Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
tritinh tritinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Cẩm nang thiên văn phần Kỹ thuật.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

A. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC – GIỚI THIỆU – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

I. Một số kiến thức quang học cơ bản
a. Thấu kính
- Thấu kính là một khối chất trong suốt ( thủy tinh, nhựa, …) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Phân loại thấu kính:
Theo hình dạng: Thấu kính lồi ( thấu kính rìa mỏng), Thấu kính lõm ( thấu kính rìa dày)
Theo chức năng: Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ

b. Tiêu điểm. Tiêu cự. Tiêu diện

- Tiêu điểm:
Khi chiếu tới thấu kính một chùm tia tới song song thì chùm tia ló cắt nhau (hội tụ) tại tiêu điểm ảnh của thấu kính.
Có 2 tiêu điểm nằm trên trục chính của thấu kính, mỗi tiêu điểm nằm trên 2 phía của thấu kính.
Trên trục chính: tiêu điểm ảnh chính F
Trên trục phụ: tiêu điểm ảnh phụ F(n) ( n = 1, 2, 3,…)
- Tiêu cự: Là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính của thấu kính (f).
- Tiêu diện (mặt phẳng ảnh): Là mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính sẽ nằm trên mặt phẳng này.

Cách dựng tia ló của 1 tia bất kỳ (dùng trục phụ)

c. Trường nhìn:
Trường nhìn của thấu kính là độ rộng vùng không gian nhìn thấy được khi ta đặt mắt nhìn qua thấu kính (tính bằng độ).

d. Khúc xạ và phản xạ ánh sáng:
- Khúc xạ là hiện tượng ánh sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau.
- Phản xạ là hiện tượng ánh sáng khi truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng và quay trở lại môi trường mà nó đã tới.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
thanhhai thanhhai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

NHỮNG ĐẶC TÍNH QUANG HỌC CỦA KÍNH THIÊN VĂN



Mỗi kính thiên văn đều mang trên mình các đặc tính quang học riêng của nó, những tính chất này sẽ là tiêu chí để đánh giá 1 chiếc kính thiên văn có chất lượng. Vậy, những đặc tính đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé

1.Năng lực thấu quang. Độ phân giải (resolution):
- Mắt chúng ta nhìn thấy mọi vật nhờ ánh sáng truyền từ vật vào mắt, ở những nơi ánh sáng yếu, vật ta nhìn sẽ không rõ hay những vật có màu tối thì chúng ta có thể không nhận ra. Như vật lượng ánh sáng nhiều hay ít quyết định đến khả năng nhìn rõ mọi vật cho mắt người. Vật kính của KTV có đường kính lớn hơn rất nhiều so với mắt người, do vậy, KTV có thể phát hiện được những vật thể xa xôi trong vũ trụ có độ sáng kém gấp trăm triệu lần so với mắt thường. Khả năng đó ta gọi là năng lực thấu quang (còn gọi là độ mở ống kính – Aperture- ký hiệu F)
F= f/D
(f là tiêu cự vật kính, D là đường kính vật kính)
KTV được bán thường được ký hiệu dưới dạng D f/F, ví dụ: 8” f/8 , nghĩa là kính có đường kính 8 inch, tiêu cự f= 8x8= 48 inch…
- Trong KTV, tăng lượng ánh sáng nhận từ vật sẽ làm tăng độ chi tiết hình ảnh của vật thể. Độ chi tiết đó gọi là độ phân giải của KTV
Độ phân giải góc tới hạn được tính bằng: θ =(1.22λ)/D (radian)
λ: Bước sóng ánh sáng
D: Đường kính vật kính
Vậy, khả năng phân giải của KTV hoàn toàn phụ thuộc vào đường kính vật kính. D càng lớn, góc phân giải được càng nhỏ, tức khả năng phân giải của kính càng cao.
2. Độ phóng đại
Nhắc đến KTV chúng ta thường nhắc đến độ phóng đại hình ảnh khi nhìn qua kính, nó quyết định đến khả năng nhìn “xa” của chiếc kính đó. Mỗi KTV bao gồm vật kính và thị kính. Đối với KTV khúc xạ ,ánh sáng của các vật thể ở xa vật kính đi qua nó và hội tụ tại tiêu diện ảnh (trong KTV phản xạ, ánh sáng không đi qua vật kính mà sẽ phản xạ khi gặp vật kính, ảnh của vật được tạo ra cũng nằm trên tiêu diện ảnh của vật kính đó). Khoảng cách từ vật kính tới tiêu diện gọi là tiêu cự của vật kính. Sau khi hội tụ nhờ vật kính, ánh sáng từ vật thể lại đi tiếp để rơi vào thị kính rồi tới mắt người quan sát.
Kích thước góc của ảnh trong KTV lớn hơn kích thước góc của thiên thể . Quan hệ giữa hai góc này là độ phóng đại (hay độ bội giác) .
Công thức tính độ bội giác:
G=f1/f2
f1,f2 : là tiêu cự của vật kính, thị kính.
Độ phóng đại hữu dụng:
Theo lý thuyết, ta có thể tăng độ phóng đại của KTV lên vô cùng, nhưng trên thực tế thì ta không làm được điều đó vì ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có mặt yêu tố độ phân giải đã nêu ở trên. Mỗi kính chỉ có thể đạt được 1 độ phóng đại tối đa mà khi nhìn vật thể, ta có thể phân biệt được những chi tiết của vật thể đó, nếu ta tăng độ phóng đại của kính thì ảnh sẽ không còn rõ nữa.
Công thức tính độ phóng đại hữu dụng:
Gmax= 2.D với D là đường kính vật kính tính theo mm
Hoặc Gmax=50.D với D là đường kính vật kính tính theo inch

Hình ảnh mô phỏng khả năng phân giải cua KTV

3. Trường nhìn
Trường nhìn chính là vùng trời ta quan sát được qua kính thiên văn.
Để thiết lập công thức tính trường nhìn qua KTV, ta cần biết về trường nhìn biểu kiến của thị kính (Apparent field of view - AFV) . AFV là độ rộng vùng không gian nhìn thấy được khi ta đặt mắt nhìn qua thị kính (tính bằng độ). Mỗi loại thị kính có cấu tạo khác nhau nên sẽ cho những trường nhìn khác nhau: với thị kính kiểu Huyghen, AFV vào khoảng 25-35 độ, Kellner 40 độ, Ploss 50 độ…
Trường nhìn qua KTV gọi là trường nhìn thực (True field of view – FOV), tức là khoảng không gian nhìn thấy qua thị kính khi đã ráp vào KTV.
FOV=AFV/M (Độ)


FOV: Trường nhìn qua KTV (độ)
AFV: Trường nhìn biểu kiến của thị kính (độ)
M: Độ phóng đại của KTV

Nhận xét:
- Càng tăng độ phóng đại thì trường nhìn càng giảm
Ví dụ: Trường nhìn của kính thiên văn có vật kính F500, thị kính Ploss 5mm là:
FOV= 50/100=0,5 độ (50 là trường nhìn biểu kiến của thị kính ploss, 100 là độ phóng đại của KTV. M= 500/50)
Với trường nhìn này, ta có thể quan sát toàn bộ trăng tròn (kích thước góc của trăng tròn là 0.5 độ).
Trường nhìn rất quan trọng trong việc quan sát, nếu kính có trường nhìn lớn thì chúng ta dễ dàng quan sát những vật thể lớn thay vì phải tinh chỉnh lại KTV để nhìn từng phần
Hình mô phỏng Cụm sao Pleiades (M45) qua trường nhìn 1 độ và 3 độ


- Trường nhìn phụ thuộc vào tiêu cự của vật kính và thị kính:
Với kính có thị kính cố định thì vật kính có tiêu cự càng nhỏ thì thị trường càng lớn.
Với kính có vật kinh cố định thì thị kính có tiêu cự càng lớn thì thị trường càng lớn

NHÂN - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
hungbaoco hungbaoco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 117
Mặc định

KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ


Tiếp nối sau sự thành công của Galile về sử dụng kính thiên văn khúc xạ để quan sát bầu trời, Newton – nhà thiên văn học, vật lý học, đã trở thành người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính thiên văn phản xạ vào năm 1671 (ý tưởng về kính thiên văn phản xạ đã được James Gregory đề xuất trước đó). Newton đã dùng một gương cầu lõm để hội tụ ánh sáng, ánh sáng gặp gương rồi phản xạ chứ không đi qua gương nên vấn đề sắc sai, quang sai đã được loại bỏ.

Sơ đồ nguyên lý kính thiên văn phản xạ

Nguyên lý rất đơn giản, ánh sáng đi từ vật thể vào thân kính, gặp gương cầu thì phản xạ ngược trở lại, các tia sáng phản xạ bị bẻ 1 góc 90 độ bởi 1 gương chéo nghiêng 45 độ (hoặc lăng kính phản xạ toàn phần) rồi đến thị kính. Thị kính sẽ có nhiệm vụ phóng đại ảnh được tạo ra bởi gương cầu. Độ phóng đại của kính thiên văn phản xạ cũng được tính theo công thức
G=F1/F2
F1: tiêu cự gương cầu (vật kính)
F2: tiêu cự thị kính
Sử dụng một kính thiên văn phản xạ như thế nào?

Kính thiên văn phản xạ thường mới lạ đối với người mới bước chân vào quan sát bầu trời, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng kính thiên văn phản xạ với chân đế loại đơn giản và chân đế xích đạo trời.
Đối với bất kỳ loại chân đế nào thì việc đầu tiên khi bắt đầu sử dụng kính đó là chỉnh ống ngắm (Finder) sao cho trục ống ngắm trùng với trục của kính chính (tức là vật thể khi đã được ngắm đúng trong ống ngắm thì sẽ nhìn thấy qua thị kính của kính chính), cách tinh chỉnh ống ngắm như sau:
- Chọn 1 mục tiêu đủ xa (50-100m, vào ban ngày, ví dụ như các cột đèn, ănten nhà hàng xóm, nóc nhà…).
- Mở các khóa, chỉnh kính sao cho mục tiêu được quan sát nằm gọn trong trường nhìn của thị kính
- Cố định kính bằng cách khóa các khóa lại, tháo lỏng 3 vít tinh chỉnh của ống finder. Điều chỉnh sau cho mục tiêu nằm ngay tâm chữ thập của ống finder.
- Vặn chặt các vít tinh chỉnh, thử xoay kính qua 1 mục tiêu khác bằng cách ngắm qua ống finder, nhìn vào thị kính nếu thấy mục tiêu cần nhìn thì bạn đã hoàn thành xong công việc chỉnh ống ngắm.

Sau khi đã hoàn thành xong việc chỉnh đồng trục cho ống finder, việc quan sát các thiên thể sẽ thuận tiện hơn.
1- Đối với loại chân đế đơn giản (Horizontal mount – tọa độ chân trời):
- Đầu tiên, các bạn tháo lỏng 2 khóa của kính, khóa phương vị (số 1 trong hình), chốt độ cao (số 2 trong hình)
- Chọn mục tiêu quan sát, hướng ống kính về phía mục tiêu, ngắm qua ống finder, xoay kính sao cho mục tiêu nằm trong tâm của chữ thập
- Cố định các khóa phương vị và độ cao lại
- Nhìn qua thị kính, chắc chắn mục tiêu sẽ nằm gọn trong này vì bạn đã tinh chỉnh xong ống finder từ trước
- Có thể ảnh sẽ bị mờ, lúc này các bạn sẽ xoay núm điều chỉnh lấy nét của ống focus, xoay núm cho tới khi nào ảnh được rõ nhất
- Mắt các bạn sẽ đặt trong khoảng tiêu cự của thị kính, không nên đưa mắt ra quá xa (>tiêu cự thị kính) vì như thế trường nhìn sẽ giảm

2- Đối với kính có trang bị chân đế xích đạo, có bám nhật động (Equatorial Mount – tọa độ xích đạo trời)


Đối với các kính thiên văn tầm trung, thì việc trang bị một chân đế dạng xích đạo trời là rất phổ biến, để có thể sử dụng tốt kinh thiên văn có chân để như thế này, các bạn cần phải biết sơ qua vể các khái niệm thiên cầu, tọa độ của thiên thể theo hệ tọa độ xích đạo trời (xem ở cẩm nang quan sát). Sau đây mình sẽ giới thiệu vài nét về loại chân đế này
- Kính sử dụng chân tripod (chạc ba)
- Đĩa xoay, được đặt phía trên chân kính, trên đĩa xoay này có khóa góc phương vị, giúp ta có thể xoay kính mà không cần phải xoay nguyên cả chân
- Vòng vĩ độ Trái Đất và khóa vĩ độ Trái Đất (nằm trên đĩa xoay góc phương vi)
- Trục cực (Right Ascension Axis) đây là phần chính, quyết định sự chính xác của cả hệ thống, trục này sau khi xác định đúng sẽ đóng vai trò mô phỏng trục của thiên cầu
- Vòng kinh độ R.A (có chia số 0-360 độ hoặc 0h-24h), khóa R.A, vòng tinh chỉnh R.A, vòng chia độ R.A nằm trên trục cực, khóa R.A để cố định tọa độ R.A của kính,
- Vòng vĩ độ DEC (có chia 0-90 độ trên mỗi ¼ đường tròn) nằm trên 1 trục vuông góc với trục cực, goi là trục nghiêng (Declination Axis), khóa vòng độ DEC, vòng tinh chỉnh DEC
- Đối trọng, nằm trên trục nghiêng, giúp kính được cân bằng trong lúc sử dụng
- Ngoài ra, còn có bộ phận bám nhật động, giúp kính có thể bám theo đối tượng quan sát, triệt tiêu sự quay của thiên cầu do sự tự quay của Trái Đất
Sau khi đã biết sơ qua về cấu tạo của chân đế,giờ đây, các bạn có thể dễ dàng sử dụng nó để quan sát các thiên thể dựa trên tọa độ của nó.
Trước tiên, các bạn cần chuẩn hướng bắc cho kính, tức là điều chỉnh trục cực của kính trùng với trục của thiên cầu (song song với trục trái đất):
- Vặn khóa vĩ độ Trái Đất sao cho để trục cực nghiên với mặt phẳng mặt đất 1 góc đúng bằng vĩ độ địa lý nơi mình quan sát (Hà Nội: 21. Đà Nẵng:16. Tp. HCM: 10)
- Mở khóa R.A, xoay kính về vị trí 0 độ, khóa lại, lúc này thân kính sẽ song song với trục cực.
- Mở khóa góc phương vị, xoay hệ thống về hướng chính bắc. Lúc này, nhìn qua ống finder, các bạn thấy sao Bắc cực (Polaris) là được, nếu chưa thấy, các bạn có thể xoay kính qua về thì sẽ gặp được Polaris (có độ cao bằng vĩ độ địa lý nơi quan sát, kính đã chỉnh nghiêng bằng vĩ độ địa lý nên chỉ cần xoay sẽ thấy).
- Sau khi tinh chỉnh đúng hướng bắc, khóa góc phương vị lại, lúc này, trục cực sẽ mô phỏng trục của thiên cầu và chúng ta có thể tìm thấy vật thể dựa trên tọa độ xích đạo của nó. (Lưu ý: sau khi chỉnh xong, các bạn có thể đánh dấu vị trí 3 chân trên mặt đất để tiện cho những lần quan sát sau)
- Dùng các phần mềm mô phỏng bầu trời, bản đồ sao để xác định tọa độ của vật thể cần quan sát
- Tháo các khóa RA, DEC xoay kính sao cho đúng với tọa độ của vật thể. Trên thực tế, các khóa này thường lỏng nên việc chinh tọa độ sẽ không chính xác, do vậy kính có thêm 2 cần xoay để tinh chỉnh RA và DEC. Do vậy, sau khi chỉnh sơ bộ tọa độ xong, ta phải khóa các khóa RA, DEC, sau đó sử dụng các cần tinh chỉnh này để xoay kính cho đúng tọa độ.
Ví dụ: Vào ngày quan sát, Sao Thổ (saturn) vào thời điểm 20h có kinh độ RA 22h (hoặc 330 độ), vĩ độ DEC 50 độ Đông. Ta sẽ chỉnh hệ thống kính cho trùng với tọa độ đó.
- Sau khi chỉnh xong, ta thử nhìn qua kính finder, nếu thấy vật thể cần quan sát là được, nếu không ta có thể tinh chỉnh bằng các cần tinh chỉnh.
- Đến đây thì việc lấy nét đối tượng quan sát hoàn toàn giống với cách sử dụng kính với chân đế đơn giản như trên.
Lưu ý: Nếu không có tọa độ các thiên thể, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cách thủ công là tìm mục tiêu qua ống finder rồi ngắm qua thị kính

Nhân - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

CHUẨN TRỰC CHO KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ

Kính thiên văn mà không được chuẩn trực thì sẽ chỉ như 1 chiếc ống nhòm không hơn không kém, nếu kính chưa được chuẩn trực, việc quan sát các hành tinh sẽ rất khó khăn vì hình ảnh được tạo ra sẽ không sắc nét thậm chí còn có thể cho ảnh đôi. Bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chuẩn trực cho kính thiên văn phản xạ.
Kính thiên văn phản xạ nếu chưa được chuẩn trực thì các bộ phận của nó sẽ bị lệch, không nằm trên 1 trục chính của kính. Trước hết, bạn cần làm 1 ống chữ ngắm, bằng nhựa PVC, có độ dài khoảng 15-20cm, một đầu có dây căng hình chữ thập, đầu kia bít kín và có đục 1 lỗ nhỏ ở tâm ống



- Sau đó, các bạn tháo thị kính ra, đặt ống ngắm vào ống focus, lưu ý là đặt thật thẳng, không bị nghiêng nhé

Sau khí chuẩn bị xong dụng cụ, bạn đặt mắt nhìn qua ống focus, bạn sẽ thấy như thế này
Chú thích: -focuser tube top:đỉnh của ống focuse
-focuser tube bottom: đáy của ống focuser
-diagonal: gương chéo
-primary: gương cầu
-crosshairs: vạch chữ thập
- Nếu ống tâm ống focus không trùng tâm chữ thập, các bạn có thể chêm giấy ở thành ống focus.
- Chỉnh độ nghiêng gương chéo bằng cách tinh chỉnh 3 con vít ở gương chéo, sao cho ảnh gương chéo nằm vào giữa gương sơ cấp (gương cầu)
- Chỉnh độ nghiêng gương sơ cấp bằng cách điều chỉnh 3 con vít ở đế gương, sao cho tâm gương trùng với lỗ ngắm chữ thập (các bạn có thể canh bằng mắt hoặc đánh dấu vào tâm gương bằng bút dạ - phần tâm gương này bị gương chéo che nên sẽ không ảnh hưởng gì)
- Sau khi chỉnh xong hoàn toàn, bạn ngắm vào ống kính sẽ được như thế này
Để kiểm tra kính mình đã chuẩn trực thành công chưa bạn có thể chọn 1 ngày đẹp trời để star test, lúc này, hình ảnh các hành tinh quan sát được sẽ sắc nét hơn, ảnh mặt trăng sẽ không bị các viền màu nhòe ở xung quanh nữa, chúc các bạn thành công!

Ảnh sao Thổ do thành viên CLB thiên văn nghiệp dư Tp-HCM - HAAC chụp


Ảnh sao Thổ do nhanthienloi - PAC chụp
Ánh sao thổ qua kính đã chuẩn trực và chưa chuẩn trực

NHÂN - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
tuanhien-button tuanhien-button đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 101
Mặc định

SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI KÍNH THIÊN VĂN


1- Kính thiên văn khúc xạ
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ chế tạo
- Có tính cơ động, dễ mang vác khi đi dã ngoại quan sát, dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu nghiên cứu thiên văn
- Giá cả hợp lý, dễ sử dụng
Nhược điểm:
- Chất lượng hình ảnh không được tốt (ánh sáng bị khúc xạ 2 lần), có hiện tượng sắc sai (do chiếc suất của vật liệu làm thấu kính là khác nhau cho các ánh sáng khác nhau) gây nên ảnh không rõ ở phần rìa (có màu như 7 sắc cầu vồng)

- Khó nâng cấp lên độ phóng đại lớn vì việc chế tạo vật kính có đường kính lớn rất phức tạp (mài 2 mặt), còn nếu giảm tiêu cự thị kính thì sẽ gây giảm trường nhìn, ảnh bị mờ do thiếu ánh sáng (đường kính vật kính quyết định rất lớn đến độ sáng của vật thể)
- Độ mở ống kính nhỏ, ánh sáng đi vào ít.
2- Kính thiên văn phản xạ
Ưu điểm:
- Độ mở ống kính lớn, thu được nhiều ánh sáng => tăng chất lượng hình ảnh
- Khắc phục được hiện tượng sắc sai do ánh sáng chỉ phản xạ chứ không đi qua thấu kính
- Dễ nâng cấp vật kính lớn vì mài gương 1 mặt bao giờ cũng đơn giản hơn 2 mặt (vật kính kính khúc xạ)
Nhược điểm:
- Tương đối khó thao tác sử dụng
- Giá cả không nhỏ
- Đối với kính tự làm, có hiện tượng oxy hóa ở bề mặt vật kính, mốc rễ tre…
3- Kính thiên văn tổ hợp
Ưu điểm:
- Kế thừa được tất cả ưu điểm của 2 loại kính trên
- Giảm được chiều dài kính, dễ lắp ráp
Nhược điểm:
Giá cả khá đắc
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
tanthanhfurniture tanthanhfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 106
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

CHỤP ẢNH THIÊN VĂN BẰNG WEBCAM


Chụp ảnh thiên văn có lẽ rất quen thuộc với giới thiên văn nghiệp dư trên thế giới, bởi lẽ những ai đã trang bị cho mình 1 chiếc KTV để quan sát bầu trời đều muốn ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp mà vũ trụ mang lại thông qua chiếc kính của mình. Ở các nước phát triển, việc chụp ảnh thiên văn được hỗ trợ rất nhiều nhờ các con chip chuyên về chụp ảnh thiên văn (CCD, CMOS…), đối với dân nghiệp dư ở VN thì đều đó rất xa vời bởi vì giá thành của những thứ trên là không hề nhỏ (hàng trăm USD). Có 1 thứ rất quen thuộc và chúng ta có thể tận dụng để thỏa niềm đam mê chụp ảnh của mình đó là webcam. Webcam rất dễ kiếm, giá thành rẻ (trên 70 nghìn là có 1 chiếc), hoặc có thể mua lại ở các tiệm đồ cũ giá khoảng 30-40 nghìn. Còn chờ gì nữa, hãy kiếm cho riêng mình 1 chiếc webcam rồi cùng làm với mình nhé! ^^

- Đầu tiên là trang bị cho mình 1 chiếc webcam còn xài được nhé


- Sau đó tháo hết phần ống kính của webcam ra, chỉ để lại con chip cảm biển ảnh của nó, con chíp này khi gắn vào KTV sẽ có vai trò như 1 thị kính có tiêu cự nằm trong tầm 4-6mm
[IMG]http://i980.photobucket.com/albums/ae286/muangotngao/28042011056.jpg[/IMG
]
- Lắp vào bộ vỏ cũ của nó, ở đây mình kiếm được cái webcam có dạng hình trụ nên rất thuận tiện khi lắp vào KTV (nếu các bạn không kiếm được webcam dạng này thì có thể kiếm 1 đoạn ống nước có kích cỡ gần bằng với ống focus, sau đó gán chặt vào trước webcam, cái này tùy theo sự sáng tạo của mỗi người)
- Quấn 1 lớp băng keo xốp sao cho khi lắp vào KTV thì vừa khít
- Cuối cùng là tháo thị kính ra (lúc này webcam trở thành thị kính) và lắp webcam vào KTV.


Như vậy là bạn đã có trong tay 1 thiết bị chụp ảnh thiên văn đơn giản rồi đó.
Chú ý: - Ở bước cuối cùng các bạn cần thao tác chính xác để đảm bảo sự đồng trục cho kính thiên văn (giống như chuẩn trực), như vậy thì hình ảnh mới rõ nét.
- Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào chiếc webcam của các bạn, webcam sử dụng chíp CCD thì tốt hơn chip CMOS.
- Nên chụp những vật ở xa vào ban ngày để thao tác được nhuần nhuyễn trước khi bắt đầu chụp ảnh thiên thể.
- Sử dụng 1 số phần mềm chỉnh sửa ảnh (registar,…) để chất lượng hình ảnh được đẹp hơn.

NHÂN - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
spn spn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 91
Mặc định

B. ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI


Từ xa xưa, con người đã biết đến khái niệm thời gian và nhận thức được sự quan trọng của việc đong đếm thời gian trong cuộc sống hằng ngày. Mặt trời là một trong những vật thể gần gũi với con người và với sự xuất hiện có lặp lại theo 1 chu kỳ đã trở thành 1 vật thể tự nhiên được dùng để đo thời gian. Đồng hồ mặt trời có rất nhiều dạng, các bạn hãy cùng nhóm kỹ thuật tìm hiểu về chúng nhé.
Vậy, nguyên lý và cách sử dụng chúng như thế nào?
Qua tên gọi, các bạn cũng có thể hình dung được loại đồng hồ mà chúng ta đang nói đến “chạy” bằng năng lượng ánh sáng mặt trời. Mặt trời luôn di chuyển (biều kiến) trên bầu trời theo thời gian nên bóng nắng mà nó tạo ra cho mọi vật cũng thay đổi. Dựa vào sự thay đổi có chu kỳ đó, con người đã tạo ra đồng hồ mặt trời gồm 2 bộ phận chính là kim chỉ giờ và bản chia giờ. Vào mỗi thời điểm, bóng nắng của kim chỉ giờ ứng với vạch nào thì ta sẽ có giờ lúc đó, rất là đơn giản phải không nào ^^
Đến đây chắc các bạn ai cũng muốn mình có thể sở hữu 1 chiếc đồng hồ do chính tay mình làm rồi phải không nào ^^ Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
1. ¬Đồng hồ loại xích đạo (Equatorial Sundial)

Đồng hồ loại này là 1 đĩa tròn ở tâm có 1 cọc vuông góc. Trên đĩa khắc các vạch giờ, cứ 15 độ sẽ kẻ 1 vạch và khoảng cách giữa 2 vạch là 1 tiếng.
Dựng đĩa tròn nghiêng về hướng bắc, độ nghiêng của kim (vuông góc với mặt đĩa) phải bằng chính vĩ độ nơi bạn sống. Ví dụ, vĩ độ dịa lý của Đà Nẵng là 16 độ thì độ nghiêng của kim là 16 độ.
Các bạn có thể bắt đầu chế tạo loại đồng hồ này bằng những vật liệu đơn giản, dễ tìm như dùng bìa các-tông hoặc giấy cứng để làm mặt đồng hồ, chia đều vòng tròn thành 24 vạch tương ứng với 24h, với chiếc kim thì các bạn có thể dùng que nhựa, chiếc đũa ăn… tùy theo khả năng sáng tạo và 1 chút năng khiếu thì các bạn có thể làm cho mình 1 chiếc đồng hồ rất dễ thương phải không nào ^^

2. Đồng hồ loại chân trời (Horizontal)
Với loại đồng hồ được giới thiệu ở trên thì sẽ có 1 hạn chế là tùy theo mùa, bóng nắng sẽ xuất hiện ở cả hai bên mặt đĩa. Vào mùa hè thì bóng sẽ ở mặt đĩa phía Bắc, vào mùa đông thì bóng sẽ ở mặt đĩa phía nam. Mặt khác, vào những ngày gần điểm xuân phân và thu phân, tia nắng của Mặt Trời gần như song song với mặt đĩa nên chúng ta rất khó để nhìn rõ bóng của kim đổ trên mặt đĩa.
Để khắc phục nhược điểm của loại đồng hồ trên, người ta đã tạo ra loại đồng hồ chân trời. Bề mặt đĩa của loại đồng hồ này đặt song song với mặt đất. Vạch 12h vuông góc với vạch 6h và hướng về phía bắc. Kim đồng hồ được đặt trên 1 mặt phẳng vuông góc với bề mặt đĩa, hướng về phía bắc và có độ nghiêng bằng vĩ độ địa lý của bạn.
Vì mặt đồng hồ nằm ngang nên các vạch giờ không còn cách đều 15 độ như kiều đồng hồ xích đạo nữa mà nó được tính theo công thức sau:

tan(a)= sin (e) x tan (15 độ x g)

α : góc lệch giữa vạch 12 h và vạch giờ cần tìm.
ε : vĩ độ địa lý nơi bạn sống: Hà Nội 21, Đà Nẵng 16, Tp HCM 10..
g : độ lệch giờ cần tính và 12 h trưa, vd: 7h và 17h thì g=5..

Sau đây là bảng tính góc giờ cho Đà Nẵng, vĩ độ 16

Giờ Góc so với vạch 12h (độ)
6 18 90
7 17 46
8 16 25
9 15 15
10 14 9
11 13 4

Tuy vậy, đồng hồ này cũng có mặt hạn chế là với những nước ở vĩ độ thấp, góc của các vạch giờ gần 12h rất nhỏ vì thế ảnh hường đến độ chính xác.
Các bạn có thể tham khảo 1 mô hình bằng giấy sau :

NHÂN - PAC
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
hlco hlco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

C. BẢN ĐỒ SAO QUAY


Hiện nay, có rất nhiều phần mềm mô phòng bầu trời giúp chúng ta có thể sử dụng để xác định vị trí các chòm sao vào mỗi đêm. Nhưng tiện lợi nhất cho các đêm dã ngoại ngắm sao, đi xa thì bản đồ sao quay sẽ là lựa chọn thích hợp nhất bởi sự đơn giản, gọn nhẹ của nó.
Tương tự như những phần mềm quen thuộc là stellarium, google earth..bản đồ sao sẽ mô phỏng sự quay của thiên cầu theo thời gian.
Bản đồ sao quay gồm 2 thành phần chính:
- Phần đĩa thể hiện bầu trời có thể xoay được quanh tâm là cực Nam hay cực Bắc (bản đồ của nửa thiên cầu theo tọa độ cực).
- Phần cố định bao phía bên ngoài thể hiện ranh giới bầu trời.
Chúng là sự kết hợp giữa tọa độ chân trời và tọa độ cực.

Nghe rất đơn giản phải không nào, vậy muốn làm 1 bản đồ sao quay thì sao?
Để tự làm một bản đồ sao quay, các bạn có thể dùng các chương trình mô phỏng bầu trời để tạo cho mình các bản đồ ứng với hai nửa thiên cầu nam và bắc. Trên mạng hiện có rất nhiều trang web cung cấp cho chúng ta các thiết kế bản đồ sao và việc của bạn là nhập vĩ độ địa lí của mình vào. Sau đây là cách làm 1 bản đồ sao quay đơn giản mà các bạn có thể làm thử:
Đầu tiên chúng ta sẽ in ra giấy bản đồ sao phù hợp với vị trí mình ở được cung cấp trên các web thiên văn.

Sau đó, dán chúng lại trên những bìa cứng
Và cuối cùng là ráp lại…
Như vậy, các bạn đã có 1 bản đồ sao quay đơn giản rồi đó


Vậy, sử dụng chúng như thế nào?
Sau khi đã làm xong, bạn cần phải trang bị cho mình các khái niệm về thiên cầu, nhật động…thì mới có thể sử dụng tốt được bản đồ
Đối với loại bản đồ trên thì chúng ta sẽ sử dụng như sau (tùy các loại khác nhau thì cách sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung thì khác biệt là rất nhỏ):
- Ở bìa ngoài là các con số thể hiện thời gian: 18h,19h….5h, 6h
- Phần đĩa sao chia làm 12 phần ứng với 12 tháng trong mỗi phần lại khác vạch ứng với các ngày trong tháng.
Chúng ta sẽ xoay sao cho giá trị ngày và tháng trùng với nhau.
Ví dụ, ta đang quan sát lúc 23h ngày 1/1 thì sẽ xoay đĩa sao cho vạch ngày 1 tương ứng phần tháng 1 trùng với 23h ở phần bìa ngoài.
Bản đồ xoay quanh trục cực nên bạn phải hướng tâm của bản đồ theo hướng Bắc , phía bên phải là hướng Đông, phía bên trái là hướng tây.Để quan sát các chòm sao ở thiên cầu Nam, các bạn dùng mặt phía bên kia của bản đồ. Và tương tự, hướng bản đồ về phía Nam, tay phải là hướng Tây, tay trái là hướng Đông.
Bên cạnh ưu điểm là nhỏ gọn thì bản đồ sao quay cũng có hạn chế là sẽ bỏ lược các thông tin khác như tinh vân, độ sáng…Nhưng với mục đích quan sát các chòm sao thì nhược điểm đó sẽ không thành vấn đề.
Với tài năng nghệ thuật thiên bẩm của mình, chúng mình hy vọng những chiếc bản đồ sao do chính tay các bạn làm ra không những là công cụ hữu ích trong việc ngắm sao mà còn là 1 tác phẩm nghệ thuật đặc biệt ^^. Chúc các bạn thành công!

NHÂN - PAC
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.