Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 09:59 AM
bef34 bef34 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 105
Mặc định Các hành tinh của người Trung Quốc

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo sự phân chia của thiên văn học hiện đại trong hệ mặt trời có 8 hành tinh và một hành tinh lùn. Nhưng trong số đó chỉ có 5 hành tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường( Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ) ở các mức độ sang và thời gian nhìn thấy khác nhau. Dưới đây là 1 đoạn được trích trong một cuốn sách đề cập đến cách nhận dạng các hành tinh của người Trung Quốc cổ đại. Lưu ý bài viết này chỉ mang tính tham khảo, các bạn đừng quá tin vào các dữ liệu này nhé.
Ngũ tinh hay ngũ vĩ, ngũ bộ là 5 hành tinh chính của mặt trời. Ngũ tinh là:
(1) Kim Tinh (Thái Bạch, Khải Minh, sao Mai), chu kỳ 1 năm.
(2) Mộc Tinh (Mộc Đức, Tuế Tinh, Kỷ Tinh), chu kỳ 12 năm.
(3) Thủy Tinh (Thủy Diệu, Thần Tinh, Tiểu Chính), chu kỳ 1 năm.
(4) Hỏa Tinh (Vân Hán, Huỳnh Hoặc), chu kỳ 2 năm.
(5) Thổ Tinh (Thổ Tú, Trấn Tinh), chu kỳ 28 năm.
-Ngũ tinh là những hành tinh lưu động trên vòng Hoàng Đạo, qua 28 cung sao (Nhị thập bát tú).*
-Ngũ tinh thường không lấp lánh như các sao khác, trừ khi bầu khí quyển bị chấn động.
-Thủy Tinh rất gần mặt trời, nên thường rất khó thấy.
-Kim Tinh vì gần mặt trời nên mọc và lặn xấp xỉ như mặt trời. Sáng mọc phía Đông gọi là Sao Mai, Tối lặn phía Tây gọi là Sao Hôm. Kim Tinh là một ngôi sao sáng nhất trên trời.
-Mộc Tinh cũng là sao rất sáng, màu sáng bạc.
-Hỏa Tinh thì màu sáng đỏ.
-Thổ Tinh màu trắng nhợt.
Mộc Tinh (chu kỳ 12 năm), Thổ Tinh (chu kỳ 28 năm) ở mỗi cung sao rất lâu.
Nhận được sao rồi, phải xét xem nó vận chuyển nhanh chậm, nghịch thuận ra sao.
Sách Khải Nguyên Chiêm Kinh đã đề ra những thuật ngữ sau đây:
. Thuận hành: Đông tiến
. Nghịch hành: Tây tiến
. Xuất: mọc
. Tiến: tiến lên
. Phản, Thoái: đổi chiều, lùi lại
. Nhập: lặn
. Xúc: lui chậm, lui tạm thời
. Doanh, Tật, Tốc hành: tiến nhanh
. Cư, Lưu: dừng lại
. Thủ, Phạm: dừng lại quá 20 ngày
. Thủ: dừng lại gần một cung sao


Rồi lại phải xét xem sự chiếu sáng
. Mang: chiếu tia sáng 4 phía
. Giác: chiếu tia sáng dài 4 phía
. Động: giao động, mờ tỏ không chừng
. Hoàn nhiễu: vòng vo vặn vẹo
. Hoàn: quay đủ vòng
. Nhiễu: quay không đủ vòng
. Câu kỷ: có hình cong
. Biến sắc: thay đổi màu sắc
. Hội: từ 3 đến 5 hành tinh gặp nhau ở cùng một cung sao
Tóm lại, ngày nay theo hệ thống của Copernic, thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những quỹ đạo hình bầu dục. Còn ngày xưa, người Trung Hoa cũng như người Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức phức tạp, lắt léo, lúc tiến, lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc ẩn, lúc hiện, lúc cấp, lúc trì, ánh sáng cũng tùy thời tiết, tùy theo các lớp mây, lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận, biết vui như con người; tiến thì hay, thoái thì dở.
Họ cho rằng Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy được phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh cũng là phúc tinh. Còn Hỏa Tinh là sao đem đến loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ quân bình, nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh, chậm, tĩnh, táo, ẩn, hiện mà bắt chước điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời: sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy, v.v.


*Nhị thập bát tú
Người xưa gọi Nhị thập bát tú tức là 28 ‘quán xá’ trời hay là những Kinh tinh để cho mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh chuyển vận lại qua.
Nhị thập bát tú theo từ nguyên, vừa có ý nghĩa luân lý, vừa có mục đích mô tả lại công việc một năm của nhà vua. Ví dụ: Giác 角 là vạn vật bắt đầu sinh. Vạn vật sinh ra rồi thì phải định tông miếu lễ nghĩa (Cang 亢), v.v. Giác là đầu mùa xuân, cũng là sừng để tung lòng trời, lòng đất mà nhô lên. Giác có phụ tinh là Thiên Điền 天 田, vì đầu xuân vua ra đồng để cấy một luống tượng trưng…
. Nhị thập bát tú gồm 4 nhóm sao lớn:
a. Nhóm sao phía Đông là Thanh Long 青 龍 , có 7 chòm sao:
b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao:
c. Nhóm sao phía Tây là Bạch Hổ 白 虎, có 7 chòm sao:
d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước 朱 雀, có 7 chòm sao:

*Chu kì chuyển động:
Khi được nhìn từ trái đất mỗi hành tinh tái diễn một mô hình đều đặn trên bầu trời. Chu kì này bắt đầu từ giao hội cao này và kết thúc ở giao hội cao khác(giao hội cao: Khi mặt trời, trái đất và hành tinh ở trên cùng 1 đường thẳng). Chu kì này phụ thuộc vào cả chuyển động của cả hành tinh đó và trái đất xung quanh mặt trời. Theo các số liệu ngay nay, sao Thủy có chu kì là 116 ngày, sao Kim 584 ngày…
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 29-08-2012, 09:59 AM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bạn vui lòng ghi nguồn bài viết nếu là post lại nhé ^^
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.