Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 08:51 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định Tổng quan về Hệ mặt trời

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Topic này được lập ra với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hệ Mặt trời. Về mặt nội dung và hình thức, có thể phần nào đó trùng với topic Hệ mặt trời trong chuyên mục này. Tuy nhiên, đây là nơi tập hợp các bài dịch liên quan đến Hệ mặt trời, lấy từ mục Astronomy for kids của trang web astronomy.com. Đồng thời, cũng hi vọng và hoan nghênh các thành viên có thể tham gia cùng mình dịch các bài viết về Hệ mặt trời cho chuyên mục này tại đây (Tiếng Anh khá đơn giản và dễ dịch) để sớm hoàn thành topic. Xin chân thành cám ơn các bạn!



Để mở đầu cho loạt bài dịch sẽ là bài viết về Mặt trời.



Mặt trời



Mặt trời-một ngôi sao có độ tuổi và kích cỡ trung bình, được hình thành khoảng 5 tỉ năm trước từ một đám mây khí và bụi.






Kích cỡ: 109 Trái đất có thể xếp hàng dọc theo một đường kính của Mặt trời. Hơn một triệu Trái đất có thể đặt lọt trong lòng của Mặt trời. Một vết đen lớn có thể chứa nhiều Trái đất trong đó. Đường kính Mặt trời là 1,4 triệu km.



Khoảng cách từ Trái đất: Mặt trời cách Trái đất 150 triệu km.



Sự tự quay: Mặt trời quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây. Miền xích đạo của nó quay một vòng hết 24 ngày, trong khi vùng cực quay một vòng hết 30 ngày.



Bề mặt: nhiệt lượng, sâu bên trong Mặt trời, bắt nguồn từ vùng bức xạ, qua vùng đối lưu và nổi bong bóng ở trên bề mặt-vùng quang quyển. Tại quang quyển, vật chất lạnh đi một chút và khí chìm xuống vùng đối lưu. Khi đến vùng bức xạ, nó lại được đốt nóng và quá trình đối lưu lại tái diễn.



Quang quyển là vùng chứa những vết đen Mặt trời. Quang quyển luôn luôn khấy động và sôi sục giống như một nồi cháo lớn. Mặc dù các vết đen rất nóng, chúng lạnh hơn một chút ít so với phần còn lại của quang quyển, do đó chúng có vẻ tối hơn. Vết đen có một tâm tối gọi là bóng và viền sáng hơn bao bọc bên ngoài gọi là vùng nửa bóng.

Phải mất tới 50 triệu năm để năng lượng ở trong lòng Mặt trời đến được Trái đất. Và Trái đất cũng chỉ nhận được một phần tỉ tổng số năng lượng cung cấp bởi Mặt trời.



Khí quyển: Phần khí quyển bên ngoài Mặt trời được gọi là nhật hoa (corona), phần khí quyển bên trong được gọi là sắc quyển (chromosphere).



Nhiệt độ: Nhiệt độ ở nhân Mặt trời lên đến 15 triệu độ Kelvin (1 độ K = 1 độ C, đổi từ độ K sang độ C: số đo độ C = số đo độ K – 273. ).



Các thông tin khác: Mặt trời được hình thành khoảng 5 tỉ năm trước từ một đám mây khí và bụi khổng lồ. Nó là một ngôi sao có kích cỡ và độ tuổi trung bình.



Nhân Mặt trời biến đổi 700 triệu tấn Hidro thành 695 triệu tấn Heli trong mỗi giây. 5 triệu tấn còn lại được biến đổi hoàn toàn thành năng lượng bức xạ. Năng lượng này gấp 600 năng lượng của nước chảy từ thác Niagara sản sinh ra trong một giây.



Ánh sáng với vận tốc 300.000 km/s chỉ cần mất khoảng 8 phút để đi từ Mặt trời đến Trái đất.



Trong thần thoại của Hy lạp và La mã, Apollo là vị thần Mặt trời. Thần đã mang hơi ấm của sự sống và ánh sáng đến cho Trái đất. Đồng thời, Apollo còn là người bảo trợ của Âm nhạc và Thi ca.



truongson243-HAS
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.