Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định Mưa sao băng Leonids 2008 rạng sáng 17/11

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mưa sao băng Leonids 2008 rạng sáng 17/11

Mưa sao băng Leonids có nguồn gốc từ một sao chổi ngắn hạn Tempel-Tuttle có chu kỳ 33 năm.Leonids nổi tiếng đã từng là trận mưa sao băng lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận, nó nổi tiếng đến nỗi nhắc đến mưa sao băng người ta có thể nghĩ ngay đến cái tên Leonids. Thế nhưng cho đến nay trận mưa sao băng này đã bị suy yếu rất nhiều với độ sai lệch cực điểm cao, tần suất trung bình chỉ khoảng 15 sao/giờ.



Năm nay chúng ta cũng sẽ đón chờ Leonids vào khoảng thời gian quen thuộc xung quanh ngày 17/11.Với điều kiện thời tiết nước ta hiện nay đang không ổn định, tần suất sao băng thấp và bị ảnh hưởng mạnh bởi ánh sáng trăng nên Leonids năm nay không thực sự lí tưởng cho một đêm sao băng hoành tráng. Thế nhưng theo kinh nghiệm quan sát bản thân vào năm 2004 thì trận Leonids để lại nhiều ấn tượng không phải về số sao băng thấy được mà vì nét đẹp từ những vệt sao băng dài và sáng, đa số có ánh trắng vàng rất đẹp. Cho nên nếu bạn là người có lòng kiên nhẫn và đam mê quan sát sao băng không phải vì thích thấy sao rơi liên tục mà đón chờ một ánh sao thật đẹp và có thể nói lên kịp một điều ước thì Leonids là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Hãy thử vận may của mình xem.

Theo thông tin từ www.imo.net , Leonids là một trong những trận mưa sao băng rất khó chịu trong việc dự đoán cực điểm, bằng chứng là từ 2001-2006, các dự đoán cực điểm của nhiều chuyên gia đã không chính xác với cực điểm. Với tính chất bất thường này năm nay đã có nhiều dự đoán khác nhau về cực điểm cụ thể như sau:
-Theo truyền thống: 9h00m UT ngày 17 (16h00m ngày 17 - giờ VN)
-Theo Mikhail Maslov: 0h20m UT ngày 17 (7h20m ngày 17 ? giờ VN)
-Theo Jérémie Vaubaillon: có thể có 2 cực điểm độc lập: 1h30m UT ngày 17 với đám bụi 1466 - 21h30m ngày 18 với đám bụi 1932 (8h30m ngày 17 - 4h30m sáng 19 - giờ VN)


Với nhiều dự báo như thế dễ làm chúng ta bị rối, các bạn yên tâm, nếu nhìn chung lại các thời điểm cũng chỉ xung quanh các ngày 17-18. Vào lúc này chòm Leo (Sư Tử) tâm điểm của mưa sao băng chỉ mọc lên cao khỏi chân trời khoảng 30 ? 40 độ từ khoảng 3h sáng trở đi, đây mới là điều kiện tiên quyết của chúng ta. Vì vậy tốt nhất bạn hãy tập trung quan sát vào rạng ngày 17 từ lúc 3h sáng trở đi vì đây là thời điểm gần với các dự đoán nhất. Nếu có đủ kiên nhẫn bạn hãy kiểm tra cả rạng 18 và rạng 19, xung quanh các buổi gần sáng này tần suất sao băng sẽ cao hơn bình thường.

Nếu bạn đã xác định được chòm Leo thì sẽ dễ dàng, nếu chưa bạn cũng đừng lo. Quan sát mưa sao băng là việc quan sát tổng quát cả vùng trời rất rộng xung quanh tâm điểm sao băng, không đòi hỏi chính xác tỉ mĩ .Hãy quan sát vùng trời hướng chính Đông và các vùng lân cận vào thời điểm có sao băng. Trong các rạng 17-18-19 bạn cũng sẽ thấy mặt trăng rất sáng khá cao ở hướng Đông. Trời đã bắt đầu lập đông khá lạnh và nhiều sương vào buổi sáng, nhớ chuẩn bị áo khoác và mũ chống sương khi quan sát bạn nhé. Chúc bạn có được sao băng đẹp cùng điều ước cho riêng mình.

Clear sky,
Orion Don
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin hỏi lại anh ORION, cái này hình như là rạng sáng ngày 17 phải không ạ? Em nghe nói là rạng sáng ngày 18 mà anh , đêm 17, rạng sáng 18. anh xem kiểm tra lại giúp ạ
cảm ơn anh nhiều!
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Đúng rồi bkd_tech! theo giờ thông lệ hàng năm thì đúng là rạng ngày 18 như trong bài viết Ori có đề cập ấy, nhưng năm nay có nhiều dự báo khác, cụ thể có những 2 dự báo là cực điểm rơi vào khoảng 7-8h sáng 17 cho nên Ori mới chọn rạng 17 làm buổi quan sát chính, mình thử tin họ xem, quan sát chính là tối 16 rạng 17, khoảng vài giờ trước cực điềm dự đoán. Ngoài ra còn có dư báo khác rơi vào sáng 19. Nói chung tổng cộng dự báo và cực điểm thông lệ trãi ra cả 3 rạng 17-18-19, nếu đủ sức thì cứ test thử xem vì Leonids này giống "đánh trắc nghiệm" lắm! hihi
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Năm nay mưa sao băng Leonids dự báo là có rất nhiều sao băng đấy bà con. Giá mà ở đà nẵng trời nó thương ta nhỉ

À quên, lần này là đêm 17 rạng sáng 18-11 nghe bà con
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
coimexco-cty coimexco-cty đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

her orion nè...hình như bài này dc pro đăng roài đó...)))
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
binhan binhan đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Coi lại ngày giờ đi six, người ta đăng từ 2008 kìa
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

hì hì ko để ý...chỉ biết hôm bữa đăng rồi mà giờ xem lại thì lại là bài cũa orion nên thắc mắc thôi
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 09:16 AM
longdatautovol longdatautovol đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mưa sao băng Leonids càng ngày càng bèo do bụi của 55P/Tempel-Tuttle càng ngày càng khan hiếm . Năm nay dự báo cao điểm chỉ khoảng 20sao/h vào đêm 17/11. Với tần suất như thế thì cũng chả ham hố gì, với lại trời Đà Nẵng đã không thấy Mặt trời cả tháng nay
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.