Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Quan sát thiên văn

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 09:04 AM
tanphuoc tanphuoc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 111
Mặc định Đón xem Nguyệt Thực toàn phần vào rạng sáng này 16/6/2011

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thông tin sơ lược:

Nguyệt thực sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6 này

Ta bỏ qua thời điểm khi trăng vào vùng nửa tối của bóng Trái Đất nhé vì khi đó trăng chỉ mờ đi đôi chút.



Theo tính toán của NASA thì

+ Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất - nguyệt thực 1 phần bắt đầu vào lúc 1h22'55'' theo giờ Việt Nam

+ Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc: 2h22'29''

+ Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại: trăng có màu đỏ nhất vào lúc 3h12'35''

+ Kết thúc nguyệt thực toàn phần vào lúc: 4h02'41

+ Kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc: 5h02'14''

Mô phỏng quá trình diễn biến của Nguyệt thực lần này: http://thienvanhoc.org/mophong/nguyetthuc16062011.swf



Ngày 10 tháng 12 này chúng ta lại sẽ thấy nguyệt thực toàn phần, và nó sẽ diễn ra ngay khi trăng mới mọc. Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua Nguyệt thực lần này.

Lần tháng 6 này trăng đi qua trung tâm của vùng bóng tối của Trái Đất, tuy gọi là vùng bóng tối nhưng vẫn có những bước sóng ánh sáng dài đến được bề mặt của Mặt trăng, và càng vào vùng tâm thì ánh sáng đỏ càng lấn át ta sẽ có một mặt trăng máu ^^ chỉ còn thiếu người sói nữa thôi ^^.

Còn vào tháng 12 trăng chỉ đi qua rìa của vùng bóng tối cho nên sẽ không có màu đỏ ấn tượng bằng lần này đâu.







Ảnh: Earthsky.org

Rạng sáng ngày 16 tháng 6 năm 2011, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỉ lục 100 phút, vì vậy có thể xem đây là một trong những lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ 21 (2001-2100) trong số 85, nên người ta gọi đây là lần nguyệt thực vừa lâu vừa dài.

Nhưng thật ra, sự kiện nguyệt thực vào tối 16/6 này chỉ kém hơn 3 phút so với lần nguyệt thực được cho là dài nhất thế kỉ 21 (ngày 28 tháng 7 năm 2018).



Điều đặc biệt đáng chú ý là màu sắc xuất hiện trên bề mặt của Mặt trăng. Nó thay đổi từ che khuất đến bị che khuất hẳn, phụ thuộc vào điều kiện của khí quyển Trái đất lúc ấy. Nếu gặp may mắn, bạn sẽ chứng kiến chị Hằng khoát trên mình chiếc áo màu đồng pha đỏ thay vì là màu trắng sáng truyền thống. Đó là bởi vì sự phân tán của ánh sáng màu cam đỏ từ tất cả cảnh hoàng hôn và bình minh từ tất cả các vùng địa hình trên Mặt trăng ở vùng bị che tối. Và nếu như có người đứng quan sát trên Mặt trăng, thì lúc ấy người quan sát sẽ chứng kiến nguyệt thực toàn phần của Mặt trời (thay vì là Mặt trăng trên Trái đất).



Trước và sau khi diễn ra nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng sẽ bị che khuất một phần trong một giờ đồng hồ lúc khi Mặt trăng bước vào và rời khỏi bóng tối của Trái đất kéo dài tới 3 giờ 40 phút.



Những địa điểm trên Trái đất sẽ thấy lần nguyệt thực toàn phần vào ngày 16/6/2011



Những nơi sẽ thấy diễn ra nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ. Những nơi mà không thấy là ở Hawaii, Bắc Mỹ, vùng tây bắc của Nam Mỹ, Greenland, Iceland và Bắc Cực.





Ngày và đêm của Trái đất lúc diễn ra Nguyệt thực toàn phần (20:13 ngày 15/6/2011 theo giờ UT). Ảnh: Earthsky.org



Phần bóng đen phía bên trái (chạy từ Nam Mỹ đến nước Anh) sẽ diễn ra nguyệt thực vào lúc hoàng hôn (ngày 15/6) và vùng phía bên phải là lúc bình mình (ngày 16/6). Còn phần ở giữa (vùng Trung Đông) là lúc bạn đêm của thế giới.





Click vào ảnh để xem kích thước thật

Bản đồ diễn ra nguyệt thực ngày 16/6/2011 (NASA)




Theo HAAC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.