Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn phổ thông

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:29 AM
pramod pramod đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 91
Mặc định Thomas Harriot: Nhà thiên văn sử dụng kính viễn vọng trước cả Galileo

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

THOMAS HARRIOT: NHÀ THIÊN VĂN SỬ DỤNG KÍNH VIỄN VỌNG TRƯỚC CẢ GALILEO


Năm nay, thế giới đón chào Năm Thiên văn Quốc tế (IYA2009) và kỷ niệm 400 năm ngày những bức vẽ đàu tiên về thiên văn thông qua kính viễn vọng của Galileo Galilei, nhà bác học người Italia đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ 17. Nhưng các nhà thiên văn học và sử học Anh quốc lại muốn vinh danh một nhân vật ít được biết tớí hơn, đó là nhà học giả người Anh, Thomas Harriot, người đã vẽ tấm bản đồ Mặt trăng đầu tiên thông qua quan sát bằng kính viễn vọng vào tháng 7 năm 1609, sớm hơn các công trình của Galileo vài ba tháng.


Trong một bài báo đăng trên tạp chí Thiên văn và Địa Vật lý, một tờ tạp chí khoa học của Hội Thiên văn Hoàng Gia (UK), tiến sĩ sử học Alllan Chapman thuộc ĐHTH Oxford đã giải thích không những Harriot đi trước Galileo mà bản đồ bề mặt Mặt trăng của ông có độ chính xác cao mà hàng thập kỷ sau, các bản vẽ khác không thể vượt qua Harriot (1560 – 1621) đã tốt nghiệp trường St Mary’s Hall, Oxford, nhận bằng BA và sau đó trở thành giáo viên toán. Sau đó Harriot trở thành một trong những nhà toán học có tiếng ở Anh quốc và châu Âu. Ông nghiên cứu về lý thuyết đại số.

Tới năm 1609, Harriot mua được một ống kính thiên văn. Ông hướng ống kính về phía Mặt trăng và bắt đầu vẽ, và thế là ông đã trở thành nhà thiên văn học đầu tiên vẽ các vật thể trên bầu trời thông qua một ống kính viễn vọng. Bức vẽ đầu tiên của Harriot được thực hiện vào ngày 26/7/1609. Bức hình mô tả sơ lược những đặc điểm trên Mặt trăng, đường phân định ngày và đêm, những khu vực tối mầu như Mare Crisium, Mare Tranquilitatis v.v..

Trong các năm từ 1610 tới 1613, Harriot tiếp tục vẽ thêm một số bản khác với mức độ chi tiết cao hơn bản đầu tiên. Những bản về sau này đã đưa vào một số miệng hố thiên thạch trên Mặt trăng. Thời kỳ đó, kính thiên văn của Harriot (cũng như của Galileo) có thị trường quan sát rất hẹp, có nghĩa là Harriot chỉ có thể quan sát được từng phần nhỏ của Mặt trăng, như vậy công việc của ông không hề đơn giản. Nhiều thập kỷ sau đó, không ai tạo được một bản đồ bề mặt Mặt trăng tốt hơn của Harriot. Mặc dầu vậy, không mấy người biết đến ông cũng như các bản vẽ của ông về Mặt trăng. Không giống như Galieo (và đa số các nhà khoa học khác), Harriot không công bố các bức vẽ của mình. Tiến sĩ Chapman đã giải thích việc không công bố này là do Harriot có một vị trí và mức lương quá hậu hĩnh, khoảng từ 120 tới 600 bảng/ năm, gấp vài ba lần so với lương của hiệu trưởng một trường trường Đại học ở Oxford. Harrot có nhà cao cửa rộng, có điều kiện làm việc tốt và đặc biệt là có buống quan sát thiên văn trên nóc toà nhà Sion House, tất cả những thứ đó dường như trái ngược hẳn với các áp lực tài chính mà Galileo phải chịu đựng.

Tiến sĩ Chapman tin rằng, cùng với thời gian, những giá trị thực mà Harriot tạo ra sẽ trở lại với chính ông. Chapman nói: . “ Thomas Harriot là một người anh hùng thầm lặng trên mặt trận khoa học. Những bức vẽ của ông đã đánh dấu sự mở đầu cho một nền thiên văn hiện đại mà chúng ta đang sở hữu, nơi mà biết bao nhiêu kính thiên văn lớn, nhỏ đã cho chúng ta những hình ảnh tuỵệt vời về vũ trụ, nơi chúng ta đang tồn tại”.

Giáo sư Andy Fabian, Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia cũng đồng ý với quan điểm của Dr. Chapman: “ Với tư cách là một nhà vật lý thiên văn của thế kỷ 21, tôi chỉ có thể nhìn lại và chiêm nguỡng những công trình của các nhà thiên văn học thế kỷ 17 như Thomas Harrriot. Thế giới chúng ta đã đúng khi kỷ niệm Galieo trong Năm Thiên văn Quốc tế này, nhưng chúng ta không được quên Thomas Harrot”.

Thohry (Theo Sciencedaily.com)
ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:30 AM
duyenhai01 duyenhai01 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

hì hì, vấn đề này là rất quan trọng đấy, thử nghĩ xem, nếu dawin mà ko công bố thuyết tiến hóa rồi dũng cảm chịu mọi sự phỉ báng cuối cùng mới lấy lại được danh dự thì cho đến nay con người vẫn tuyệt đối tin rằng mình chả có liên quan gì đến khỉ cả.

galileo công bố những bức hình của mình để phục vụ khoa học chứ nghiên cứu một hồi rồi đem giấu kỹ thì cái gọi là "những giá trị thực mà Harriot tạo ra sẽ trở lại với chính ông" nó có ý nghĩa gì với nhân loại? nếu lật ngược lại mà nói, chẳng qua ông Harriot rốt vẫn sợ chết, sợ bị những người theo đạo Thiên Chúa thời bấy giờ trừng phạt nên không dám nói thì Galileo hơn ông ta ở chỗ đó nhiều ^^. Nói thật, nếu lấy lý do tài chính ra mà nói thì e không thuyết phục, biết bao nhà khoa học lỗi lạc dù giàu có nhưng vẫn ra sức nghiên cứu và công bố kết quả khoa học của mình đó thôi.

Tuy nhiên bài viết trên có chất lượng, +2
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.