Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Lớp học Thiên Văn Cơ Bản

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:17 AM
bsff20 bsff20 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 95
Mặc định 50 năm con người bay vào vũ trụ - 30 năm kỷ nguyên tàu con thoi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[JUSTIFY]
Nguồn: absoluteastronomy.com

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Yuri Gagarin đã bay vào quỹ đạo trên tàu Vostok 1 để trở thành người đầu tiên du hành trong không gian. Ngày 12 tháng 4 năm 1981, tàu con thoi Columbia kiêu hãnh bay vút lên bầu trời buổi sớm ở Florida để a) trở thành tàu vũ trụ đầu tiên có thể tái sử dụng, b) tàu vũ trụ đầu tiên được phóng bởi tên lửa đẩy, và hạ cánh như một máy bay, và c) khai trương chương trình tàu con thoi - chương trình phục vụ thăm dò không gian có người lái đã đưa đến 60% số lượng phi hành gia vào không gian trong suốt 50 năm qua, và là loại tàu vũ trụ đưa được số lượng người nhiều nhất vào không gian.


Vostok 1/Yuri Gagarin: Sự khởi đầu...

Năm mươi năm trước, vào ngày 12 tháng 4 năm 1961, lúc 6 giờ 7 phút UTC (01:07 EST), kỷ nguyên khám phá không gian có người lái đã bắt đầu với việc phóng tàu hết sức bí mật và rất thành công của phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin (lúc đó chỉ mới 27 tuổi) và tàu Vostok 1 ở Kazakhstan ngày nay (trước đây là Cộng hòa XHCN Xô Viết Kazak).

Sứ mệnh của Gagarin đến trong thời đại mà nhiều người tin rằng đó là điều không tưởng. Thậm chí trong 60 năm trước đó, nhân loại vẫn chưa thực hiện được chuyến bay thực sự nào dưới mọi hình thức, và sau đó, nhiều người vẫn tin rằng bức tường âm thanh là không thể phá bỏ.

Nhưng sứ mệnh của Gagarin đã chứng minh rằng con người không chỉ có thể bay vào quỹ đạo bằng tên lửa, mà còn có thể sống sót trong cuộc hành trình đó.


Dự án Vostok 1 đã được thực hiện bởi rất nhiều thử nghiệm kiểm chứng khả năng của tên lửa Vostok 1.

Có nguồn gốc từ Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) R-7 của Liên Xô, tên lửa Vostok được thiết kế để phóng có hoặc không người lái.

Trong số 6 thiết kế của tên lửa Vostok, Luna 8K71, Vostok-L 8K72, Vostok-K 8K72K, Vostok-2 8A92, Vostok-2M 8A92M, và Soyuz/Vostok 11A110, chỉ có Vostok-K 8K72K được sử dụng cho dự án tàu vũ trụ có người lái trong những năm đầu thập niên 60.

Tất nhiên, chuyến bay của Gagarin trên Vostok 1 đã được chuẩn bị với rất nhiều chuyến bay thử nghiệm được tiến hành để kiểm chứng độ tin cậy tổng thể cho chuyến bay vào quỹ đạo có người lái đầu tiên.

(Còn nữa...)[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:17 AM
phamfood phamfood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 96
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[JUSTIFY]Được hình thành trong thời gian cao điểm của chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, công trình sư của tên lửa Xô Viết, Sergei Korolev, hiểu rằng, nước Mỹ có khả năng sẽ đưa người vào không gian sớm nhất là tháng 1 năm 1961. Mục tiêu sau đó được đề ra để Liên Xô không những đánh bại Mỹ về lĩnh vực không gian, mà còn đưa một người Liên Xô trở thành người đầu tiên bay vào quỹ đạo của Trái Đất.

Tháng 4 năm 1960, Korolev và nhóm của ông đã thiết kế 3 tàu vũ trụ Vostok được đặt tên Vostok 1K (để đưa một thiết bị thử nghiệm), Vostok 2K (để đưa một vệ tinh gián điệp), Vostok 3K - thiết kế cho tất cả 6 nhiệm vụ có người lái của Vostok.

Gia đình tên lửa Vostok cũng được phát triển vào thời gian này. Ngày 15 tháng 5 năm 1960, tàu vũ trụ Vostok đầu tiên, được gọi là Korabl-Sputnik 1 (cái tên Vostok vẫn được phân loại vào thời điểm đó), được phóng vào quỹ đạo. Một bước khởi đầu thành công, tàu vũ trụ được đẩy lên trên quỹ đạo 54 và đưa tàu vào quỹ đạo cao hơn so với kế hoạch.


Sáu tàu vũ trụ Vostok tiếp theo đều được phóng lên mang theo các thiết bị hỗ trợ sự sống, các lá chắn nhiệt và khả năng quay trở về.

Cất cánh trong khoảng từ 28 tháng 7 năm 1960 đến 25 tháng 3 năm 1961, ba trong số sáu chuyến bay đã thành công, với một thất bại một phần, và hai thất bại hoàn toàn. Nhiệm vụ đầu tiên phát nổ ngay sau khi cất cánh, nhưng nhiệm vụ thứ 2 đã thành công. Trong nhiệm vụ đó, 2 con chó đã trở thành sinh vật sống đầu tiên trở về an toàn từ quỹ đạo Trái Đất.

Hai chuyến bay sau cùng (cả hai đều thành công) nằm trong loạt thử nghiệm phiên bản tự động hóa của tàu vũ trụ Vostok 3K - tàu vũ trụ được sử dụng cho chuyến bay của Gagarin. Cả hai nhiệm vụ đều mô phỏng chuyến bay của Gagarin, thực hiện chỉ trên một quỹ đạo và kéo dài chỉ hơn một giờ rưỡi.

Chuyến bay thử nghiệm cuối cùng được phóng chỉ 18 ngày trước chuyến bay của Gagarin.

Các chuyến bay thử nghiệm đã hoàn tất, các chuẩn bị cuối cùng cho chuyến bay có người lái đầu tiên trên Vostok 1 đã bắt đầu. Ngày 8 tháng 4, chỉ 3 ngày trước chuyến bay, phi đội cho Vostok 1 đã được chọn. Yuri Gagarin, ứng viên được ủng hộ, đã chính thức được chọn là phi hành gia chính của chuyến bay. Gherman Titov và Grigori Nelyubov được chọn là phi hành gia dự phòng.

Ngày 11 tháng 4 năm 1961, Tên lửa Vostok-K ghép nối với tàu vũ trụ Vostok 3KA được di chuyển vào bệ phóng. Cuộc kiểm tra cuối cùng của tàu được tiến hành trước khi nó được dựng đứng lên bệ phóng.

5 giờ 30 phút (giờ Moscow) ngày 12 tháng 4, Gagarin bị đánh thức, ăn sáng, mặc bộ đồ phi hành gia của mình và được đưa đến bệ phóng. Gagarin vào khoang chứa của Vostok 1 lúc 7 giờ 10 phút theo giờ địa phương, tức 4:10 UTC (23:10 EST ngày 11 tháng 4 theo múi giờ Hoa Kỳ).

Ban đầu nỗ lực để đóng cửa khoang chứa thất bại, sau khi xác định chính xác, cửa được đóng và khóa chặt để có thể bắt đầu chuyến bay.

(Còn nữa...)[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:17 AM
cuahangso1 cuahangso1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định

Một giờ 57 phút sau khi Gagarin vào khoang chứa, động cơ của Vostok gầm lên mãnh liệt, và lúc 9 giờ 7 phút giờ địa phương (01:07 EST), Vostok 1 cất cánh từ nơi mà hiện nay chúng ta gọi là sân bay vũ trụ Baikonur, vị trí số 1.


Để đưa được Gagarin vào quỹ đạo Trái Đất, tên lửa Vostok-K phải trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, với sự góp mặt của 4 tên lửa đẩy gắn theo, nâng một khối lượng tổng cộng 43 tấn, với lực đẩy trong chân không là 99 000 kgf - hay 971 kN cho mỗi tên lửa. Mỗi tên lửa này dài 19 mét, đường kính 2,68 mét và tổng đường kính là 8,35 mét. Bốn động cơ RD-107-8D74-1959 của 4 tên lửa đốt cháy hỗn hợp LOX (Ôxy lỏng) và Kerosene trong thời gian 118 giây.

Giai đoạn thứ hai, theo định nghĩa là bắt đầu từ thời điểm bốn tên lửa gắn theo tách ra, Vostock 1 được đẩy bởi một tên lửa có động cơ RD-108-8D75-1959 đốt cháy hỗn hợp LOX và Kerosene trong thời gian 301 giây. Giai đoạn này tên lửa dài 28 mét và đường kính là 2,99 mét.

Giai đoạn thứ 3 và là giai đoạn cuối cùng của tên lửa, được tính từ thời điểm bắt đầu tách khỏi tên lửa của giai đoạn 2, sử dụng một tên lửa với động cơ RD-0109 đốt cháy LOX và Kerosene cho lực đẩy 54,5 kN trong chân không. Động cơ tên lửa này bắt đầu đánh lửa sau khi tách khỏi tên lửa của giai đoạn 2 và đốt cháy trong 365 giây. Tên lửa này trực tiếp đưa tàu vũ trụ Vostok 1 vào quỹ đạo, có chiều dài 2,84 mét và đường kính 2,56 mét.

Cả ba giai đoạn của tên lửa Vostok-K đều hoạt động chính xác và đưa Vostok 1 cùng Gagarin vào quỹ đạo Trái Đất lúc 06:17 UTC (01:17 EST). mười phút sau khi phóng, Gagarin chính thức trở thành người đầu tiên đạt được vận tốc quỹ đạo và bắt đầu chuyến đi lịch sử của mình vòng quanh Trái Đất.

(Còn nữa...)
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:17 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

[JUSTIFY]Khi động cơ ngừng hoạt động, độ nghiêng quỹ đạo của Vostok 1 là 64,95 độ với điểm cao nhất lệch 203 dặm và điểm thấp nhất là 105 dặm.


Mặc dù tên lửa Vostok K hoạt động hoàn hảo, thì Vostok 1 vẫn được điều khiển bay khoảng 25 phút để theo dõi và xác nhận rằng Gagarin đang trong một quỹ đạo an toàn và ổn định.

06:25 UTC, Gagarin bắt đầu di chuyển từ phía tây bắc đến đông nam để băng qua Thái Bình Dương từ bán đảo Kamchatka đến mũi Nam Mỹ.

Lúc 06:37 UTC, Gagarin và Vostok 1 đi vào quỹ đạo đêm từ hướng tây bắc quần đảo Hawai. Lúc này, việc truyền tín hiệu giữa Gagarin và mặt đất chuyển từ dạng VFH sang dạng sóng radio HF.

06:51 UTC, hệ thống điều khiển cưỡng bức dò tìm Mặt Trời - cần thiết cho việc định hướng của Vostok 1 - đã được kích hoạt.

Vostok 1 đi vào quỹ đạo ngày lúc 07:10 UTC trong khi đang đi từ phía tây nam đến đông bắc bắc qua nam Đại Tây Dương. Khoảng thời gian này, hệ thống tự động tái định vị Vostok 1 bắt đầu kích hoạt. Việc định hướng này hoàn tất lúc 07:25 UTC.

Ngay sau đó, tên lửa định hướng sử dụng nhiên liệu lỏng của con tàu khởi động và phụt nhiên liệu trong 42 giây khi Vostok 1 vừa đi qua Angola trên bờ biển phía tây châu Phi. Tại thời điểm tên lửa định hướng điểm hỏa, Vostok 1 cách vị trí hạ cánh ở miền đông Liên Xô là 5000 dặm.

Mười giây sau khi tên lửa định hướng hoàn tất, các lệnh đã được gửi riêng đến các Module từ khoang đổ bộ. Có hai phần của con tàu vẫn đang gắn với nhau bởi một bó dây.

Hai phần của tàu vũ trụ bắt đầu đi vào bầu khí quyển Trái Đất lúc 07:35 UTC khi nó đang đi qua Ai Cập. Khi lao vào bầu khí quyển, module đổ bộ bắt đầu rung lắc mạnh. Tại thời điểm này, dây nối giữa hai phần đã đứt ra và khoang đổ bộ tiếp tục đường đi đã định sẵn. Sự rung lắc của khoang đổ bộ bắt nguồn từ cấu trúc dạng hình cầu của nó.

Gặp phải lực hút của Trái Đất ở bên trong bầu khí quyển, chỉ vài phút sau đó, Gagarin đã đạt đến vận tốc 8Gs [*] trong quá trình đổ bộ.

(Còn nữa...)

_____________________
Chú thích:

[*] [latex]8Gs[/latex] : Vận tốc bằng 8 lần gia tốc trọng trường.
[latex]G[/latex] là gia tốc trọng trường, [latex]G =~ 9,8 m/s^{2}[/latex]

[latex]8Gs=8\times 9,8 [(m/s^{2})\times s] = 8\times 9,8 (m/s)[/latex]
[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 10:17 AM
kaiser kaiser đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

[JUSTIFY]Lúc 07:55 UTC, khi còn cách mặt đất 7 km, hệ thống phóng được kích hoạt đấy Gagarin ra cùng với khoang đổ bộ. Dù được bung ra và Gagarin hạ cánh an toàn 10 phút sau đó.


Khoang đổ bộ của Vostok 1

Khoang đổ bộ tiếp đất an toàn. Gagarin và khoang đổ bộ của ông hạ cánh xuống cách 16 dặm về phía tây nam Engels trong khu vực Saratov.

Thực tế là việc Gagarin đã hạ cách xuống hoàn toàn tách biệt với tàu vũ trụ đã không được biết cho đến 10 năm sau chuyến bay.

Sau chuyến bay, Gagarin trở thành người hùng của Liên Xô và của cả thế giới.

Đáng buồn thay, ngày 27/03/1968, gần 7 năm sau chuyến bay của Vostok 1, Gagarin đã tử nạn trong một chuyến bay huấn luyện thường kỳ của chiếc MiG-15UTI khi chiếc máy bay bị rơi.

Cơ thể của Gagarin đã được hỏa táng và tro của ông được chôn trong các bức tường của điện Kremlin ở Quảng Trường Đỏ. Trước khi mất, Gagarin đã là phó giám đốc đào tạo của cơ sở đào tạo phi hành gia thành phố Star.

Gần 50 năm sau, vào ngày 05/04/2011, chỉ trong 7 ngày ngắn ngủi của chương trình kỷ niệm chuyến bay lịch sử của Gagarin, cơ quan không gian Liên bang Nga đã đưa thành công một phi hành đoàn quốc tế gồm ba người Nga và phi hành đoàn người Mỹ lên trạm không gian quốc tế ISS, từ bệ phóng đã từng đưa Gagarin vào không gian.


Khu vực hạ cánh của Vostok 1 đã trở thành kỷ niệm với một tượng đài cao 25 mét với hình dáng của một tên lửa bằng bạc đang hướng vào không gian, được đỡ bằng cột kim loại cách điệu thành lửa và khói nhiên liệu phụt của tên lửa. Đài tưởng niệm này cũng bao gồm một bức tượng đá cao 3 mét màu trắng tạo hình Yuri Gagarin với bàn tay của ông đưa lên trong tư thế đang chào.

Khoang đổ bộ của Vostok 1 hiện nay đang được trưng bày tại bảo tàng RKK Energiya ở Korolov, gần thủ đô Moscow.

Một tượng đài khác của Gagarin, mang hình chân dung của ông đứng trên phi hành gia Alley cũng được dựng lên ở Moscow.

(Còn nữa...)[/JUSTIFY]
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.