Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn vật lý

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
qnkha qnkha đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định Kiểm chứng các số liệu thiên văn bằng thực nghiệm !

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mọi người hãy thử suy nghĩ phương pháp để đo khoảng cách từ TĐ đến Mặt trăng hay sao Kim, hoặc đo bán kính TĐ bằng thực nghiệm xem nào. Tớ nghĩ cái này các bạn có thể làm được. Tiện thể áp dụng và thực nghiệm luôn xem sao
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
tamexim tamexim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

pp thì e chưa nghĩ được nhưng em có cái này chị tham khảo xem :
Các nhà khoa học Mỹ muốn thực hiện điều này bằng cách phóng những chùm laser từ trái đất lên mặt trăng, rồi để chúng phản hồi trở lại. Dựa vào thời gian đi - về của chùm laser, họ sẽ tính ra chiều dài quãng đường. Thí nghiệm này có thể kiểm chứng lý thuyết của Einstein về trường hấp dẫn.

Trung bình, mặt trăng quay quanh quỹ đạo cách trái đất 384.400 km. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã đo được khoảng cách này chính xác tới 2 centimét. Tuy nhiên, Tom Murphy và cộng sự ở Đại học Washington (Mỹ) không muốn dừng lại ở đó, mà muốn có kết quả chính xác hơn nữa.

Nhóm khoa học tin rằng, với việc đo đạc này, họ có thể khám phá nhiều khía cạnh của lực hấp dẫn. Trong đó, điều đầu tiên có thể được kiểm nghiệm là nguyên lý đồng nhất của Einstein. Nguyên lý này nói rằng, hai vật thể có cấu tạo khác nhau, nhưng ở trong cùng một trường hấp dẫn, nó chịu tác động của một gia tốc giống nhau. Ngoài ra, các nhà khoa học còn muốn khám phá xem liệu trọng lượng của một vật có giảm đi khi vũ trụ giãn nở hay không?

Gương phản chiếu


Chiếc gương phản chiếu này được lắp đặt trên mặt trăng năm 1969, trong chuyến thám hiểm của phi đoàn Apollo.
Để đo khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng chính xác tới từng milimét, nhóm khoa học sẽ sử dụng một kỹ thuật mới. Từ một đài thiên văn ở bang New Mexico (Mỹ), người ta gắn một máy phóng laser với công suất cực lớn (1 Gigawatt). Mỗi giây nó phóng khoảng 20 chùm laser tới mặt trăng. Ở đó, ánh sáng được đẩy trở lại trái đất nhờ một gương phản chiếu (ảnh bên). Dựa vào thời gian đi - về của các hạt photon ánh sáng, các nhà khoa học tính ra khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất.

Tấm gương phản xạ được ghép từ hàng trăm tấm kính nhỏ. Người ta đã lắp đặt nó trên mặt trăng từ năm 1969 trong chuyến thám hiểm của phi đoàn Apollo. Điều đáng nói là, việc bắn chùm tia laser chính xác lên gương này không hề đơn giản. "Khí quyển của trái đất làm chùm laser bị nhiễu đáng kể. Khi gặp mặt trăng, chùm laser bị loãng ra đến nỗi đường kính của nó rộng tới 2 kilomét", Murphy nói.

Xác suất thấp

Theo tính toán, trong số 30 triệu hạt photon được bắn lên mặt trăng, chỉ có một hạt gặp được gương phản chiếu. Và xác suất để hạt này có thể quay trở lại trái đất cũng chỉ bằng một phần 30 triệu. Tuy nhiên, Murphy hy vọng, mỗi một chùm laser phóng đi sẽ có 5-10 photon quay trở lại.

Thí nghiệm sẽ được tiến hành vào năm tới, và kéo dài khoảng 5 năm. Kinh phí do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ

// Đề nghị em nêu rõ nguồn đã sưu tầm nhé.
Thân, zarya
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
tandaiphat tandaiphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Đó là các cách hiện đại, tiên tiến, yêu cầu độ chính xác cao. Nếu chỉ đo "thủ công" thì không cần thiết phải làm như thế mà độ chính xác cũng khá cao. Có một số cách như sau:
Ta dùng thước đo độ cao của sao đo độ cao sao bắc đẩu lần lượt tại Hà Nội và TP HCM sao cho các vị trí đo cùng nằm trên một kinh tuyến (Hoặc tại Đà Nẵng và TP HCM chẳng hạn ). Sự chênh lệch giữa hai độ cao này chính là độ chênh lệch vĩ độ. Biết khoảng cách d giữa 2 địa điểm này ------> chu vi Trái đất = d*360 độ/(độ chênh lệch vĩ độ). Từ đó suy ra bán kính Trái đất là R = chu vi/(2*pi).

Ta biết rằng, độ cao của sao kim không vượt quá 46 độ. Độ cao cực đại này xảy ra khi đường nối Trái đất-Sao kim là tiếp tuyến của quỹ đạo sao kim. Từ đó suy ra được khoảng cách Sao kim-Mặt trời (Hình vẽ)


Muốn đo khoảng cách Trái Đất-Sao kim vào thời điểm nào đó, chỉ cần đo độ cao của sao Hôm (sao Mai) ngay lúc mặt trời ở ngay trên đường chân trời rồi áp dụng định lý hàm số cosin. d(E-V)^2 = RE^2+RV^2-2*RE*RV*cos(độ cao), với: d(E-V): khoảng cách Trái đất, RE: bán kính quỹ đạo Trái đất, RV: bán kính quỹ đạo sao kim.

Mình chỉ xin góp vui hai phương pháp đó thôi. Các bạn cùng thảo luận tiếp nhé .
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
goldenbee.admin goldenbee.admin đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đó là trên lý thuyết. congchua muốn chú trọng đến thực nghiệm hơn. Làm thế nào để đo được các thông số đó, dùng dụng cụ gì?
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
ptchien ptchien đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

PAC đã thực nghiệm đo chu vi Trái Đất hồi năm 2008 : http://thienvanbachkhoa.org/bbs/showthread.php?t=87

Còn đo những cái khác thì chưa
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đây là sơ đồ dụng cụ đo độ cao thiên thể đơn giản:


Việc tự làm rất đơn giản, bạn chỉ cần có thước thẳng (thước gỗ), thước đo độ, dây dọi, đinh (hoặc keo 502)...
Trên diễn đàn cũng có bài viết về cách làm một dụng cụ đo độ cao thiên thể đơn giản: http://thienvanbachkhoa.org/news/nha...-don-gian.html
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Đi lang thang tự nhiên đọc lại cái topic của mình. Hồi xưa đọc hiểu giờ lại không hiểunion19:

Tại sao ta phải chọn lúc Mặt Trời ở sát đường chân trời? Để đạt được phương tiếp tuyến như hình phải ko?

Hỏi ngoài luồng cái, có phải tối nào ta cũng nhìn thấy sao Kim ko zay ^^
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
thanhhacfurniture thanhhacfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 104
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

lúc mặt trời ở đường chân trời thì lúc đó độ cao của sao kim là lớn nhất, lúc đó sẽ chính xác hơn
Không phải tối nào cũng thấy sao kim, có lúc ta thấy nó lúc sáng sớm, có lúc thấy nó lúc chập tối ( tuỳ vị trí giữa ta mặt trời và sao kim ). khi sao kim càng ở gần đường thẳng nối TĐất với Mặt trời thì chúng ta sẽ không thấy nó vì ánh sáng chói chang của mặt trời ^^
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 115
Mặc định

Làm thế nào để bạn chứng mình được Trái Đất xoay tròn quanh trục của nó chứ không phải mặt trời xoay tròn quanh Trái Đất ?
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 27-08-2012, 09:49 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hồi lúc bin đọc ở đâu đó thì họ dùng con lắc Foucault để kiểm chứng ( nhưng mih` đâu có rãnh và cũng ko có dụng cụ để làm hehe ) ; nếu ta đứng ở trên cao rồi ném 1 vật j` đó xuống thì khi rơi nó có lệch theo hướng quay của trái đất ( có thể lệch 1 chút về hướng đông :S ) được ko nhỉ ?
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.