Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
lengo_ltd lengo_ltd đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định Cẩm nang Kiến Thức Thiên Văn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong buổi họp ngày 12/09/2010. Mọi người đã cùng thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có cuốn cẩm nang Thiên văn học.
Thể theo ý kiến của mọi người. Đề cương Cẩm nang Thiên Văn Học khá dài và không cần thiết cho mục đích là phổ biến kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu. Vì thế mọi người đã nhất trí lược bớt một số phần. Tuy Nhiên, riêng tôi muốn thực hiện cuốn Tri Thức Thiên Văn dựa trên Đề cương Cẩm nang Thiên Văn Học để dành cho tất cả thành viên Câu lạc bộ, những người yêu thích và muốn tìm hiểu kĩ về các vấn đề của Kiến Thức Thiên Văn. Vì thế chúng ta sẽ làm song song cả 2 cuốn. Hiện tại thì cuốn Tri Thức Thiên Văn sẽ trở thành một dự án dài hơi của Nhóm Kiến Thức.

Bây giờ. để kịp chào mừng World Space Week 2010 và kỉ niệm Sinh nhật PAC tròn 3 tuổi nhóm Kiến Thức sẽ tiến hành hoàn thành cuốn Cẩm nang Thiên văn học dành cho người mới bắt đầu. Cụ thể đề cương như sau :

Chương I: Khái quát về Vũ Trụ


- Thuyết BiaBang. Tuổi của Vũ trụ.
- Vũ trụ giãn nở. Định luật Hubble.
- Sự sống trong Vũ trụ.

Chương II: Thiên hà

- Khái niệm và phân loại
+ Thiên hà bức xạ. Các Thiên hà tương tác.
+ Quần Thiên hà và Siêu Quần Thiên hà.
- Thiên hà của chúng ta - Ngân Hà.

Chương III: Sao

- Khái niệm. Các đặc trưng cơ bản.
- Các loại sao. Tên gọi và kí hiệu.
- Sự tiến hóa các sao.

Chương IV: Hệ Mặt Trời

- Ngôi sao có tên : Mặt Trời
+ Năng lượng bức xạ của Mặt Trời.
+ Chuyển động quay của Mặt Trời.
+ Các lớp Mặt Trời.
+ Hoạt động của Mặt Trời. Gió Mặt Trời. Hiện tượng cực quang.
- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
- Các thành viên khác của Hệ Mặt Trời : Sao chổi, Sao băng, Thiên thạch.
- Biên giới của Hệ Mặt Trời.

Chương V: Bốn mùa - Thời gian - Lịch

- Mặt Trời và bốn mùa:
+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
+ Sự biến đổi mùa do trục nghiêng.
+ Ngày và đêm ở các vĩ độ.
+ Các đới khí hậu.
- Lịch:
+ Cơ sở tính thời gian.
+ Âm lịch
+ Dương lịch
+ Âm dương lịch

Chương VI: Tuần trăng, Nhật - Nguyệt thực, Thủy triều.

- Tuần trăng:
+ Chuyển động của Mặt Trăng.
+ Các pha của Mặt Trăng.
+ Chuyển động tự quay của Mặt Trăng
- Nhật - Nguyệt thực.
- Thủy triều.

Các phần của cuốn cẩm nang sẽ được post dưới đây. Các bạn có thể xem và góp ý chỉnh sửa trước khi in chính thức.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
kim kim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 98
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chương I: Khái quát về vũ trụ

Thuyết Big Bang (Thuyết Vụ Nổ Lớn):
Lý thuyết Big Bang là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kỳ dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.


Theo thuyết Big Bang, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng (điểm dưới cùng). Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn

Ý tưởng trung tâm của lý thuyết này là quá trình vũ trụ đang giãn nở. Nó được minh chứng bằng các thí nghiệm về dịch chuyển đỏ của các thiên hà (định luật Hubble).

Định luật Hubble:

Hubble đưa ra định luật rằng các ngôi sao càng xa trung tâm vũ trụ thì di chuyển ra xa khỏi trung tâm vũ trụ với tốc độ càng nhanh theo công thức:

v = H×d

Trong đó:

v là vận tốc di chuyển của các ngôi sao (km/s)
H là hằng số Hubble, hiện nay người ta tính được H = 72 km/s/parsec.
Parsec là đơn vị tính khoảng cách giữa các vì sao, 1 parsec = 3,08*10^13km.
d là khoảng cách từ trung tâm vũ trụ tới ngôi sao đó tính bằng parsec.

• Dựa trên thuyết Big Bang cộng với các tiến bộ trong quan sát đã ước lượng tuổi vũ trụ vào khoảng 13,7 tỷ (13,7 × 10^9 năm), với sai số cỡ 1% (± 200 triệu năm).

• Hiện nay, Trái Đất là ví dụ duy nhất về một môi trường cho phép duy trì sự tiến hóa.Hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự sống ngoài Trái Đất nếu có tồn tại thì sự tiến hóa của nó đã xuất hiện độc lập ở nhiều nơi khác nhau trong vũ trụ.


Nguyễn Hoàng Hồng Hạnh - Nhóm Kiến Thức - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Chương II: Thiên hà


* Khái niệm và phần loại:


Thiên hà là một tập hợp rất lớn các sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn và tạo thành một hệ thống quay xung quanh tâm của hệ.

Các thiên hà khá đa dạng, có chứa từ hàng chục triệu ngôi sao cho tới hàng ngàn tỉ ngôi sao, đường kính từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng (n.a.s). Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước khoảng 1.000 n.a.s và mật độ sao lớn nhất, kích thước các ngôi sao cũng lớn nhất.


Thiên hà Andromeda

* Phân loại:

Căn cứ vào hình dạng của các thiên hà đã nghiên cứu, đầu những năm 20 của thế kỉ XX, nhà thiên văn học người Mĩ E.Hubble (1889-1953) đã lập ra bảng phân loại các thiên hà, gọi là “bảng phân loại Hubble”. Theo ông, có các nhóm thiên hà phân theo hình dạng:


Phân loại các Thiên hà dựa trên hình dạng

Thiên hà xoắn ốc (chiếm 60%), thiên hà elip (chiếm 15%), thiên hà dạng thấu kính (chiếm 20%) và thiên hà không định hình (chiếm 3%). Số lượng 2% các thiên hà còn lại, không có trong bảng phân loại của Hubble, gọi là các thiên hà “đặc biệt”. Đó là các thiên hà lùn.

* Thiên hà bức xạ. Các thiên hà tương tác:

Thiên hà bức xạ (thiên hà có nhân bức xạ) khác với các thiên hà thông thường ở chỗ chúng bức xạ phần lớn năng lượng từ vùng tâm rất nhỏ (có kích thước từ vài giờ đến vài tháng ánh sáng), ở các dải sóng ngoài vùng khả kiến, chủ yếu là dải sóng vô tuyến và tia X. Chúng chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng số các thiên hà.

Các thiên hà ở gần nhau (so với kích thước của chúng) có thể tương tác với nhau (va đập vào nhau, nhập làm một…). Trong số hơn 100 tỉ thiên hà (đã biết) trong Vũ trụ, chỉ có 2% tương tác với nhau.

* Quần Thiên hà và Siêu Quần Thiên hà:

Quần thiên hà là một tập hợp dày đặc gồm vài nghìn thiên hà liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn. kích thước 5-60 triệu n.a.s, khối lượng cỡ vài triệu tỉ lần khối lượng Mặt Trời.

Siêu quần thiên hà tập hợp nhiều quần thiên hà. CCó kích thước khoảng 100-300 triệu n.a.s, khối lượng khoảng 10 triệu tỉ lần khối lượng Mặt Trời.

* Thiên hà của chúng ta - Ngân Hà:


Dải Ngân Hà nhìn từ Trái Đất

Có thể coi Thiên Hà (Ngân Hà) có dạng hình đĩa dẹt, trong đó có các tay xoắn. Thuộc nhóm các Thiên hà dạng xoắn ốc. Cấu tạo của Ngân Hà gồm:

- Đĩa Thiên Hà (đĩa sao) có đường kính khoảng 30 kpc (kpc: kiloparsec = 1000 parsec (pc), 1pc = 3,26 n.a.s), dày cỡ 1000 n.a.s. Đĩa khí có đường kính ít nhất 40-44kpc. Đĩa Thiên Hà chiếm tới 70% khối lượng của Thiên Hà (150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời).

- Nhân Thiên Hà bao quanh tâm có mật độ sao dày đặc, có đường kính khoảng vài pc. Nhân là nguồn bức xạ năng lượng rất mạnh, nhất là sóng vô tuyến, tia hồng ngoại và tia gamma.

- Bầu Thiên Hà là vùng quanh nhân, do đĩa Thiên Hà phồng lên. Bầu có bán kính khoảng 1,5-3pc, khối lượng bằng 1/6 khối lượng đĩa. Bầu chủ yếu gồm các sao tương đối già (phát ra ánh sáng vàng và đỏ) so với các tay xoắn.

- Quầng Thiên Hà, bao trùm quanh đĩa, có hình cầu, đường kính 50.000-65.000 n.a.s. Quầng là nơi phân bố sao thưa thớt, gần như không có khí và bụi giữa các sao. Bao trùm quầng là một quần tối, có đường kính khoảng 200.000-400.000 n.a.s.

- Khí giữa các sao chiếm khoảng 5-10% khối lượng đĩa Thiên Hà, nhưng ở bầu chỉ chiếm dưới 1% khối lượng bầu.

- Thiên hà của chúng ta cũng có chuyển động quay. Ngân Hà quay 1 vòng khoảng 220 triệu năm và thường được gọi là năm Thiên hà.

Trương Thị Trà My - Nhóm Kiến Thức - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chương III: Sao

* Khái niệm. Các đặc trưng cơ bản:

- Khái niệm: Ngôi sao là một quả cầu khí (chủ yếu là Hydro) dạng plasma nóng sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn.


Mặt Trời, ngôi sao gần Trái Đất nhất, là nguồn năng lượng cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

- Các đặc trưng cơ bản:

+ Độ tuổi: Hầu hết ngôi sao có độ tuổi từ 1 tỷ năm đến 10 tỷ năm.
+ Thành phần hoá học: Các ngôi sao hình thành trong thiên hà có thành phần vào khoảng 71% hiđrô và 27% heli, được đo theo khối lượng.
+ Từ trường: Từ trường của một ngôi sao được tạo ra từ những vùng bên trong sao nơi xảy ra những sự đối lưu tuần hoàn. Chuyển động của các plasma đối lưu này có chức năng giống như một máy phát điện, tạo ra từ trường mở rộng ra bên ngoài ngôi sao.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tại bề mặt của một sao được xác định bằng tốc độ sản sinh năng lượng tại lõi và bán kính của sao, và thông thường được ước lượng từ chỉ số màu của sao. Nhiệt độ tại vùng lõi của sao là khoảng vài triệu đến vài chục triệu độ.
+ Khối lượng: Các sao có khối lượng khá đa dạng. Từ vài phần (sao lùn) đến vài trăm lần khối lượng Mặt Trời.

* Phân loại sao.

Hiện nay có nhiều kiểu phân loại sao. Phân loại theo nhiệt độ bề mặt (Mặt Trời là một ngôi sao loại G với nhiệt độ bề mặt khoảng 5500-6000 độ). Phân loại theo trạng thái - Kích thước (Sao lùn, Sao trẻ, Sao khổng lồ đỏ, Sao notron...)

* Sự hình thành và tiến hóa:

Một ngôi sao được hình thành từ một đám mây khí (chủ yếu là khí Hydro) co cụm lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Khi nhiệt độ tại tâm khối khí đạt khoảng vài triệu độ thì bắt đầu xảy ra phản ứng nhiệt hạch tổng hợp Hydro thành Heli và sản sinh năng lượng dưới sạng bức xạ và nhiệt. Khi đó một ngôi sao được hình thành.

Đa số các ngôi sao sống từ 1 đến 10 tỉ năm. Sau đó nguồn nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch dần cạn kiệt. Các ngôi sao bắt đầu phình to trở thành sao khổng lồ đỏ sau đó kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ sao (siêu tân tinh - supernova) bắn lớp vỏ ra ngoài không gian. Phần lõi còn lại chứa chủ yếu các nguyên tố là sản phẩm cuối cùng của chuỗi phản ứng nhiệt hạch trở thành một thiên thể mà ta gọi là Sao Notron.

Một số trường hợp các sao có khối lượng rất lớn khi chết sẽ hình thành nên Hố đen.


Nguyễn Hoàng Hồng Hạnh - Nhóm Kiến Thức - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
vietsonpte vietsonpte đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Chương IV: Hệ Mặt Trời

* Ngôi sao có tên: Mặt Trời



Chu kỳ tự quay của Mặt Trời là 27 ngày.

Gió Mặt Trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời.

Cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.

* Các thành viên trong Hệ Mặt Trời:

Hệ mặt trời - ngôi nhà của chúng ta nằm trong Dải Ngân hà. Nó bao gồm một ngôi sao, tám hành tinh chính, ít nhất ba hành tinh lùn, 170 mặt trăng, vô số tiểu hành tinh, sao chổi và bụi, khí ở giữa các hành tinh. Hành tinh chính chia làm 2 loại: bốn hành tinh nhỏ hơn -hay còn gọi là hành tinh đá gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất và Sao Hỏa. Còn lại, bốn hành tinh khổng lồ, hay còn gọi là hành tinh khí gồm: Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Ceres, Pluto (Sao Diêm Vương), Eris ...là các hành tinh lùn.


Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất. Khi thiên thạch từ trong không gian vào đến bầu khí quyển của Trái đất thì áp suất ánh sáng làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng và xuất hiện cái đuôi thiên thạch hướng từ phía Trái đất đi ra.

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ “quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa cacbonic, metan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt.

Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất. Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.

Nguyễn Hoàng Hồng Hạnh - Nhóm Kiến Thức - PAC
Ảnh: Phan Thanh Hiền - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 79
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Anh Nhân cho em cắt ngang phần ni chút, mình in màu hay in đen trắng ah? :|
vì em thấy cái bảng thông tin hành tinh màu xanh lét, sợ in đen trắng ra sẽ ko thấy j nữa...
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
tamexim tamexim đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Chương V: Bốn mùa - Thời gian - Lịch


* Mặt Trời và bốn mùa:

+ Mặt phẳng Hoàng đạo: Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng hoàng đạo.

Nhìn từ Trái Đất, đường Hoàng Đạo là giao điểm của Mặt phẳng Hoàng đạo với Thiên Cầu (hình cầu tưởng tượng ở rất xa Trái Đất, trên đó chứa tất cả các thiên thể).

+ Sự biến đổi mùa:

Trái Đất ngoài chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời còn có chuyển động tự quay. Tuy nhiên trục quay của Trái Đất lại ngiêng so với trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo một góc khoảng 23,27 độ. Chính độ nghiêng này đã tạo nên sự biến đổi mùa trên Trái Đất.


Nguyên nhân chính là ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo, lượng bức xạ của một vị trí trên Trái Đất nhận được thay đổi theo thời gian.

+ Ngày và đêm ở các vĩ độ:

Từ ngày Xuân phân (21/3) đến ngày Thu phân (23/9):

Những vị trí có vĩ độ càng gần cực Bắc thì ngày càng dài. Ở cực Bắc thì Mặt Trời không bao giờ lặn (6 tháng là ban ngày).

Những vị trí có vĩ độ càng gần cực Nam thì ngày càng ngắn. Ở cực Nam thì Mặt Trời không bao giờ mọc (6 tháng là ban đêm)

Từ ngày Thu Phân (23/9) năm trước đến ngày Xuân phân (21/3) năm sau thì ngược lại. Càng gần cực Bắc thì ngày càng ngắn, càng gần cực Nam thì ngày càng dài.

+ Các đới khí hậu:

Thông lượng bức xạ của ánh sáng Mặt Trời đến những nơi khác nhau trên Trái Đất là khác nhau. Thời tiết ở những khu vực có vĩ độ giống nhau là như nhau, tạo nên những đới khí hậu khác nhau.


Các đới khí hậu

- Từ vĩ độ (+)(-) 66 độ 33' về 2 cực Bắc Nam là Hàn đới.
- Từ vĩ độ (+)(-) 23 độ 27' về vĩ độ (+)(-) 66 độ 33' là Ôn đới.
- Giữa 2 vĩ độ (+) 23 độ 27' và (-)2 3 độ 27' là Nhiệt đới.

* Lịch:


- Cơ sở tính thời gian: Dựa trên chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Mặt Trăng.

- Dương lịch: Năm dương lịch lấy cơ sở là năm xuân phân (chu kì bốn mùa). Năm xuân phân có 365,2422 ngày. Tuy nhiên năm lịch lại phải là một số nguyên ngày và xấp xỉ với năm xuân phân. Theo lịch sử, dương lịch được coi là bắt đầu từ thời hoàng đế La Mã là Julius Cecar (63 TCN)

+ Dương lịch cũ (năm Julius): Cứ 4 năm là có một năm nhuận. Là năm có con số chia hết cho 4. Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Như vậy trung bình một năm có 365,25 ngày. Sai số so với năm xuân phân là 0,0078 ngày, như vậy cứ sau 400 năm thì sai gần 3 ngày.

+ Dương lịch mới (lịch Gregorius): sau hàng ngàn năm lịch Julius đã không đúng nữa. Năm 1582, giáo hoàng Gregorius đã cho cải cách lại dương lịch. Theo đó, độ dài trung bình năm là 365,2425 ngày. Sai số là 0,0003 ngày tức cứ sau 3300 năm thì sai 1 ngày. Do đó đã quy ước những năm trong thế kỉ mà không chia hết cho 4 thì không phải là năm nhuận (1700,1800,1900...). Ngoài ra để chỉnh sự sai lệch đã tích lũy nhiều, người ta đã từng quy ước sau ngày 4-10-1852 sẽ là ngày 15-10-1852.

+ Âm lịch: Âm lịch là lịch theo tuần trăng. Lấy độ dài tuần trăng (29,53 ngày) làm cơ sở cho độ dài tháng. Tháng thiếu có 29 ngày, tháng đủ có 30 ngày. Một năm có 12 tháng, trung bình có 354,367 ngày. Vậy năm thường có 354 ngày, ngắn hơn năm xuân phân 10 ngày. Cứ 3 năm thì sai với mùa 1 tháng. Năm âm lịch chỉ có khả năng tính thời gian chứ không phản ánh thời tiết. Hiện nay chỉ có lịch Hồi giáo là sử dụng thuần túy âm lịch.

+ Âm dương lịch: Người ta cải biến âm lịch bằng cách bổ sung quy luật nhuận để bình quân năm lịch phù hợp với 4 mùa. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng, tháng nhuận có 30 ngày.

Người ta thường dùng chu kì 7/19 (chu kì Meton) tức là cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận. So với năm xuân phân thì :
19 năm xuân phân = 65,2422 x 19 = 6939,60 ngày.
19 năm Âm dương lịch = (19 x 12) + 7 = 235 tháng = 29,53 x 235 = 6939,55 ngày.

Trương Thị Trà My - Nhóm Kiến Thức - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chương VI: Tuần trăng, Nhật - Nguyệt thực, Thủy Triều

* Tuần trăng:

Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, hệ Mặt Trăng - Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. Do Trái Đất và Mặt Trăng đều là những thiên thể được Mặt Trời rọi sáng mà có thể nhìn thấy phần sáng của Mặt Trăng dưới những dạng khác nhau, đó là nguyên nhân của Tuần Trăng.

* Chuyển động của Mặt Trăng:

Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo elip gần tròn. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng (bạch đạo) nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất (Hoàng đạo) một góc trung bình 5 độ 9'.

Chu kì chuyển động là 27,32 ngày - gọi là tháng sao. Chiều chuyể động từ Tây sang Đông (như chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời). Bán trục lớn quỹ đạo là 384.400 km.

* Các pha của Mặt Trăng:


- Là những phần sáng khác nhau của Mặt Trăng được nhìn từ Trái Đất. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp của cùng một pha của Mặt Trăng được gọi là một tuần Trăng hay Tháng Giao hội.

* Chuyển động tự quay của Mặt Trăng:

Ngoài chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn tự quay quanh mình. Chu kì tự quay đúng bằng chu kì quay quanh Trái Đất. Chiều tự quay trùng với chiều chuyển động quanh Trái Đất. Do đó Mặt Trăng luôn chỉ hướng một nửa nhất đỉnh về phía Trái Đất.

* Nhật - Nguyệt Thực:

Nhật -Nguyệt thực là hiện tượng che khuất lẫn nhau của 3 thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Do trong 3 thiên thể chỉ có Mặt Trời là tự phát sáng nên tùy vào vị trí tương đối giữa chúng mà xảy ra những hiện tượng khác nhau.



Nhật Thực: xảy ra khi Mặt Trăng ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng nằm trên đường nối tâm Mặt Trời và Trái Đất, nó sẽ che ánh sáng Mặt Trời vào ban ngày.


Nguyệt thực: xảy ra khi Trái Đất ở vị trí giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất trong không gian, khi đó Trái Đất sẽ cho ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

* Thủy triều:


Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... lên xuống trong ngày. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất.

Ngoài ra khái niệm thủy triều còn được dùng cho sự thay đổi lên xuống của khí quyển Trái Đất.

Trương Thị Trà My - Nhóm Kiến Thức - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Thông báo: Đã hoàn thành cuốn Cẩm nang Thiên văn phần Kiến Thức cơ bản


Up hình ảnh cho thèm chơi nion3:




nion22:nion22:nion22:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.