Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
forimex_sbc forimex_sbc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 115
Mặc định Cẩm nang Quan Sát Thiên Văn

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chương I: Những quy ước về bầu trời

1, Thiên cầu (celestial sphere):

Trên bầu trời nhìn thấy hàng ngày, người ta quan sát thấy rất nhiều các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các vì sao và .... thậm chí là các đám mây nữa. Khoảng cách của chúng đến Trái Đất và khoảng cách của chúng so với nhau rất khác nhau. Để tiện quan sát trực quan, người ta tưởng tượng ra một mặt cầu khổng lồ bao quanh Trái Đất ở một khoảng cách nào đó không xác định, nó giống như một cái nền mà trên đó có đính tất cả các thiên thể nêu trên. Gọi mặt cầu tưởng tượng đó là Thiên Cầu, người ta có thể coi chuyển động chung từ Đông sang Tây của tất cả các thiên thể trên bầu trời hàng ngày là chuyển động của Thiên cầu.

2, Thiên đỉnh (zenith), thiên để (nadir):

Nếu bạn đứng tại một điểm trên Trái Đất và quan sát Thiên cầu thì bạn có thể tưởng tượng rằng có một đường thẳng đi qua bạn và tâm Trái Đất, đường nối bạn với tâm Trái Đất này cắt Thiên cầu tại 2 điểm. Một điểm ngay trên đỉnh đầu bạn, đó là Thiên đỉnh. Còn điểm còn lại thì đối xứng với thiên đỉnh, nó cắt Thiên Cầu tại phía bên kia, bạn không thể thấy nó do bị Trái Đất che khuất, điểm đó được gọi là Thiên để.
Mỗi điểm bát kì trên Trái Đất đều có một thiên đỉnh và một thiển để riêng, 2 điểm đối nhau qua tâm Trái Đất thì thiên đỉnh của điểm này sẽ là thiên để của điểm kia và ngược lại.

3, Thiên cực (celestial pole):
Ta đã biết Trái Đất có một trục Bắc- Nam nối 2 địa cực Bắc-Nam và đi qua tâm Trái Đất. Nếu kéo dài trục Trái Đất ra vô hạn theo hướng Bắc Nam của Địa Cầu thì đường thẳng cắt Thiên cầu tại 2 điểm gọi là thiên cực Bắc (Nord Celestial Pole) và thiên cực Nam (South Celestial Pole). Như vậy nếu bạn đứng tại cực Bắc của Trái Đất thì thiên cực Bắc sẽ là Thiên đỉnh của bạn và Thiên cực Nam sẽ là Thiên để, còn khi bạn đứng tại cực Nam thì ngược lại.

* Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Bắc được gọi là Thiên cầu Bắc

* Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Nam được gọi là Thiên cầu Nam

* Nếu bạn đứng tại Bắc Cực, bạn sẽ thấy toàn bộ Thiên cầu Bắc nhưng không thây một chút nào về Thiên cầu Nam và khi bạn đứng ở Nam cực thì ngược lại.

4, Xích đạo trời (celestial equator) :
Hãy tưởng tượng kéo dài bán kính của xích đạo Trái Đất ra dài vô hạn thì đường xích đạo của chúng ta sẽ trở thành một đường tròn cắt ngang Trái Đất và cắt cả lên thiên cầu. Đường cắt đó trên thiên cầu chính là xích đạo trời. Hay nói cách khác thì xích đạo trời chính là hình chiếu vuông góc của xích đạo Trái Đất lên Thiên Cầu.

5, Đường chân trời (horizon) :
Khi bạn đứng tại bất cứ điểm nào trên Trái Đất, bạn cũng có thể xác định được thiên đỉnh ngay trên đỉnh đầu mình. Ngoài ra tầm nhìn của bạn bị giới hạn bởi một đường bao nằm trên mặt Trái Đất mà mắt bạn không thể nhìn xuống thấp hơn được, đường đó chính là đường chân trời của bạn.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Làm tốt lắm ! Anh chỉ có một số góp ý nhỏ như thế này thôi :

- Các khái niệm Thiên cầu, thiên đỉnh... nên đưa hình ảnh minh họa vào !



- Thú thiệt, nhìn vào cái hình mô tả chòm Gấu Lớn, những người mới tìm hiểu biết được đâu là chòm Bắc Đẩu thì anh phục sát đất . Có thể nói thêm như sau...." ...đó là 7 ngôi sao có hình chiếc gàu ( kể tên cụ thể các sao )....."
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

* Chòm sao Thiên Nga - Thập tự phương Bắc.



Chòm sao Thiên Nga (Cygnus) xuất hiện trên bầu trời vào những đêm hè với Ngân Hà tựa như dải lụa bạc vắt ngang bầu trời. Sông Ngân khi chảy qua chòm Thiên Nga thì tách ra làm hai nhánh và đây cũng là nơi Ngân Hà nhìn rõ nhất.
Chòm Thiên Nga còn có tên gọi khác là Thập Tự Phương Bắc vì hình dạng như cây thánh giá của nó đối ngược với chòm Thập Tự Phương Nam. Cũng như chòm Thập Tự Phương Nam đây là chòm sao quan trọng trong việc định hướng. Đường thẳng nối từ ngôi sao Albireo ở cuối thập tự đến ngôi Deneb (ngôi sao sáng nhất chòm) ở đầu thập tự sẽ chỉ gần như chính xác hướng Bắc.

Tam giác mùa hè


Theo dòng chảy của sông Ngân chúng ta sẽ bắt gặp tam giác mùa hè với 3 sao sáng: Vega (chòm Lyra - Thiên Cầm) , Deneb (chòm Cygnus - Thiên Nga) và Altair (chòm Aquila - Đại Bàng) với sao Altair là đỉnh nhọn hướng về phía Nam.



Mỗi năm vào tháng 7 với những cơn mưa không dứt, khiến chúng ta nhớ lại câu chuyện buồn của Ngưu Lang - Chức Nữ. Dòng sông Ngân ngăn đôi hai bờ, Ngư Lang ( sao Altair) ở bờ Tây còn nàng Chức Nữ phía bờ Đông xa hơn về phương bắc. Sao Ngưu Lang rất dễ nhận biết vì cạnh nó nằm giữa và gần như thẳng hàng với hai sao nhỏ.


* Chòm Thập Tự Phương Nam (Nam Thập, Nam Tào) - chòm Crux :



Chòm sao Nam Thập gắn liền với hình ảnh của những vùng đất cực nam, hình ảnh nó xuất hiện trên lá cờ các nước của Châu Đại Dương.


Trên hải trình xuôi về phương nam khám phá ra các vùng đất mới, khi qua khỏi đường xích đạo và càng dần về phương nam thì các chòm sao dùng để định hướng như Bắc Đẩu và sao Bắc Cực không còn quan sát được nữa. Lúc này chòm Nam Thập chính là chiếc la bàn chỉ hướng Nam đáng tin cậy cho các nhà thám hiểm.

Khác với bắc cực, nam cực không có sao để làm mốc.Thật ra là có, đó là sao Sigma(σ) của chòm Octans (Kính bát phân), chòm sao được đặt theo tên của một dụng cụ đo góc trong thiên văn và hàng hải. Thế nhưng, với độ sáng biểu kiến là + 5.5 gần như sao Sigma Octantis cực kì khó nhận biết bằng mắt thường. May mắn thay, chòm Nam Thập cũng hữu dụng như chòm Bắc Đẩu để xác định phương hướng. Kéo dài cây thánh giá sẽ cho ta gần như chính xác hướng nam.



2, Cách quan sát và nhận diện hành tinh:
Bằng mắt thường bạn chỉ có thể quan sát thấy 5 hành tinh trong hệ Mặt trời là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ. Để nhận biết được đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao các bạn phải dựa vào 3 đặc điểm chính.


1- Về vẻ sáng:
Chú ý kỹ bạn sẽ thấy các ngối sao luôn nhấp nháy, còn các hành tinh thì không, dường như ánh sáng của chúng rất ổn định. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì các ngôi sao ở rất xa. Chúng chỉ là một điểm sáng với các tia sáng yếu ớt. Do sự khúc xạ của khí quyển gây bởi sự thay đổi chiết suất do các luồng không khí có nhiệt độ khác nhau tạo ra và bởi sự di chuyển của các dòng không khí trong khí quyển. Do vậy, những tia sáng yếu ớt của ngôi sao bị khúc xạ, đổi hướng. Do đó mắt của chúng ta nhận được quang thông của ngôi sao không như nhau theo thời gian. Vì nguyên nhân này mà chúng ta cảm thấy ngôi sao nhấp nháy. Trưòng hợp đối với các hành tinh thì khác. Chúng ở gần chúng ta nên thông lượng ánh sáng gửi tới Trái Đất lớn hơn nhiều so với những ngôi sao. Cho dù có bị khúc xạ liên tục nhưng hầu như sự biến thiên thông lượng sáng đễn mặt đất là không lớn. Vì vậy mà mắt chúng ta cảm nhận ánh sánh của các hành tinh dường như rất ổn định, không nhấp nháy.

2- Về chuyển động:
Nếu quan sát kỹ trong nhiều ngày, chúng ta dễ dàng nhận ra có một số ngôi sao sáng thây đổi vị trí liên tục trên nền trời. Đó là những hành tinh. Các hành tinh là những thiên thể ở gần chúng ta nên chuyển động tương đối của chúng với Trái Đất là tương đối lớn. Quan sát từ Trái Đất, sự thay đổi chuyển động tương đối này phản ánh trong sự thay đổi vị trí của các hành tinh trên nền trời. Các vì sao hầu như giữ nguyên vị trí bởi chúng là những thiên thể ở rất xa. Sự thay đổi vị trí tương đối của chúng là rất bé không thể cảm nhận được bằng mắt thường. Thậm chí phải chờ đến hàng chục ngàn năm, thậm chí nhiều hơn nữa, chúng ta mới thấy được.

3- Về tập trung:
Các hành tinh thường phân bố trong một dải hẹp giữa các chòm sao trong cung Hoàng Đạo. Do mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất những góc không lớn lắm. Cho nên, khi quan sát từ Trái Đất, các hành tinh chiếu lên một dải hẹp thuộc các chòm sao Hoàng Đạo.

Kết luận:
Từ 3 đặc điểm trên bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao.

Nhưng khi đã phân biệt được giữa hành tinh và các vì sao. Vậy, bây giờ,làm cách nào để nhận biết được từng hành tinh trong 5 hành tinh kể trên. Đừng lo lắng. Bạn cứ căn cứ vào các đặc điểm dưới đây dể nhận biết chúng.

Sao Kim

Rất dễ nhận ra. Bạn cứ tìm ở phía Đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phiá Tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Vị trí cao nhất của Sao Kim so với đường chân trời không bao giờ vượt quá 48 độ (từ chân trời lên đỉnh đầu là 90 độ). Hơn nữa vị trí của Sao Kim thay đổi tương đối nhanh. Nguyên nhân bởi vì Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của Trái Đất. Bề mặt sao Kim với lớp khí quyển dày đặc phản xạ tới 75% ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, và chủ yếu là ánh sáng màu vàng hơn nữa lại gần Trái Đất nên rất dễ nhận ra.

Sao Thuỷ


Khó tìm hơn Sao Kim. Nhưng bạn đừng lo lắng. Vẫn có nhiều cơ hội để nhìn thấy hành tinh này trên bầu trời.
Để nhìn thấy Sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn. Vị trí của nó cao nhất trên bầu trời không bao giờ vượt quá 28 độ tính từ đường chân trời do Sao Thuỷ ở gần Mặt Trời nhất. Và cũng vì ở gần Mặt Trời nhất nên vị trí của nó thay đổi cũng rất nhanh. Sao Thuỷ kém sáng hơn Sao Kim nhiều lần nhưng cũng đủ sáng như một ngôi sao sáng để có thể tìm thấy dễ dàng. Ánh sáng của Sao Thuỷ có mà vàng đậm.

Chúng ta cần phải tìm ở khu vực ở đó theo đường đi của Mặt Trời sắp mọc hoặc ngay sau khi lặn. Thường thì ở khoảng thời gian này Sao thuỷ sáng lờ mờ trong một dải sáng mờ gọi là ánh sáng hoàng đạo ( do các hạt bụi trong Hệ Mặt Trời tập trung chủ yếu gần mặt phẳng hoàng đạo à phản xạ ánh sáng Mặt Trời tạo ra). Bạn có thể cảm nhận đuợc bằng mắt thường sự thay đổi vị trí Sao Thuỷ từng ngày.


Sao Hoả

Hãy chú ý đến một ngôi sao mọc đỏ rực trên bầu trời, không nhấp nháy và trong vài tuần vị trí của ngôi sao này thay đổi rõ rệt trên nên trời. Đó chính là Sao Hoả. Sao Hoả rất nổi bật và rất dễ tìm.


Sao Mộc

Sao Mộc chỉ sáng sau Sao Kim. ánh sáng của Sao Mộc chủ yếu là ánh sáng màu vàng bị phản xạ. ánh sáng ổn định không nhấp nháy. Quan sát sau một thời gian thấy vị trí của nó thay đổi. Sao Mộc rất dễ tìm.


Sao Thổ

Bạn cứ tìm kiếm trên cung Hoàng Đạo, loại trừ Sao Hoả và Sao Mộc, ngôi sao tương đối sáng màu vàng. Chú ý sau một thời gian dài thấy vị trí thay đổi chậm. Khônng phải là ngôi sao nào khác chính là Sao Thổ. Khó tìm hơn Sao Hoả và Sao Mộc nhưng Sao Thổ cũng rất dễ tìm.


Chú ý: Tuỳ theo vị trí tương đối của các hành tinh đối với Trái Đất mà thời gian nào trong năm chúng xuất hiện trên bầu trời. Chúng ta có thể sử các chương trình phần mềm bản đồ sao cài đặt trên máy tính PC để biết rõ vị trí của từng hành tinh.

Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
pjhuyenhanh pjhuyenhanh đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Quên, trước mỗi chương nên có vài câu giới thiệu ngắn về những vấn đề sẽ đề cập trong chương đó để người đọc có một cái nhìn tổng quát trước rồi mới đi vào chi tiết. Như thế sẽ hay hơn ! Tân cũng thêm vào ở phần CN Kiến Thức nhé !
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
hanhphucbichtrang hanhphucbichtrang đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 90
Mặc định

Good. Tương đối đầy đủ.
Cố lên bé................................
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
tqcovtau tqcovtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Em nghĩ là đã có cái đề cương rồi thì ko cần giới thiệu như thế đâu anh Nhân ạ. Đáng lẽ em post bài này ngay dưới cái đề cương nhưng quên mất.... ^^
Khi in thành cẩm nang thì mình cho in cái đề cương ở trang đầu cũng đc mà. Thế là cũng khá dễ hiểu rùi!
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

III/ Các chòm sao Hoàng Đạo:

Các chòm sao Hoàng đạo chính là những chòm sao quen thuộc nhất trong hiểu biết của hầu hết các bạn mới tiếp xúc hay thậm chí là chưa bao giờ tiếp xúc với thiên văn học. Không chỉ có ý nghĩa trong thiên văn học, chúng được biết tưới còn nhờ vị trí dễ quan sát, độ sáng của hầu hết các ngôi sao và cả những ý nghĩa của chúng trong chiêm tinh học.

Hoàng đạo là gì?

Hoàng Đạo là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu (mặt cầu tưởng tưởng bao quanh Trái Đất, trên đó là hình chiếu của các thiên thể - các hành tinh, ngôi sao, thiên hà .v.v…) trong 1 năm. Chúng ta đã biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời mỗi vòng hết 365,4 ngày (gọi là 1 năm). Thiên cầu lại là một khái niệm gắn liền với Trái Đất và do đó khi Trái Đất chuyển động như thế, ta có thể tưởng tuởng ra một mặt cầu Thiên Cầu chuyển động cùng Trái Đất, với biên của Thiên cầu ở rất xa, cũng do việc hướng nhìn thay đổi, chúng ta sẽ thấy vị trí của Mặt Trời thường xuyên thay đổi so với các sao trên Thiên Cầu. Mỗi thời gian khác nhau, Mặt Trời sẽ "lướt" qua một vị trí khác nhau trên Thiên Cầu. Trong 1 năm, đường đi đó tạo thành một vòng tròn khép kín và người ta từ thời xa xưa đã gọi vòng tròn đó là Hoàng Đạo, chia nó ra thành 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao gồm:

1. Aries (Bạch Dương)

2. Taurus (Kim Ngưu)

3. Gemini (Song Tử)

4. Cancer (Cự Giải)

5. Leo (Sư Tử)

6. Virgo (Trinh Nữ)

7. Libra (Thiên Bình)

8. Scorpius (Bọ Cạp)

9. Sagittarius (Cung Thủ)

10. Capriconus (Ma Kết)

11. Aquarius (Bảo Bình)

12. Pisces (Song Ngư)

Bạn có thể dễ dàng hình dung hiện tượng thay đổi vị trí của Mặt Trời trên Hoàng Đạo nhờ hình sau:



Ví dụ: Tháng 1, bạn thấy theo hình trên, Trái đất nằm tại vị trí gần chòm Gemini, tại sao lại nói tháng 1 tương ứng với chòm sao Sagittarius? Nhìn kĩ hình rên sẽ thấy rằng trong tháng 1, khi bạn hướng về phía Mặt Trời thì chòm sao Sagittarius sẽ nằm phía sau Mặt Trời, do đó mà có sự tương ứng đó, còn ban đêm thì bạn sẽ quan sát thấy Gemini toả sáng vào lúc nửa đêm.

Giới thiệu sơ lược về 12 chòm sao Hoàng đạo

Aries

Cách gọi thông dụng: Bạch Dương
Chòm sao đầu tiên của Hoàng đạo. Aries là con cừu có bộ lông vàng trông thần thoại Hy Lạp, bộ lông của nó là báu vật mà người anh hùng Jason đã lên đường trên con tàu Argos để đoạt lại.

Đây cũng là chòm sao đơn giản nhất trong số các chòm sao Hoàng đạo. Các ngôi sao của nó cũng khá khó để quan sát được. Hầu hết thời gian trong năm, bạn nếu có quan sát được chòm sao này cũng đều vào thời gian rạng sáng các ngày. Chòm sao này chỉ có 2 ngôi sao sáng là alpha và beta. Các sao còn lại đều có độ sáng rất yếu. Đặc biệt, rất nhiều sao trong số các ngôi sao của chòm sao này là các cặp sao đôi.



Taurus

Cách gọi thông dụng: Kim Ngưu
Thần Zeus đem lòng yêu nàng Europa đã tự biến mình thành một con bò trắng để tránh sự theo dõi của vợ Hera. Europa cưởi lên con bò trắng đó và thần Zeus đã đưa nàng đến một vùng đất mới, xây dựng nó thành châu Âu như ngày nay. Cũng có truyền thuyết kể rằng Taurus là con bò mộng đã tấn công chàng thợ săn Orion.

Taurus là một trong số những chòm sao lớn và sáng nhất. Sao sáng nhất của nó là Aldebaran, một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm, phía trên cái sừng của nó một chút là nhóm sao Hyades. Ngoài ra, trong vùng trời của chòm sao này bạn còn có thể nhìn thấy 2 tinh vân rất nổi tiếng là M1 (tinh vân Con Cua) và M45 (Pleiades - Thất Tinh).

Khác với Aries, các ngôi sao của Taurus đều khá sáng nên bạn có thể nhìn thấy và xác định chòm sao này khá dễ dàng, mặc dù vậy, nếu quan sát vào khoảng thời gian phủ hợp nhất trong năm, mùa hè và mùa thu, bạn sẽ phải quan sát nó vào sau nửa đêm vì nó sẽ không xuất hiện vào những khoảng thời gian phù hợp nhất trong ngày để bạn có thể quan sát nó.



Gemini

Cách gọi thông dụng: Song Tử
Castor và Pollux là 2 anh em ruột cùng mẹ khác cha. Cha của Castor là người thường trong khi cha của Pollux lại là thần Zeus. Cả 2 anh em đều là những dũng sĩ nổi tiếng về sức mạnh và võ thuật, riêng Pollux thì có được sự bất tử do mang trong mình dòng máu của thần Zeus. Trong một cuộc chiến, Castor trúng đón và chết. Thần Zeus hiện ra cho phép con trai Pollux của mình lựa chọn hoặc lên thiên đình sống cuộc sống bất tử vĩnh viễn hoặc chia sẻ một nửa cuộc sống bất tử đó với Castor. Không muốn phải xa người em trai, Pollux đã lựa chọn đặc ân thứ 2, vì thế cứ một ngày 2 anh em Pollux, Castor sống trên thiên đình cùng các vị thần thì ngày hôm sau lại sống một ngày dưới thế giới âm phủ.

Castor và Pollux cũng là 2 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Gemini, tượng trưng cho đầu của 2 người anh hùng. Các buổi tối mùa xuân, nếu trời đẹp bạn sẽ quan sát được chòm sao này toả sáng trên bầu trời. Ngoài 2 ngôi sao sáng nhất đã nói tới, các sao khác của Gemini đều có độ sáng khá cao, ngoài 2 cánh tay hướng ra phía ngoài, bạn có thể dễ dàng nhận ra chòm sao này như một hình đa giác khá khép kín.



Cancer

Cách gọi thông dụng: Cự Giải
Kì công thứ 2 của người anh hùng Heracles (Hercules) là tiêu diệt con mãng xà nhiều đầu Hydra. Trong lúc Heracles giao đấu với con quái vật này, nữa thần Hera do căm ghét đứa con của chồng mình nên đã giúp Hydra bằng cách sai con cua Cancer chạy đến tấn công Heracles, tuy nhiên con cua này đã bị Heracles dùng chuỳ giết chết ngay sau đó.

Chòm sao này chiếm diện tích khá nhỏ trên thiên cầu so với các chòm sao còn lại của Hoàng đạo. Các ngôi sao của nó có độ sáng hơi yếu nên nếu thời tiết ko ủng hộ thì bạn cũng khó lòng mà quan sát được chòm sao này.



Leo

Cách gọi thông dụng: Sư Tử
Đây là chòm sao mang hình ảnh con sư tử Nemean, kì công đầu tiên của người anh hùng Heracles. Heracles được giao nhiệm vụ đi tiêu diệt con sư tử Nemean này, con sư tử có móng sắc hơn mọi loại dao kiếm và bộ da dày và cứng đến mức ngay cả kiếm và tên của Heracles bắn vào nó đều vô hiệu. Cuối cùng người anh hùng phải giết nó bằng cách vật nhau và đè lên trên, bóp cổ nó cho đến chết.

Đây có thể coi là một trong số những chòm sao sáng nhất và đẹp nhất của Hoàng đạo hay thậm chí là trong số tất cả 88 chòm sao của thiên văn hiện đại. Chòm sao này chiếm một diện tích khá lớn trên thiên cầu với những ngôi sao rất sáng, đặc biệt là sao Regulus - một trong số các ngôi sao sáng nhất bầu trời. Ngôi sao này được đặt tên bởi nhà thiên văn Copernicus, với ý nghĩa là trái tim của con sư tử. Các buổi tối từ tháng 4 đến tháng 6, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chòm sao này hiện diện trên bầu trời gần như cả buổi tối (từ 7h đến 10h tối)



Virgo

Cách gọi thông dụng: Trinh nữ
Chòm sao này có nhiều truyền thuyết kể khác nhau. Có người nói đó là chòm sao tượng trưng cho nữ thần lúa mì Demeter, một trong 12 vị thần tối cao của thế giới Olympia. Một chuyện khác kể rằng Virgo là con gái của một người nông dân được thần rượu nho Dyonisos dạy cho cách nấu rượu. Men rượu làm cho những người uống nó tưởng mình bị đầu độc nên đã giết chết người nông dân đó. Con gái của ông và con chó trung thành đều tự tử theo. Thần Dyonisos cảm động đã đưa cả 3 lên thành các chòm sao trên bầu trời. Ông bố trở thành chòm sao Mục phu (Bootes), cô con gái trở thành Trinh nữ (Virgo) và con chó trở thành chòm sao Chó Lớn (Canis Major). Lại có một truyền thuyết khác nói rằng Virgo vốn là nữ thần công lí sống cùng loài người để bảo vệ lẽ phải. Nhưng rồi loài người ngày càng giả dối, tráo trở làm nữa thần không chịu nổi bay về trời, thế nên từ đó chúng ta chỉ còn có thể tìm thấy công lí nơi bầu trời và những vì sao.

Chòm sao Virgo chiếm một diện tích rất lớn trên thiên cầu (trong số 88 chòm sao, nó chỉ thua có Hydra về độ lớn). Nếu chưa quen, bạn sẽ khó xác định được nó do nó có khá nhiều sao sắp xếp khá rắc rối. Tuy nhiên nếu xác định được đường Hoàng Đạo thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó là một vùng trời gồm nhiều ngôi sao sáng nằm ngay phía sau cái đuôi của con sư tử Leo.



Libra

Cách gọi thông dụng: Thiên Bình
Trong cuộc chiến tranh thành Trois, số mệnh của nhiều dũng sĩ trong các cuộc đầu đã được định đoạt bằng cái cân Libra này. Mỗi khi các cuộc đấu cân tài cân sức diễn ra, thần Zeus thường lấy cân ra, 2 đĩa cân tượng trưng cho số mệnh của 2 đối thủ, khi thần nhấc cân lên, đĩa cân của người nào nặng hơn có nghĩa là người đó sẽ phải chấp nhận thất bại và từ giã cuộc sống trần gian.

Nằm ngay phía sau Virgo, chòm sao này chiếm một diện tích khá khiêm tốn với những ngôi sao tương đối sáng. Các buổi tối mùa hè, bạn đều có thể nhận ra chòm sao này một cách khá dễ dàng mặc dù nó chỉ có một vài ngôi sao là khá sáng, nếu chưa nhận ra ngay, bạn có thể xác định qua vị trí của nó nằm trên Hoàng đạo, giữa 2 chòm sao rất lớn và rất sáng là Virgo và Scorpius.



Scorpius

Cách gọi thông dụng: Bọ Cạp
Để trừng phạt chàng thợ săn Orion, nữ thần đất Gaia đã sai một con bọ cạp đi giết chết chàng thợ săn này. Cuộc săn đuổi mà chàng thợ săn trở thành con mồi còn con bọ cạp lại trở thành thợ săn diễn ra dai dẳng đến khi thần Zeus đưa cả 2 lên thành những chòm sao trên trời. Hàng đêm, chúng ta vấn thấy con bọ cạp đuổi theo chàng thợ săn Orion nhưng không bao giờ đuổi kịp cả.

Trong số 88 chòm sao nói chung và 12 chòm sao Hoàng đạo nói riêng, Bọ Cạp có thể được coi là một trong số những chòm sao sáng nhất, nhất là với đặc điểm khí hậu Việt Nam. Các buổi tối mùa hè suốt từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, bạn đều có thể quan sát chòm sao này trong thời gian gần như toàn bộ buổi tối. Nó thường nằm khá cao trên bầu trời, hơi chếch về hướng Nam và rất dễ nhận ra bởi thân hình uốn cong với cặp càng và cái đuôi rất dễ nhận diện của con bọ cạp, hầu hết các ngôi sao của chòm này đều rất sáng. Nếu có một chiếc kính thiên văn hoặc một ống nhòm, khi nhìn vào đuôi con bọ cạp, bạn có thể thấy một ngôi sao ở cái đuôi này thực chất là một nhóm chi chít nhiều sao khá sáng, đó là tinh vân M7.



Sagittarius

Thường gọi: Nhân Mã; nghĩa đúng: Cung thủ
Chòm sao này cùng với chòm sao Nhân Mã (mà thường gọi là bán nhân mã – Centaurus) cùng là những chòm sao có hình ảnh của một giống người trong thần thoại Hy Lạp, giống người mà có toàn bộ phần thân là của ngựa, nhưng thay bằng cái đầu và cổ của ngựa thì tại vị trí đó là nửa thân phía trên của người. Hầu hết các nhân mã đều rất hung hăng và man rợ, chỉ có một nhân mã được ca ngợi và đưa lên thành các chòm sao. Đó là nhân mã Chiron, vua của các nhân mã, và cũng là một nhân vật uyên bác, thầy dạy của người anh hùng Heracles. Do sơ ý trong một trận đánh, chính một mũi tên tẩm độc của Heracles đã bắn trúng Chiron và kết thúc cuộc đời của nhân mã này.

Nằm ngay kế bên Bọ Cạp Scorpius, Sagittarius cũng là một chòm sao rất sáng và chiếm diện tích khá rống (nhỏ hơn bọ cạp một chút). Phần lớn của chòm sao gồm những ngôi sao sáng nhất là phần có hình ảnh cây cung uốn cong của nhân mã, các ngôi sao còn lại hầu hết tương đối mờ và khó nhận diện. Cũng như Scorpius, bạn có thể quan sát chòm sao này vào buổi tối trong một khoảng thời gian khá dài trong năm.



Capricornus

Cách gọi thông dụng: Ma Kết
Trong cuộc tấn công của con quái vật Typoon nhằm lật đổ thần Zeus, thần Zeus ban đầu bị đánh bại, các vị thần sợ hãi bỏ trốn Typoon, họ biến thành các con vật để tránh bị truy đuổi. Thần Pan - vị thần nửa người nửa dê biến thành cá nhưng chỉ có cái đuôi là biến được, còn phần thân trên thì vẫn mang hình con dê. Đến khi thần Hermes giải thoát được cho thần Zeus và Typoon bị đánh bại thì các vị thần mới dám trở lại hình dạng như cũ và quay lại thiên đình.

Nằm tiếp theo trên Hoàng đạo sau Cung Thủ (Sagittarius), chòm sao này hơi mờ hơn một chút nhưng vào nhưng buổi tối mùa hè trời trong, bạn vẫn có thể dễ dàng nhận ra nó nhờ vị trí và nhờ những ngôi sao xếp thành hình một tam giác khép kín. Chính xác là một tam giác vuông với góc vuông hướng về phía Cung Thủ, nhưng cạnh góc vuông lại bị cắt xén đôi chút thành nhiều đoạn nhỏ gấp khúc.



Aquarius

Cách gọi thông dụng: Bảo Bình
Aquarius là tên chỉ chàng Ganimede, một chàng trai rất đẹp. Vẻ đẹp của chàng làm chính thần Zeus cũng yêu mến, thần đã sai con đại bàng Aquila bay xuống hạ giới bắt chàng lên thiên đình Olympia, ban cho chàng sự bất tử và chàng trở thành người mang bình rượu rót cho các thần uống trong các cuộc họp của thế giới các vị thần.

Chòm sao này nằm ngay sau con dê biển Capricornus, các ngôi sao của nó sáng hơn một chút nhưng cấu tạo lại khá rắc rối để nhận ra khi mới quan sát. Mặt khác, thời gian chòm sao này xuất hiện trên bầu trời vào buổi tối là lúc thời tiết đã bắt đầu vào mùa Đông ở miền Bắc Việt Nam, độ sáng của các ngôi sao sẽ giảm nhiều do mật độ mây và sương đêm, bạn có thể cố gắng quan sát thấy nó qua việc xác định vài ngôi sao sáng nhất và qua vị trí của nó trên Hoàng đạo.



Pisces

Cách gọi thông dụng: Song Ngư
Cũng như truyền thuyết về chòm sao Dê biển (Capricornus), Song ngư là chòm sao mô tả cuộc bỏ trốn của các vị thần trong cuộc tấn công của Typoon. Nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite và con trai là thần tình yêu Eros cũng biến mình thành cá và 2 con cá này cùng nhau bỏ trốn cuộc tấn công nói trên cho đến khi thần Zeus chiến thắng và quay lại thiên đình.

Nếu muốn quan sát chòm sao này một cách thuận lợi nhất vào các đêm mùa hè, bạn sẽ phải thức đến quá nửa đêm, vì chòm sao này chỉ cuất hiện trước nửa đêm vào thời gian mùa đông, khi đó điều kiện ánh sáng trong khí quyển sẽ rất bất lợi cho quá trình quan sát của bạn.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 05-09-2012, 11:25 AM
qnkha qnkha đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sao mấy cái hình nhìn chả giống gì cả :| Dùng Stellarium rồi chụp lại có phải thật hơn không ? nion48:
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
tanbaolong2003 tanbaolong2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 110
Mặc định

Chả giống là chả giống cái gì ? Phải nói là ko hình dung ra vì sao lại gọi là Song Ngư, Song Tử...:-??
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.