Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:18 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Bầu trời đêm tháng 10/2011

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hướng dẫn quan sát các chòm sao, các vật thể xa, các hành tinh và các sự kiện thiên văn đáng chú ý.

Bầu trời trong tháng, các điểm nhấn của bầu trời đêm tháng 10/2011




[YOUTUBE]MpRDorehVJ0[/YOUTUBE]

Các hành tinh đêm tháng 10

Tháng 10 mang lại cho chúng ta cái nhìn tốt nhất về "Vua của các hành tinh". Sao Mộc mọc lên ở phía đông sau khi Mặt Trời lặn và thống trị tất cả các đêm tháng 10.

Hãy sử dụng một chiếc ống nhòm để xem vũ điệu của các vệ tinh khi chúng quay quanh Sao Mộc

Các chòm sao và các vật thể xa

Pegasus, chú ngựa có cánh vĩ đại của thần thoại Hy Lạp, tung vó trên bầu trời mùa thu. Thân hình của nó đánh dấu một khu vực rộng lớn trên bầu trời, được gọi là "Hình vuông vĩ đại". Pegasus mang trong nó một ngôi sao giống Mặt Trời đầu tiên được biết đến có chứa một ngoại hành tinh - ngôi sao 51 Pegasi.

Góc sáng nhất của "Hình vuông vĩ đại", Alpheratz, là ngôi sao sáng nhất trong chòm Andromeda. Trong thần thoại Hy Lạp, vị công chúa này bị xích vào một tảng đá ven biển, để làm yên lòng một con quái vật biển.

Trong khu vực của chòm Andromeda, hãy tìm M31, tức thiên hà Andromeda - một ốc đảo của hàng tỷ ngôi sao. Trong một đêm trời trong, nó xuất hiện như một vệt sáng mờ.

Nằm cách chúng ta khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng, M31 là một thiên hà xoắn ốc ở gần Dải Ngân Hà nhất và là vật thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Quan sát qua ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ sẽ giúp bạn thấy được lõi sáng và những cánh tay xoắn ốc.

Andromeda đang chậm rãi nuốt chửng người bạn đồng hành nhỏ bé, thiên hà M32.

Các hành tinh buổi sớm

Hành tinh đỏ - Sao Hỏa mọc lên từ hướng đông, ngay trước bình minh.

Các sự kiện đáng chú ý

Một trận mưa sao băng thú vị sẽ diễn ra trong khoảng từ 20 - 24/10. Sau nửa đêm, bạn hãy nhìn về phía đông, nơi chòm Orion đang mọc lên. Cứ sau mỗi vài phút, bạn có thể bắt gặp một vệt sao băng - tàn dư của sao chổi Halley - bùng cháy trên cao của bầu khí quyển. Đó chính là trận mưa sao băng Orionid.

Bầu trời đêm trong vắt luôn chứa đựng những điều bí ẩn kỳ diệu. Hãy khám phá nó từ ngay sân sau nhà bạn.

Phan Thanh Hiền - PAC
Theo hubblesite
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:18 AM
minhduongf minhduongf đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Video này hay thật, tiếc là trời không trong để nhìn rõ mấy ngôi sao, hành tinh,...
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:18 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

điều quan trọng là mọi người có thức đc để xem k nữa
chứ ai mà chẳng thích xem. hix hix
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.