Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > English Corner > HAAC and astro clubs, astronomers around the world

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định Thảo luận về các thuật ngữ tiếng Anh trong thiên văn học!

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đây là phiên bản mở rộng của cuốn từ điển thiên văn PAC, tôi sẽ cố gắng cập nhật từng từ chuyên môn trong thiên văn cho các bạn theo kiểu sắp xếp Anh-Việt. Theo đó, tôi sẽ sắp vần theo từ tiếng Anh, sau đó là từ tiếng Việt và phần giải thích từ đó. Ở phiên bản này, tôi sẽ tìm các thông tin có trên mạng để cung cấp kiến thức cặn kẽ hơn các từ đã có trong từ điển thiên văn trên.

//Vì được lấy từ khắp nơi trên mạng nên có nhiều kiến thức người viết không chắc nên dễ dẫn đến tình trạng viết sai. Vì vậy nếu phát hiện ra lỗi, các bạn hãy post ngay trong topic, sau khi cập nhật lỗi, tôi sẽ xóa bài viết đó đi.

Cảm ơn vì sự hợp tác của mọi người



:Mloa_loa: Từ nay về sau, tất cả các từ có tên hiếm gặp trong tiếng Việt và độ tin cậy không cao thì sẽ được chuyển thành màu đỏ để mọi người cẩn thận khi đọc chúng. Mong mọi người nếu tìm ra được các kiến thức chắc chắn về các từ này sẽ cm trong topic cho mọi người cùng biết. Sau đó tui sẽ sửa lại cho phù hợp với nội dung của topic, tất cả những người có đóng góp đều được vinh danh
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Absolute Magnitude-Độ sáng tuyệt đối
Trong thiên văn, độ sáng tuyệt đối là độ sáng thực của một thiên thể mà không tính tới khoảng cách của nó so với Trái Đất. Đây là độ sáng của thiên thể khi nó cách người quan sát một khoảng đúng bằng khoảng cách độ sáng tiêu chuẩn--standard luminosity distance (10 parsec, 1 AU, 100km, tùy theo loại thiên thể).

Dựa trên độ sáng tuyệt đối, ta có thể biết thiên thể này sáng hơn thiên thể kia bao nhiêu lần bằng cách tính lũy thừa của 2,512. Ví dụ, Dải Ngân Hà của chúng ta có độ sáng -20,5 còn một quasar sáng -25,5. Ta được 2,512^(-20,5-(-25,5))=100 nên ta suy ra nếu đặt hai thiên thể này cạnh nhau cách ta 10 parsec thì quasar đó sáng hơn Dải Ngân Hà 100 lần.

Công thức tính độ sáng tuyệt đối:

Trong đó là độ sáng tuyệt đối, là độ sáng biểu kiến và là khoảng cách của ngôi sao đó so với Trái Đất, tính bằng parsec (1 parsec bằng 3,2616 năm ánh sáng)
Ví dụ Rigel cách chúng ta 773 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến là 0,8 thì độ sáng tuyệt đối của nó bằng:


Độ sáng tuyệt đối của một số ngôi sao quen thuộc:
Mặt trời 4.83
Sirius 1.45
Arcturus -0.31
Vega 0.58
Spica -3.55
Barnard's Star 13.24
Proxima Centauri 15.45

Lưu ý rằng giá trị độ sáng tuyệt đối càng nhỏ bao nhiêu thì thiên thể đó càng sáng bấy nhiêu.

Chúng ta cũng có thể tính ngược lại khoảng cách của một ngôi sao với Trái Đất nếu ta biết được độ sáng tuyệt đối và độ sáng biểu kiến của nó theo công thức:

Khoảng cách=10^[(độ sáng biểu kiến-độ sáng tuyệt đối)/5]

Ví dụ Spica có độ sáng biểu kiến là 0,98 và độ sáng tuyệt đối là -3,55 thì khoảng cách của nó tới chúng ta là 10{0.98 - (-3.55) + 5]/5} = 101.906 = 80.54 parsec tương đương với khoảng 263 năm ánh sáng.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định

Absolute Zero-Độ Không Tuyệt Đối
Độ không tuyệt đối là nhiệt độ mà ở đó nguyên tử không chuyển động (so với các phần còn lại trong vật thể) nhiều hơn mức yêu cầu của một hiệu ứng cơ học lượng tử có tên điểm không năng lượng (zero-point energy). Việc đạt mức nhiệt độ cực tiểu tạo ra một vài kết quả động lực, ví dụ, ở mức độ không tuyệt đối các nguyên tử không phải là ngừng chuyển động, mà là chúng không đủ năng lượng để chuyển hóa thành một trạng thái khác, vì vậy nhận định rằng năng lượng nguyên tử tại độ không tuyệt đối là đúng.

Theo quy ước quốc tế, độ không tuyệt đối của tất cả mọi chất đều bằng 0 độ Kelvin (đây là thang nhiệt độ (tuyệt đối) nhiệt động học, -273,15 độ Celsius, 0 độ Rankine (cũng là một thang nhiệt độ nhiệt động học), -459,67 độ Fahrenheit. Mặc dù theo lý thuyết, cụ thể là định luật nhiệt động học (he law of thermodynamics), chúng ta không thể hạ một vật xuống độ không tuyệt đối, nhưng các nhà khoa học đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong việc đạt đến lân cận độ không tuyệt đối, tại đó vật chất xuất hiện các hiệu ứng cơ học lượng tử như siêu dẫn và siêu lỏng (superconductivity and superfluidity), tức là ở đó vật chất không tồn tại điện trở hay tính nhớt. Năm 2000, đại học kỹ thuật Helsinki công bố họ đã đạt được 10 pK (10*10^-9 độ K).
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 119
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Accretion-Sự tăng trưởng

Sự tăng trưởng là từ dùng để chỉ ít nhất là 2 quá trình trong thiên văn.

Thứ nhất, phổ biến nhất, sự tăng trưởng là sự tăng khối lượng của các thiên thể nặng bằng cách hấp dẫn các vật chất xung quanh, điển hình là vật chất khí (gaseous matter) trong đĩa bồi thêm (accretion disc). Đĩa bồi thêm thường có ở sao nhỏ hơn hoặc tàn tích của sao trong một hệ sao nhị phân gần (close binary), hoặc ở hố đen hay khu vực tâm thiên hà. Có một vài nguyên nhân động lực làm cho các khí bụi quay xung quanh thiên thể lớn mất năng lượng và rơi và thiên thể.

Thứ hai, sự tăng trưởng trong thiên văn còn có ý nghĩa tương tự như trong khoa học khí quyển (atmospheric science). Trong thuyết tinh vân, sự tăng trưởng là quá trình xảy ra do sự va chạm và dính lại với nhau của các hạt khí bụi nhỏ tạo, thường xảy ra trong các hệ đĩa tiền hành tinh, tạo ra các planetesimal (tạm dịch là hạt giống hành tinh), từ đó chúng dùng lực hấp dẫn của mình để hấp dẫn các hạt bụi nhỏ khác.

Việc dùng thuật ngữ đĩa bồi thêm cho các đĩa tiền hành tình thường dẫn đến việc lầm lẫn với sự tăng trưởng của chính hành tinh đó, mặc dù trong nhiều trường hợp cả hai quá trình tăng trưởng có diễn ra đồng thời.

---->từ này rất khó dịch vì có quá nhiều kiến thức và từ tiếng Anh lạ, không có trong từ điển, tôi buộc phải dựa trên những tiền tố có sẵn để tìm từ tiếng Việt sát nghĩa nhất, nếu ai biết rõ về những từ lạ được nhắc tới trong bài xin cm để mọi người cùng biết<---------
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Achondrite-Thiên thạch không hạt
Đây là một loại thiên thạch đá mà thành phần của nó tương tự với đất bazan (terrestrial basalt) hoặc đá sâu (plutonic rock). Các thiên thạch không hạt rất dễ nhận ra bằng lớp vỏ và khoáng chất khá đặc trưng do những vết cháy qua quá trình nung chảy và kết tinh lại.

Các thiên thạch không hạt chiếm khoảng 8% các thiên thạch rơi vào Trái Đất, đa phần trong số đó (khoảng hai phần ba) là thiên thạch loại HED (HED meteorite), có nguồn gốc từ lớp vỏ của tiểu hành tinh 4 Vesta. Còn lại là xuất phát từ Sao Hỏa, Mặt Trăng và một số tiểu hành tinh không xác định khác. Việc phân loại các thiên thạch không hạt dựa trên phân tích tỷ lệ thành phần hóa học của Fe/Mn và các đồng vị Ôxi O17/O18, chúng được coi là "dấu vân tay" của các thiên thể mẹ của các thiên thạch này.


Hình của thiên thạch không hạt loại Eucrite (là một nhánh của loại HED) lấy từ trận mưa sao băng Millbillillie.
Click vào hình đễ xem hình chất lượng lớn hơn.
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Albedo Feature-Địa hình albedo

Từ albedo mang nghĩa là suất phản chiếu, chỉ độ phản chiếu của một vật khi có ánh sáng rọi vào. Một địa hình albedo là một khu vực rộng lớn trên bề mặt một hành tinh (hay các thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời) mà ở đó có độ sáng khác so với khu vực lân cận.

Trước đây, địa hình albedo lần đầu tiên được sử dụng (và được sử dụng duy nhất) để chỉ co các khu vực trên bề mặt Sao Thủy và Sao Hỏa. Các bản đồ cổ điển (như bản đồ của Schiaparelli và Antoniadi) chỉ thể hiện toàn các địa hình albedo, cho mãi đến khi có các tàu thăm dò thì các địa hình khác như các miệng hố thiên thạch mới được nhìn thấy.

Đối với các thiên thể có lớp không khí dày như Sao Kim hoặc vệ tinh Titan của Sao Mộc thì kính thiên văn quang học không thể cho thấy địa hình albedo được vì bề mặt của các thiên thể này đã bị che khuất, và vì vậy chỉ có lớp không khí và các hiện tượng khí quyển là có thể quan sát được.

Địa hình albedo đầu tiên được nhìn thấy ở hành tinh khác là Syrtis Major ở Sao Hỏa vào thế kỷ 17.

Hiện nay, nhờ vào các tàu thăm dò mà chúng ta đã có các tấm hình chất lượng cực cao về bề mặt của Sao Thủy và Sao Hỏa, vì vậy người ta không dùng địa hình albedo để nghiên cứu nữa. Tuy nhiên, các nhà thiên văn nghiệp dư vẫn dựa vào chúng để quan sát Sao Hỏa.

Đối với các thiên thể rất xa như Sao Diêm Vương hoặc Ceres mà chưa có tàu thăm dò nào tiến lại gần chúng thì các tấm ảnh hiện có vẫn chỉ thể hiện các địa hình albedo. Các tấm ảnh này thường được chụp bởi kính thiên văn vũ trụ Hubble hoặc các đài thiên văn mặt đất có sử dụng kính quang học thích nghi (adaptive optic).

Một trong những ví dụ về địa hình albedo là Cydonia Mensae của Sao Hỏa.

Đây là tấm hình của Cydonia Mensae do tàu Viking 1 chụp và được NASA/JPL công bố này 25/6/1976. Hướng bắc là hướng phía trên, bên phải tấm hình. Ở đây, ta có thể thấy rõ "khuôn mặt trên Sao Hỏa" cực kỳ nổi tiếng đã làm điên đảo thế giới một thời.


Syrtis Major trên Sao Hỏa.
Click vào hình để xem hình chất lượng lớn hơn.
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
lobimex lobimex đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Angstrom

Một ångström hay angstrom (Ký hiệu Å) là đơn vị không thuộc SI được thế giới thừa nhận, có giá trị bằng 0,1 nanomet hay 1×10−10 met. Đôi khi nó được dùng để biểu thị kích thước của các nguyên tử, độ dài của các liên kết hóa học và quang phổ của ánh sáng thấy được, và độ lớn của các linh kiện trong vi mạch. Nó được dùng khá phổ biến trong cấu trúc sinh học. Nó được đặt tên theo nhà khoa học Anders Jonas Ångström.

Lịch sử

Angstrom được đặt theo tên nhà vật lý học người Thụy Điển là Anders Jonas Ångström (1814–1874), ông là một trong những người lập ra ngành quang phổ học và cũng được biết đến là người nghiên cứu vật lý thiên văn, truyền nhiệt, từ trường Trái Đất và bắc cực quang.

Năm 1868, Ångström lập ra bảng quang phổ của bức xạ Mặt Trời trong đó biểu thị bước sóng của các bức xạ điện từ trong bảng quang phổ điện từ theo phân mức một phần mười triệu milimet hay 1×10−10 met. Đợn vị độ dài này sau này được đặt là đơn vị Ångström hay gọi tắt là ångström.
Khoảng thấy được của con người là vào khoảng 4000 ångström (tím) đến 7000 ångström (đỏ đậm) vì vậy tác dụng của đơn vị ångström là nó không mang lũy thừa âm. Vì thang đo này gần với cấu trúc nguyên tử và phân tử nên nó cũng khá thông dụng trong hóa học và tinh thể học.

Mặc dù ban đầu được lập ra cho phù hợp với 1×10−10 met, nhưng với yêu cầu độ chính xác cao khi đo đạc quang phổ, angstrom cần được tính toán chính xác hơn đơn vị met, đơn vị này cho đến năm 1960 vẫn dựa trên độ dài của một thanh kim loại nằm ở Pari. Năm 1907, International Astronomical Union (hội thiên văn quốc tế) đã xác định bước sóng đỏ của nguyên tố cadmium (catmi) trong không khí bằng 6438,46963 đơn vị ångström quốc tế, và nó được công nhận bởi International Bureau of Weights and Measures (cục đo lường quốc tế) năm 1927. Từ năm 1927 đến 1960, đơn vị angstrom được coi là đơn vị đo độ dài thứ hai trong quang phổ học, hoàn toàn độc lập với đơn vị met, nhưng năm 1960 đơn vị met được định nghĩa lại theo thuật ngữ quang phổ học, và angstrom trở thành ước số của met.

Ngày nay, angstrom ít được dùng hơn nanomet (nm).
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 28-08-2012, 08:52 AM
danglongco danglongco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 81
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Antimatter-Phản vật chất

Trong vật lý lượng tử, phản vật chất là khái niệm mở rộng của phản hạt, mà ở đó phản vật chất được tạo thành từ liên kết phản hạt theo cách y hệt như hạt liên kết với nhau tạo thành vật chất.

Trong đó phản hạt-antiparticle là những hạt có cùng khối lượng nhưng khác dấu với các hạt cơ bản mà ta đã biết. Ví dụ, phản electron còn gọi là positron có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện dương.

Một phản electron và phản proton có thể kết hợp với nhau để tạo thành phân tử phản hydro theo cách giống hệt một electron và proton tạo thành hydro thông thường. Vì vậy, việc tạo phản vật chất và vật chất gặp nhau sẽ tiêu hủy lẫn nhau giống như hạt và phản hạt, kết quả phóng ra các photon mang năng lượng lớn (các tia gamma) hoặc các cặp vật chất-phản vật chất khác.

Có rất nhiều lời suy đoán rất đáng chú ý về vì sao vật chất lại là thành phần chủ yếu tạo nên vũ trụ của chúng ta hay phản vật chất tập trung chủ yếu ở đâu và cách khai thác chúng, nhưng hiện tại thì sự chênh lệch về số lượng của vật chất và phản vật chất trong vũ trụ mà chúng ta quan sát được vẫn là vấn đề chưa được giải quyết của vật lý.

Ký hiệu: phản vật chất có ký hiệu giống vật chất nhưng có dấu “-“ trên đầu. Ví dụ proton và phản pronton có ký hiệu lần lượt là p và p̅. Một cách viết khác là dựa theo sự trái dấu của điện tích. Ví dụ electron và positron sẽ được ký hiệu là e^- và e^+

Hiện nay, con người đã tạo ra được phản vật chất như phản hydro và phản heli và có giá thành rất đắt. Một miligam phản vật chất có giá khoảng 300 tỷ USD, lý do cho giá thành cao như vậy là vì việc tạo ra phản vật chất cực kỳ khó khăn và nhu cầu về phản vật chất rất lớn trong các ngành y học, năng lượng và phục vụ nghiên cứu vật lý.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.