Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định Thám hiểm Sao Hỏa

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bắt đầu từ bây giờ, bên cạnh thằng ku DB, tui thêm cái này nữa, cuốn sách cùng một nguồn với cuốn Hố Đen. Ai có trách nhiệm làm ơn chuyển nó từ PBK qua đây giùm với. Thoai, h chúng ta bắt đầu với cháu nó luôn cho gọn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lời giới thiệu:
Hành Tinh Đỏ Huyền Bí




Trong hàng ngàn năm, con người nhìn bầu trời sao và thắc mắc về Sao Hỏa. Nó là thiên thể đầy mê hoặc đối với các nhà chiêm tinh cổ đại?những người nhìn lên bầu trời để tìm kiếm quá khứ và tương lai. Lần đầu tiên nhìn thấy hành tinh đỏ như lửa này, họ đã nghĩ nó là một ngôi sao. Nhưng khi bắt đầu nghiên cứu bầu trời, họ khám phá ra rằng các vì sao đều ở những vị trí cố định (mà sau này được sắp xếp thành các chòm sao) và du hành qua bầu trời một cách đều đặn. Tuy nhiên, Sao Hỏa và các ?vì sao di động? khác lại có những tính chất khác biệt. Chúng trôi dạt qua bầu trời qua hết chòm sao này đến chòm sao khác, y hệt như chúng cùng đi theo một con đường vô hình vậy. Vì tính chất di động này, người Hi Lạp cổ đại đã đặt tên cho nó là planets, nghĩa là ?nhà du hành.?

Mặc dù Sao Hỏa cũng có những tính chất này như các hành tinh khác, các nhà quan sát bầu trời còn phát hiện ra nó còn có những tính chất khác biệt. Một tính chất đó là màu đỏ bóng của nó, làm cho nó đặc biệt hơn đối với những hành tinh còn lại. Một đặc điểm quan trọng khác làm Sao Hỏa trở nên đặc biệt đó là cách nó di động trên bầu trời. Nơi các hành tinh khác di chuyển giống như một dải băng hẹp và có hướng di chuyển cố định, điều này lại không đúng với Sao Hỏa. Thay vào đó, sau khi di chuyển cùng hướng trong vài tháng, Sao Hỏa lại bắt đầu sáng rực lên rồi chuyển hướng chạy ngược lại. Vì tính chất đặc biệt này, cùng với màu đỏ sáng rực của mình, Sao Hỏa thường được gắn với chiến tranh, bạo lực, nguy hiểm và cái chết. Vì vậy, dân tộc cổ đại đã đặt tên nó theo tên của thần chiến tranh. Người Hi Lạp gọi nó là Ares, và người La Mã gọi là Mars.

Hàng ngàn năm trôi qua kể từ ngày Sao Hỏa được cho là một vì sao màu đỏ sáng rực rỡ trên bầu trời đêm nhưng sức mê hoặc của nó vẫn không hề giảm bớt. Kể từ những năm 1960, các công nghệ phức tạp và những nhiệm vụ không gian đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều thông tin và kiến thức có giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn đó những câu hỏi không có lời giải đáp. Ví dụ, mặc dù ngày nay đã khá rõ ràng rằng không có sự sống trên Sao Hỏa, nhưng trước đây thì sao? Nếu có, thì chuyện gì đã xảy ra? Sự biến mất của sự sống có vẻ liên quan đến việc nước cạn kiệt trên hành tinh này, điều này cũng là một bí ẩn không được giải đáp. Các nhà khoa học có bằng chứng xác thực rằng nước đã từng chảy trên bề mặt Sao Hỏa, nhưng rõ ràng ngày nay không hề có dòng nước nào. Điều gì đã làm nó biến mất?

Vì sao phải khám phá Sao Hỏa?

Khi việc khám phá không gian tiếp diễn, các mảnh ghép về Sao Hỏa tiếp tục được phát hiện. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người băn khoăn liệu việc nghiên cứu Sao Hỏa có thật sự cần thiết hay không. Các nhiệm vụ không gian cực kỳ đắt tiền, chúng tốn đến hàng tỷ đô la một năm, nhưng các nhà khoa học vẫn khẳng định việc khám phá Sao Hỏa là thực sự cần thiết và phải được tiếp tục. Nguyên nhân là vì Sao Hỏa khá giống với Trái Đất, và vào khoảng 4 tỷ năm trước, khi 2 hành tinh hình thành, chúng có thể đã giống hệt nhau. Các nhà địa chất tin rằng đã có một thời Sao Hỏa có khí hậu ấm hơn vầ ẩm hơn, có lượng nước dồi dào trên bề mặt và một bầu khí quyển tương tự với Trái Đất. Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó, Sao Hỏa đã thay đổi mạnh mẽ làm nó có vẻ như đang bị kềm chặt trong kỷ băng hà toàn cầu. Ngày nay, bề mặt hành tinh khô cằn và không hề có sự sống, bầu khí quyển không phù hợp với sự sống của con người và nhiệt độ trung bình vào ban ngày của nó lạnh hơn rất nhiều so với nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Điều gì đã gây ra sự thay đổi đột ngột này? Và liệu Trái Đất có chịu số phận tương tự hay không? Nếu tiếp tục nghiên cứu Sao Hỏa, các nhà khoa học có thể tìm hiểu kỹ hơn về hành tinh đỏ, nhờ đó chúng ta có thể nhìn thấy được tương lai có thể xảy đến với Trái Đất.

Sao Hỏa đã từng, đang, và sẽ luôn là một hành tinh đầy bí ẩn và hấp dẫn. Không ai có thể biết được những nghiên cứu trong tương lai sẽ khám phá ra được thêm điều gì nữa. Nhưng với mỗi nhiệm vụ mới, mỗi mảnh kiến thức mới được thu thập, Sao Hỏa lại càng có sức ép mạnh hơn đối với những ai đang quyết tâm giải mã bí ẩn của nó. Nhà thiên văn và nhà văn William Sheehan đã bày tỏ suy nghĩ của mình về vì sao khám phá Sao Hỏa lại là việc quan trọng:


Sao Hỏa, thiên thể hấp dẫn trong nhiều thế kỷ, xuất hiện như một ngọn đèn lớn trong bầu trời đêm.

Đó là một căn phòng trống đang đợi ý tưởng của chúng ta ghé thăm và chinh phục?. Những nhà tiên phong dẫn chúng ta đến Sao Hỏa đã có nhiều nguồn cho nỗi ám ảnh của họ với hành tinh này. Nỗi ám ảnh này, đến lượt nó đã góp phần làm mê hoặc chúng ta. Những đặc điểm làm mê lòng người của Sao Hỏa có thể là hình ảnh của những anh hùng, có thể là những nét không hoàn mỹ, mặc dù những phiên bản cực kỳ lãng mạn thường cho chúng ta nhiều cảm xúc hơn là sự thật nằm trong những bộ óc chật hẹp. Tất cả những người tiên phong đều mơ về một thế giới tuyệt vời đang ở ngay trước mắt họ trước khi họ có thể đến đó trực tiếp rất lâu. Và vì vậy chúng ta vẫn sẽ tiếp tục khám phá Sao Hỏa trong trái tim và khối óc cho đến một ngày, chúng ta dỡ bỏ nó ra khỏi trí tưởng tượng và biến nó thành sự thật.1



Một bức ảnh cho thấy bề mặt đầy đất đá và thiếu vắng sự sống trên Sao Hỏa.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

Chương 1:
Các quan sát và niềm tin thuở ban đầu


Vào đầu những năm 1600, một dụng cụ kỳ lạ đã được giới thiệu tại Hà Lan. Nó có hình của một chiếc ống có thấu kính ở hai đầu và được thiết kế để làm các vật ở xa đến gần chúng ta hơn. Thông tin về phát minh này, vật mà sau này được gọi là kính viễn vọng, đã lan khắp châu Âu và làm Galileo Galilei, nhà khoa học người Ý, chú ý đến nó. Mặc dù Galileo không trực tiếp thấy dụng cụ này, nhưng ông quá thích thú với khả năng của nó đến nỗi đã tự thiết kế và làm ra một cái cho riêng mình.

Là một tín đồ của bầu trời, Galileo đã dùng nó để nghiên cứu các vì sao và hành tinh. Phiên bản của ông giống với một chiếc ống nhòm nhỏ và các thấu kính được sắp xếp cho việc phóng đại. Khi ông nhìn qua nó, các vật thể được phóng lên ba mươi lần so với kích thước thực tế. Năm 1609, Galileo đã trở thành người đầu tiên dùng kính viễn vọng để phục vụ thiên văn, và ông đã ghi chép lại những phát hiện của mình trong cuốn sách mang tên Starry Messenger.

Các giả thuyết khoa học khác nhau

Trong nhiều thế kỷ trước khi Galileo sử dụng kính viễn vọng, các nhà khoa học khác đã nhìn lên bầu trời và theo dõi chuyển động của Sao Hỏa và các hành tinh khác. Một nhà thiên văn và toán học tên Claudius Ptolemaeus (thường được biết với cái tên Ptolemy), sống tại Ai cập vào thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Như nhiều nhà khoa học trước thời của mình, Ptolemy tin


Nhà khoa học Galileo Galileo người Ý vào thế kỷ mười bảy đã dùng một cái kính viễn vọng kiểu như thế này để nghiên cứu các vì sao và hành tinh.


vào thuyết địa tâm hệ: Trái Đất là tâm của vũ trụ, Mặt Trời, các hành tinh, Mặt Trăng và các vì sao quay quanh nó. Nhà thiên văn và nhà văn Carl Sagan sau này có viết về niềm tin về thuyết địa tâm hệ trong cuốn sách Cosmos của mình: ?Đây là điều cơ bản nhất của tự nhiên. Trái Đất có vẻ vững vàng, rắn chắc, đứng yên, trong khi đó chúng ta có thể thấy các thiên thể trên bầu trời mọc lên và lặn xuống mỗi ngày. Mọi nền văn hóa đều tin vào giả thuyết này.?2

Vào thời Trung Đại, tư tưởng của Ptolemy được công nhận rộng rãi, nhà thờ công giáo La Mã giữ chặt lấy lý thuyết này và tin chắc nó phù hợp với kinh thánh. Bất cứ người theo đạo nào có tư tưởng chống đối lại thuyết địa tâm hệ đều bị coi là có tội và bị gọi là dị giáo, nhiều khi họ còn bị trừng trị rất tàn nhẫn. Vì mối nguy hiểm này mà nhiều nhà khoa học không đồng ý với Ptolemy đã không giám nói ra. Hàng thế kỷ sau khi ông ta chết, khoa học châu Âu rất ít chú ý đến việc nghiên cứu các hành tinh.

Vào thời kỳ phục hưng, một giai đoạn sáng sủa của nghệ thuật và khoa học, vài người đã dám đứng ra thách thức với thuyết địa tâm hệ. Một trong những người nổi tiếng nhất đó là một người theo đạo ở Ba Lan tên Mikolaj, Kopernik, người được biết rộng rãi với cái tên Latin ông tự chọn cho mình là Nicolaus Copernicus. Sau ba mươi năm cần mẫn ghi lại chuyển động của các hành itnh, Copernicus đã viết về khám phá của mình trong cuốn sách mang tên On the Revolutions of the Heavenly Orbs (chuyển động của các hành tinh trên bầu trời--ND)?và rõ ràng là niềm tin của ông ta hoàn toàn khác với Ptolemy. Theo Copernicus, Mặt Trời là tâm của vũ trụ, và tất cả các hành tinh (bao gồm cả Trái Ddaats0 quay vòng quanh nó. Ông viết rằng không có hành tinh hay vì sao nào quay quanh Trái Đất, và thiên thể duy nhất làm điều này đó là Mặt Trăng, nó giống một vệ tinh hơn là hành tinh. Thuyết Mặt Trời làm tâm này được gọi là thuyết nhật tâm hệ--heliocentric system, với từ Hi Lạp helios nghĩa là ?Mặt Trời.?

Copernicus biết quyển sách của mình có thể nhà thờ kết án, vì vậy ông quyết định không xuất bản nó cho đến khi mình gần qua đời vào năm 1543. Mặc dù niềm tin của ông là một bước tiến quan trọng để sửa lại lý thuyết sai lầm trong quá khứ, nhưng nó vẫn còn lâu mới đạt đến độ hoàn hảo. Ví dụ, khi nói về cái ông ta gọi là ?vũ điệu của các hành tinh,? Copernicus cho rằng các hành tinh chuyển động trong một vòng tròn hoàn hảo. (Mặc dù điều này không đúng nhưng nó vẫn là niềm tin phổ biến vào thời đó.) Một lỗi khác trong lý thuyết của Copernicus là nó không có khả năng giải thích vì sao các hành tinh di chuyển cùng một đường nhưng Sao Hỏa lại có lúc chạy lên trước, có lúc chạy về phía sau trên bầu trời. Vì quyển sách của ông để lại quá nhiều câu hỏi không có lời giải như vậy nên nhiều nhà khoa học không theo ý tưởng của Copernicus.
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những Năm của Sự Tiến Bộ

Vài thập kỷ trôi qua sau khi công trình của Copernicus được phổ biến, nó đã thu hút nhiều sự chú ý của một quý tộc và thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch tên Tycho Brahe. Tycho không đồng ý với cả Ptolemy và Copernicus, thực ra ông tin rằng có thể có sự kết hợp giữa thuyết địa tâm hệ và nhật tâm hệ. Để quan sát bầu trời và ghi chép lại chuyển động của các vì sao và hành tinh, Tycho đã phát minh ra một dụng cụ có tính chính xác cao. Ông cũng là người xây dụng một đài quan sát trên một hòn đảo giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Đài quan sát này, tên Uraniborg, trở thành đài quan sát tốt nhất ở châu Âu. Bên cạnh các dụng cụ khoa học là một công cụ mang tên thước đo độ tường, Tycho đã thường dùng nó để đo chích xác vị trí của các thiên thể trên bầu trời.

Vì Tycho rất quan tâm đến Sao Hỏa nên ông tập trung chú ý vào nó khi quan sát bầu trời. Ông để ý rằng nó di chuyển nhanh hơn các hành tinh khác, vì vậy ông có thể ghi chép lại chuyển động của nó một cách thường xuyên. Ông đặc biệt quan tâm đến việc vì sao Sao Hỏa lại đảo chiều chuyển động của mình trên bầu trời. Trong hai mươi năm là việc của mình tại Uraniborg, Tycho đã làm hàng ngàn cuộc đo đạc vị trí của Sao Hỏa trên bầu trời.

Đến cuối thế kỷ thứ mười sáu, Tycho đóng cửa đài quan sát của mình và quay về Prague, nơi ông được bổ nhiệm làm nhà toán học hoàng gia, chức vị toán học có uy tín lớn nhất ở châu Âu. Năm 1600 ông đã mời nhà khoa học Đức là Johannes Kepler làm trợ lí cho mình. Không giống Tycho, Kepler rất tin vào học thuyết của Copernicus về Mặt Trời là tâm của vũ trụ. Bất chấp sự bất đồng quan điểm này, Kepler vẫn rất kích phục Tycho, vì vậy ông đã chấp nhậ lời mời và tham gia với ông tại Prague. Sau đó ông bắt đầu nghiên cứu của mình về quỹ đạo của Sao Hỏa.


Hai nhà khoa học Tycho Brahe (trái) và Johannes Kepler (phải) có cùng quan điểm nhật tâm hệ với Nicolaus Copernicus (dưới).
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
tritinh tritinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

Một Đầu Óc Khoa Học Tuyệt Vời

Một năm sau khi Kepler đến Prague, Tycho bỗng lâm bệnh nặng. Vào những phút cuối đời, ông đã cầu xin người trợ lý tiếp tục công việc của mình, rằng, “Đừng để cuộc sống của tôi vô nghĩa…. Đừng để cuộc sống của tôi vô nghĩa.”3 Sau cái chết của Tycho, Kepler tiếp tục tăng cường nghiên cứu Sao Hỏa. Hơn một năm sau đó, ông đã chứng mình được Copernicus đã đúng: Tất cả các hành tinh đề quay quanh Mặt Trời. Một trong những phát kiến của ông đã làm tất cả mọi người—kể cả ông—sững sờ vì nó đã vạch ra lỗ hổng lớn nhất trong niềm tin của khoa học đương thời. Cho đến tận ngày đó, Sao Hỏa và các hành tinh khác vẫn được tin rằng chúng di chuyển trên một vòng tròn. Các vòng tròn đó rất hoàn hảo, và ngay cả những nhà khoa học lỗi lác nhất cũng tin rằng không thể có một quỹ đạo kém hoàn hảo nào có thể dẫn lối cho các thiên thể trên bầu trời. Kepler cũng đã từng tin như vậy, nhưng giờ đây ông đã nhận ra điều đó là sai lầm.

Trong những năm nghiên cứu thiên văn học, các tính toán của Kepler đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng Sao Hỏa và các hành tinh khác không quay quanh Mặt Trời theo một vòng tròn. Thực tế, chúng chuyển động theo hình elip, hay ovan, mà Mặt Trời nằm lệch về một phía, Kepler đã tìm ra rằng hình dáng của quỹ đạo các hành tinh sẽ khác nhau tùy theo khoảng cách của nó với Mặt Trời. Các hành tinh gần Mặt Trời sẽ có quỹ đạo tròn hơn các hành tinh ở xa. Hơn nữa, ông cũng nhận ra rằng khoảng cách giữa hành tinh và Mặt Trời ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động của nó. Vì Sao Hỏa xa Mặt Trời hơn Trái Đất nên chu kỳ chuyển động dài hơn. Phát hiện này được chú ý đặc biệt vì nó giải thích được vì sao Sao Hỏa lại thay đổi chiều chuyển động trên bầu trời, một hiện tượng mà ngày nay gọi là nghịch hành. Khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo của mình, đôi lúc nó vượt qua Sao Hỏa, điều này đã gây ra ảo giác rằng hành tinh đỏ đang đi ngược lại.

Năm 1609, Kepler đã công bố phát hiện của mình, sau này nó được gọi là định luật Kepler, và ông đã cho xuất bản cuốn sách mang tên Astronomia Nova (Thiên văn học mới). Nhà khoa học và nhà văn Isaac Asimov giải thích về tầm quan trọng của những phát hiện này: “Mô hình của Kepler về quỹ đạo của các hành tinh đã giải thích chuyển động của chúng thật đẹp và đơn giản đến nỗi không thể có thêm một nghi ngờ nào nữa về việc mọi hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Hệ thống các hành tinh vì vậy mà được gọi là ‘Hệ Mặt Trời’.”4
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
khanhgiaco khanhgiaco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Phát Hiện của Galileo

Vào cùng thời điểm khi Kepler đang tiến hành quan sát và khám phá của mình, Galileo đang sử dụng kính thiên văn tự chế để nhìn bầu trời gần hơn. Ông đã quan sát thấy các ngọn núi và các miện hố thiên thạch trên Mặt Trăng và các chấm trên bề mặt Mặt Trời, và ông khám phá ra bốn vệ tinh của Sao Mộc. Galileo cũng ghi chép lại được các hình dáng khác nhau của Sao Kim, nó (giống như Mặt Trăng) thay đổi từ tròn sang lưỡi liềm mỏng. Tuy nhiên, Sao Hỏa quá xa nên khó có thể quan sát rõ được. Mặc dù Galileo có thể thấy hành tinh này rõ ràng hơn khi nhìn bằng mắt thường, nhưng kính viễn vọng của ông còn quá thô sơ và không mạnh lắm. Vì vậy, ông không thể nhìn được bề mặt hay sự thay đổi hình dáng của Sao Hỏa như Sao Kim. Nhưng ông vẫn có thể thấy được rằng đường kính của Sao Hỏa có vẻ như thay đổi theo thời gian, và ông đã nói về việc này khi gửi thư cho bạn: ?Tôi không khẳng định rằng tôi có thể thấy hình dáng Sao Hỏa; nhưng nếu như tôi không tự đánh lừa mình thì tôi tin rằng nó không hoàn toàn có hình tròn.?5

Galileo đã thấy hình dáng của Sao Hỏa thay đổi dựa trên khoảng cách của nó với Mặt Trời và Trái Đất. Ông coi đây là bằng chứng không thể chối cãi rằng Trái Đất không phải là tâm vũ trụ. Tin tưởng vào phát hiện mới của mình, ông bắt đầu công khai ủng hộ học thuyết của Copernicus, điều mà cho đến lúc đó vẫn được coi là mâu thuẫn với kinh thánh. Mặc dù đã nhiều năm trôi qua kể từ khi cuốn sách của Copernicus gây kinh ngạc và tức giận cho nhà thờ, nhưng bất kỳ người trong giáo nào ủng hộ lý thuyết của ông vẫn bị trừng trị nặng nề. Và kết quả của ý tưởng chống đối của mình là Galileo bị kết tội dị giáo và đem đi xét xử. Thật may cho ông, ông được tuyên bố trắng án và chỉ nhận một lời cảnh báo nghiêm khắc rằng không được truyền bá lý thuyết Copernic.

Phản ứng của nhà thờ không ngăn Galileo tiếp tục quan sát bầu trời bằng kính của mình. Năm 1632 ông cho xuất bản cuốn sách Dialogue Concerning the Two Chief world Systems (Cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo về sự sắp xếp của thế giới), cuốn sách rõ ràng khẳng định rằng vũ trụ không lấy Trái Đất làm tâm. Cuốn sách đã làm nhà thờ tức giận, Galileo một lần nữa bị xử tội vì niềm tin của mình bị coi là dị giáo. Vào tuổi gần bảy mươi, để tránh bị tra tấn và giết, nhà khoa học vĩ đại đã thừa nhận những gì mình biết là sai lầm: Ông công bố ông đã sai khi tin rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Việc thú tội của Galileo đã cứu ông khỏi cái chết đáng sợ, nhưng suốt phần đời còn lại ông bị giam lỏng tại gia ở Ý.
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 10:45 AM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Một Cái Bóng của Trái Đất?

Các quan sát về Sao Hỏa vẫn được tiếp diễn trong suốt thế kỷ thứ mười tám. Đến cuối những năm 1700, một nhà thiên văn học người Anh tên Sir William Herschel thường dùng kính thiên văn của mình để nghiên cứu kỹ lưỡng sao hỏa, và ông đã nhận ra nhiều điểm tương đồng của nó với Trái Đất. Sao khi đo đạc hướng của hai cực trên Sao Hỏa, ông đã phát hiện ra Sao Hỏa và Trái Đất có độ nghiêng gần bằng nhau, điều đó có nghĩa là cả hai hành tinh đều có bốn mùa. Ông cũng nhận ra rằng cực trên Sao Hỏa phình to và thu nhỏ theo mùa, vì vậy ông kết luận thành phần của nó là tuyết và băng. Hơn nữa, Hershchel khẳng định Sao Hỏa, cũng như Trái Đất, có bầu khí quyển, và ông đã (sai lầm) nhận ra rằng các viết tối trên Sao Hỏa là biển.

Trong bài báo mang tên “The Philosophical Transactions,” (giải quyết vấn đề triết học) Herschel đã đưa ra nhiều điểm tương đồng giữa hành tinh của chúng ta và Sao Hỏa:
Sự giống nhau giữa Sao Hỏa và Trái Đất có thể là sự trùng hợp nhiều nhất trong cả Hệ Mặt Trời. Chuyển động [ngày đêm] gần như giống nhau độ nghiêng của chúng, mà các mùa phụ thuộc vào đó, gần như không khác nhau; trong tất cả các hành tinh bên trong thì khoảng cách giữa Mặt Trời với Sao Hỏa gần bằng với Trái Đất nhất; vì vậy mà độ dài một năm [của Sao Hỏa] không khác nhiều so với chúng ta.6
Vì Sao Hỏa giống Trái Đất như vậy, Herschel đã cho rằng hành tinh này cũng đầy những sinh vật sống. Vài nhà khoa học cũng đồng ý, một số khác thì cho rằng điều này là vớ vẩn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.