Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:12 AM
eubia eubia đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định Thời điểm bạn có thể tìm ngắm Sao Hải Vương

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

THỜI ĐIỂM BẠN CÓ THỂ TÌM NGẮM SAO HẢI VƯƠNG


Cảm thấy mình như một người quan sát bầu trời thực thụ
Khi một hành tinh mới được chính anh phát hiện ra


[JUSTIFY]John Keats đã viết như vậy để nói về việc William Herschel đã phát hiện ra sao Thiên vương vào năm 1781. Các số liệu đo đạc về Thiên vương tinh nhanh chóng cho thấy rằng hành tinh này đang bị hảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của một hành tinh khác, nằm xa Mặt trời hơn nữa.

Sự dự đoán về vị trí của hành tinh mới này được John Couch Adams đưa ra năm 1843 và Urbain Leverrier trong các năm 1845-1846. Nhưng cả hai nhà toán học này đều gặp nhiều trở ngại trong việc thuyết phục các nhà thiên văn học tìm cho ra hành tinh này. Cuối cùng thì vào ngày 23/9/1846, một nhà thiên văn học người Đức, Johann Gottfried Galle đã sử dụng các thông số của Le Verrier để định vị và tìm ra sao Hải vương hay Neptune. Phát hiện này đã dẫn tới một cuộc tranh cãi lớn là nước nào sẽ được nhận danh dự lớn là đã phát hiện ra sao Hải vương. Rốt cục thì niềm vinh dự này cũng được chia đều.

Thật trớ trêu là Galle không phải là người đàu tiên được ngắm nhìn sao Hải vương. Gallieo là người đã thực sự nhìn thấy hành tinh này những tận hai lần vào các năm 1612 và 1613, nhưng ông đã nhầm và cho rằng đó là một hằng tinh. Vào thời điểm Gallieo nhìn thấy Neptune, hành tinh này đang ở lân cận với sao Mộc, có nghĩa là 2 hành tinh này ở rất gần nhau trên nền trời sao.

Bây giờ tới lượt bạn !

Tuần này, Neptune lại ở gần với Jupiter và chỉ cần chuẩn bị đôi chút là bạn có thể phát hiện ra hành tinh xa nhất trong hệ Mặt trời này trong suốt tuần tới. Nhưng chú ý là với ống nhòm hoặc kính thiên văn cỡ nhỏ, Neptune trông sẽ chỉ như một chấm sáng giống như một ngôi sao. Chỉ những kính thiên văn thật lớn mới có thể phân biệt được một vài điểm trên bề mặt hành tinh xa xôi này. Độ sáng của các thiên thể trên bầu trời được đo bằng một thang biểu kiến, một thang đo mà trong đó ngôi sao sáng nhất được quy thành độ sáng biểu kiến 1, ngôi sao mờ nhất có thể phát hiện bằng mắt thướng được quy thành độ 6. Đây là một thang đo ngược, có nghĩa là thiên thể càng mờ thì càng có số đo biểu kiến lớn hơn. Neptune có độ sáng biểu kiến là 8, mờ hơn thiên thể mờ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường là 2 đơn vị, bởi vậy để xem được hành tinh này, ta cần có một ống nhòm hoặc một kính thiên văn nhỏ.

Thường thì để tìm được sao Hải vương trên bầu trời đầy sao cũng không khác nào một câu tục ngữ:"tìm kim đáy bể". Ta cần phải có những bản đồ sao khá chi tiết và phải thật kiên nhẫn. Tuy nhiên, tuần này sao Mộc sẽ gánh vác các công việc khó khăn cho chúng ta và công việc tìm kiếm Hải vuơng tinh sẽ trở lên dễ dàng. Mặc dầu vậy, bạn vẫn cần phải có một ống nhòm hoặc một ống kinh thiên văn nhỏ.


Tìm Hải vương tinh như thế nào?

Bạn hãy xem biểu đồ đi kèm phía dưới bài báo này. Đó là hình ảnh bầu trời vào rạng sáng 12/7, và vị trí của các hành tinh cũng không thay đổi nhiều trong suốt tuần. Cả hai hành tinh đều di chuyển từ trái sang phải so với vị trí của ngôi sao Mu Capricomi. Sao Mộc di chuyển nhanh hơn sao Hải vương nhiều. Hải vương tinh sẽ là vật thể sáng duy nhất (không tính ngôi sao Mu Capricorni) ngay phía bắc của Môc tinh trong cả tuần tới.

Bắt đầu từ sao Mộc, vào lúc 3:00 am hành tinh này là vật thể sáng nhất trên bầu trời hướng nam. Sao Kim sáng hơn nhiều nhưng vào lúc này, nàng vẫn chưa chịu thức dậy. Với một ống nhòm hay một ống kinh thiên văn nhỏ, bạn sẽ nhìn thấy sao Mộc cùng với nhũng vệ tinh Gallieo đi kèm.

Bạn rê ống nhòm lên phía trên và sẽ nhìn thấy ngôi sao Mu Capricorrni có độ sáng biểu kiến bằng 5. Tiếp tục dịch tầm nhìn lên phía trên một chút nữa, đó sẽ là sao Hải vương, khá mờ hơn Mu Carpicorni. Do hành tinh này ở quá xa chúng ta nên nếu không phải là những ống kính lớn, sao Hải vương chỉ trông như mọi ngôi sao bình thường , duy có một điểm khác biệt là cái mầu xanh dương+xanh lục, khá phân biệt với những ngôi sao bình thường.
...
...Chúc mừng nào, bạn đã lắp lại được những việc mà Galileo đã làm vào các năm 1612 và 1613 và quan trọng hợn là bạn đã nhìn thấy được một hành tinh mà hầu hết các nhà thiên văn nghiệp dư không mấy khi xem được[/JUSTIFY]

Thohry(Theo Space.com)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.