Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 03:19 PM
huongmoi huongmoi đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định 'Sự sống cần cảm ơn các vụ va chạm với thiên thạch'

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

'Sự sống cần cảm ơn các vụ va chạm với thiên thạch'



Bên cạnh lời cảnh báo về việc thiên thạch rơi xuống trái đất gây nên sự hủy diệt sự sống, có những ý kiến trái chiều cho rằng, các sinh vật trên hành tinh xanh đã sinh sôi nhờ những cú va chạm như vậy.

Các nhà khoa học tuyên bố, hàng triệu thiên thạch rơi xuống Trái Đất cách đây hàng tỷ năm có thể đã tạo nên môi trường thuận lợi cho sự sống bằng cách tạo ra đại dương.

Theo các nhà nghiên cứu, những mẩu thiên thạch bắn phá xuống Trái Đất trong suốt thời kỳ Late Heavy Bombardment (LHB) cách đây 4,4 tỷ năm, có thể đã sinh ra nước và CO2, nhân tố giúp hình thành nên sự sống.

Họ tin rằng, nhiệt độ rất cao sinh ra khi các thiên thạch xâm nhập vào bầu khí quyển đã làm bốc hơi lớp vỏ bên ngoài của chúng và giải phóng hai hợp chất trên trước khi va chạm xuống bề mặt Trái Đất.


Theo các nhà khoa học làm việc tại trường Imperial College, thiên thạch đã tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết, sự cung cấp nước có thể đã làm cho bầu khí quyển trong thời kỳ này ẩm hơn và lượng khí nhà kính CO2 cũng được giải thoát, do nhận được nhiều hơn năng lượng từ ánh sáng mặt trời, giúp duy trì các đại dương lỏng trên Trái Đất.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geochimica et Cosmochima Acta, các nhà khoa học từ trường Imperial College, London, phân tích hàm lượng hữu cơ và khoáng chất còn lại trong 15 mảnh vỡ của các thiên thạch cổ xưa đã đâm xuống thế giới.

Họ đã sử dụng dòng điện để làm nóng chảy nhanh các mảnh vỡ, sau đó đo lượng khí bốc ra. Kết quả thu được cho thấy trung bình, mỗi một mảnh thiên thạch có khả năng giải phóng ra 12% hơi nước và 6% CO2 so với khối lượng của nó khi xâm nhập vào bầu khí quyển.

Sử dụng mô hình miêu tả các vụ va chạm của thiên thạch trong suốt 20 triệu năm của thời kỳ LHB đã được công bố, các nhà nghiên cứu ước tính, đã có 10 tỷ tấn CO2 và 10 tỷ tấn hơi nước có thể đã thoát ra bầu khí quyển của Trái Đất mỗi năm. Điều này khiến các nhà khoa học đưa ra giả thuyết: thời kỳ LHB có thể đã cung cấp đủ lượng CO2 và hơi nước để làm cho bầu khí quyển của hành tinh chúng ta ấm và ẩm hơn, tạo nên điều kiện rất thuận lợi cho nuôi dưỡng sự sống.

Giáo sư Mark Sephton, khoa Khoa học và công nghệ về Trái Đất của trường Imperal College tin tưởng rằng, nghiên cứu mới cung cấp những đầu mối quan trọng về lịch sử cổ xưa của Trái Đất. ?Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã cố gắng để hiểu tại sao Trái Đất lại dồi dào nước so với các hành tinh khác trong hệ mặt trời như vậy??, Ông nói. ?LHB có thể cung cấp một lời giải thích. Điều này có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử sơ khai của chúng ta, khi mà vỏ Trái Đất cuối cùng cũng có đủ những thành phần cơ bản để tạo thành sự sống".

(Báo Đất Việt)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.