinh Viên"...



Ngoài ra các hoạt động dã ngoại ngắm sao, thảo luận thiên văn, thả đèn trời và bắn tên lửa nước diễn ra tại bờ biển Đà Nẵng với sự tham gia của thầy Trương Thành, thầy Dũng, bác Tiên - thành viên trong hội thiên văn vũ trụ Việt Nam, đã đem đến rất nhiều điều thú vị và mới mẻ. Khi những chiếc đèn trời, những chiếc tên lửa nước lần lượt được phóng lên đã đem bao ước mơ, mong muốn của các thành viên CLB, và trong đó sẽ có ko ít những mơ ước cho sự phát triển của thiên văn học tại Việt Nam.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 04-09-2012, 04:10 PM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com



Gần đây nhất là buổi dã ngoại ngắm mưa sao băng ngày 12/8/2008. Mưa sao băng là một hiện tượng kì thú của thiên nhiên mà ko có nhiều người hiểu biết rõ và chứng kiến được nó, chính vì vậy mà khi nghe các thành viên trong CLB nói về điều này, giải thích về nguyên nhân của sự hình thành và rồi khi những ngôi sao băng đầu tiên bay vụt qua loé sáng trên nền trời... Và còn rất nhiều hoạt động thú vị khác mà CLB đã tổ chức như : ngắm nhật thực, nguyệt thực, hướng dẫn quan sát ngắm trăng, ngắm sao Thổ, sao Hoả,...

Đài truyền hình DRT, DVTV, các báo sinh viên Việt Nam, Đà Nẵng, Khoa học và phát triển, Giáo dục thời đại, kenh14.vn... cũng đã có những phóng sự, những bài viết về các hoạt động này và về CLB. Đó chính là dấu hiệu cho thấy những nỗ lực về việc phổ biến kiến thức thức thiên văn ra rộng khắp của CLB đã có kết quả, cho thấy rằng thiên văn học thực sự hấp dẫn, đặc biệt là đối với giới trẻ, mở ra hi vọng, luồng ánh sáng mới cho việc phát triển thiên văn học nước nhà.

6. Lời kết :

Nước ta đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên - Vinasat 1 - lên quỹ đạo. Hi vọng rằng thiên văn học sẽ có vị trí xứng đáng để phát huy tác dụng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để cho Việt Nam có thể hoà nhập với trình độ phát triển khoa học của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, với niềm đam mê vô hạn đối với thiên văn, CLB sẽ có những hoạt động lớn hơn nữa cả về chất và về lượng để góp phần đưa thiên văn học đến với mọi người trong khu vực Đà Nẵng nói riêng và trong khu vực miền Trung - Tây nguyên nói chung. Củng cố về hoạt động để tạo ra một sân chơi thú vị hơn nữa cho các bạn trẻ ham thích tìm hiểu, sẽ một nơi để gặp gỡ của những người yêu thích thiên văn để cùng trao đổi kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm trong lĩnh vực thiên văn tại Đà Nẵng. Tạo điều kiện cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu về thiên văn được học hỏi giao lưu. CLB sẽ là nơi hội tụ những con người có chung niềm đam mê, mơ ước và mong muốn phát triển về thiên văn học.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.