:">Trên bầu trời , một quầng sáng xuất hiện và dần dần tiến về Trái Đất - hành tinh xanh với vận tốc 100 000 km/h . trong vòng 3 h nó đã thâm nhập vào tầng khí quyển và chỉ vài giây sau đã lao xuống vịnh Mêhicô , gần bán đảo Yucatan . Một tiếng nổ kinh hoàng , sau đó , những đợt sóng cao , hung hãn tràn vào đất liền hàng ngàn km . Trên đường đi , chúng quét sạch và cuốn đi tất cả mọi thứ xuống biển . Năng lượng của "khách lạ " này tỏa ra tương đương với 100 triệu quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản ).:-??:-s
vì thời gian có hạn nên hẹn gặp moị người lần sau (còn nữa)
* Bài gửi của gaudo tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
lý thế dân thông cảm , bởi một phần cũng là do mình chưa nói rõ: đoạn viết trên mình có tham khảo cuốn sách "tìm hiểu hiểu thiên Trái Đất"của Nguyễn Hữu Danh.vì thế mình xin khẳng định là điều thứ nhất bạn hỏi là đúng Còn thông tin thứ hai thì mình không chắc lắm
cũng xin cảm ơn vì góp ý cho bài viết của mình.
* Bài gửi của gaudo tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
-- Trên bầu trời , một quầng sáng xuất hiện và dần dần tiến về Trái Đất - hành tinh xanh với vận tốc 100 000 km/h . trong vòng 3 h nó đã thâm nhập vào tầng khí quyển và chỉ vài giây sau đã lao xuống vịnh Mêhicô , gần bán đảo Yucatan . Một tiếng nổ kinh hoàng , sau đó , những đợt sóng cao , hung hãn tràn vào đất liền hàng ngàn km . Trên đường đi , chúng quét sạch và cuốn đi tất cả mọi thứ xuống biển . Năng lượng của "khách lạ " này tỏa ra tương đương với 100 triệu quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản)
-- Miệng hố Gosses Bluff ở phía tây Alice Spring ( Úc ) là dấu vết va chạm của một thiên thạch có đường kính 5 km với Trai Đất cách đây 140 năm. Miệng hố có đường kính 22 km đã bị ngoại lực xói mòn chỉ còn phần trung tâm rộng 5 km .
-- Miệng hố Meteor Crate ở bang Arizona ( Mĩ ) rộng 1 200 m là kết quả của vụ va chạm với một thiên thạch có đường kính vài chục m , giàu Fe và Ni , cách đây 50 000 năm , giải tỏa một nguồn năng lượng gấp 1 000 quả bom nguyên tử , nghiền nát hàng chục triệu tấn đất đá thành tro bụi.
-- Ngày 01 /10 / 1990 , các đài quan sát Mĩ phát hiện một tiếng nổ lớn ở Thái Bình Dương tương đương với một thiên thể nặng 10 000 tấn đã rơi xuống đó . Nếu đường kính của chúng từ 100m đến 1 km , chúng có thể gây thảm họa cho loài người và để lại một miệng hố bẳng thủ đô Pari ( Pháp ) với những hậu quả không thể lường trước được đối với khí hậu và sinh vật trên Trái Đất.
-- Vụ va chạm giữa sao chổi Shoemaker Levy 9 với sao Mộc tháng 7 / 1994 đã làm bắn tung lên cao hàng ngàn km những mảnh vỡ có đường kính từ 3 - 5 km . Chỉ cần một mảnh vỡ cỡ này rơi vào Trái Đất cũng đủ tạo nên một miệng hố có đường kính hàng chục km , cùng với những trận động đất có cường độ trên 9 độ richte và tro bụi có thể che phủ ánh sáng Mặt Trời trong nhiều năm sau đó (chúng không đến được Trái Đất ).
-- Sáng 12 /02/1947 một quả cầu lửa chói lòa bay vút qua bầu trời vùng Primôrie (Nga ) . Sau đó nó biến đi trong tiếng ầm ầm điếc tai . Các cánh cửa bị bật tung ra , mảnh kính bay rào rào , vôi vữa trên các trần nhà đỏ ụp xuống . Những ngọn lửa bốc tung lên cùng với tro và bụi đang đun trong bếp . Trên bầu trời một dải khói khổng lồ vắt qua , sau đó uốn ép như một con rắn thần thoại từ sáng cho đến chiều tối mới tan dần . Thiên thạch này đã rơi xuống phía tây dãy núi Xikhôte Alin và đã vỡ tan khi bay thành hàng ngàn mảnh rơi xuống tạo thành trận mưa thiên thạch , đào trên 200 miệng hố có đường kính từ mấy chục cm đến 28 cm , hố sâu nhất đo được 6m . Các nhà khoa học đã tìm nhặt , trên một diện tích rộng hàng chục ngàn km2 , được hơn 7 000 mảnh vở . Mảnh nặng nhất cân được 1745 kg nhỏ nhất chỉ nặng 0,18 g.
Những vụ va chạm với các thiên thạch có dường kính 150 km thì cứ khoảng 5 000 năm mới xảy ra một lần . Với những thiên thạch trên 5 km thì phải từ 10 -30 triệu năm một lần . Những thiên thạch đường kính hàng chục km trở lên khi va vào Trái Đất , ngoài những thiệt hại do vụ nổ bằng năng lượng gấp nhiều lần quả bom nguyên tử gây ra thì tro bụi , hơi nước và khí độc bốc lên che kín bầu trời , ngăn cản quá trình quang hợp của cây cối, làn khí hậu lạnh đi và có thể hủy diệt sự sống trên Trái Đất .
Cho đến nay , còn có đến 90 % các " vị khách không mời mà đến " * Bài gửi của gaudo tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Sắp tới hình như vào tháng 1 này có thiên thạch theo dự đoán là sẽ va vào sao Hỏa đấy ,anh em ta có tổ chức quan sát kô nhợ . * Bài gửi của Ly The Dan tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Ẹc nhìn dc chết liền :b47:. Sao hỏa với PAC thì chào thua rồi, ko có thiết bị để ngắm. Với mấy nhà khoa học thì họ phải nhìn dc lớp băng ở đầu cực của nó cơ. * Bài gửi của aiHung_Champion tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Việc thiên thạch va vào trái Đất là chuyện thường tình ,thứ mà người ta lo sợ là các thiên thạch lớn cơ ,còn các thiên thạch nhỏ thì không sao. Tuy vậy hiện nay khoa học phát triển rồi nên chúng ta không còn sợ những thứ đó nữa ,có rất nhiều giải phát đểhanj chế chúng . nhưng có một vị khách nguy hiểm hơn nhiều đó là sao chổi. Các bạn còn nhớ vụ sao chổi va vào sao mộc năm 1994 chứ. * Bài gửi của bkd_tech tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Theo Đài Tiếng nói nước Nga đêm 5/10, tại Viện thiên văn ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở thành phố St. Petersburg đã diễn ra Hội nghị quốc tế "Nguy cơ thiên thạch-2009" với nỗ lực tìm cách phòng chống nguy cơ tiềm ẩn từ không gian vũ trụ.
Ảnh minh họa một thiên thạch gần trái đất. Nguồn: timeinc.net
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông Andrei Finkelstein, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, đồng thời là Giám đốc Viện Thiên văn ứng dụng, cho biết Trái Đất hiện đang bị đe dọa bởi các thiên thạch trong không gian và nguy cơ xảy ra va chạm giữa Trái Đất với những thiên thạch này không còn là chuyện viễn tưởng.
Một dẫn chứng cụ thể là vụ khối thiên thạch Tunguska rơi xuống vùng Siberi hồi năm 1908, mà cho đến nay ở khu vực này vẫn còn ghi đậm những dấu vết khủng khiếp của sự cố đó. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giới khoa học là bảo vệ Trái Đất thoát khỏi những va chạm nguy hiểm này.
Theo ông Finkelstein, hiện các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực nghiên cứu các phương pháp nhằm chống lại sự va chạm của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch với Trái Đất, tuy nhiên, các phát minh khoa học kỹ thuật mới đang ở giai đoạn đầu tiên và vẫn chưa chuyển sang giai đoạn thử nghiệm.
trong số những phát minh này có gần 15 công nghệ kỹ thuật có thể được sử dụng trong tương lai, như việc phá nổ thiên thạch bằng vũ khí hạt nhân hay phá huỷ thiên thạch đang tiến gần đến Trái Đất bằng một thiên thạch khác.
Các nhà khoa học Nga hiện cũng đang nghiên cứu quỹ đạo của các vật thể vũ trụ, tiểu hành tinh và thiên thạch, đánh giá mức độ mạo hiểm và dự đoán khả năng rủi ro khi vật thể vũ trụ va chạm với Trái Đất.
Để thực hiện hoạt động này, các nhà khoa học đã sử dụng mạng lưới kỹ thuật vô tuyến điện ?Kvazar?, do Viện Hàn lâm Khoa học Nga xây dựng, cũng như các đài thiên văn hiện có.
Theo kế hoạch, ở vùng Viễn Đông sẽ xây dựng trạm rađa mạnh để định vị các tiểu hành tinh và thiên thạch gần Trái Đất. Theo ông Finkelstein, các dự án nói trên là nhằm xây dựng một ?tấm lá chắn? bảo vệ Trái Đất khỏi các vụ "tấn công" của thiên thạch