Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Hội trường > Discover Universe Program - Đem bầu trời gần lại

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
camphat camphat đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Cẩm nang : Thiên văn học Việt Nam - CLB Thiên Văn Bách Khoa

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thiên văn học Việt Nam - Giới thiệu CLB Thiên Văn Bách Khoa


Lời nói đầu

A. Tổng quan về nền thiên văn học Việt Nam hiện nay:

I. Sự phát triển thiên văn học ở VN

II. Các CLB thiên văn học trong cả nước:

1. CLB Thiên văn học Trẻ Việt Nam (VACA)
2. CLB Thiên văn học nghiệp dư Tp. Hồ Chí Minh (HAAC)
3. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS)
4. CLB Thiên Văn Bách Khoa
5. Các CLB Thiên văn khác

B. Giới thiệu CLB Thiên Văn Bách Khoa (PAC)

I. Tên gọi , Logo, Slogan

II. Quá trình hình thành

III. Mục đích, nhiệm vụ

IV. Cơ cấu tổ chức

V. Cơ sở vật chất
1. Dụng cụ thiên văn học
2. Hệ thống website

VI. Cách thức hoạt động:
1. Hoạt động online
2. Hoạt động offline

VII. Một số hoạt động nổi bật đã tổ chức:
1. Đo bán kính Trái Đất (20/3 -23/3/2008 ,20/6/2010 )
2. Tọa đàm thiên văn học: Vũ trụ trong mắt ta ( 13/4/2008)
3. Quan sát mưa sao băng Perseid (12/8/2008 – 2010 )
4. Đêm đèn trời và những điều ước 3/10/08
5. Gala thiên văn 5/10/08
6. Lớp học thiên văn ( tháng 11/2008 )
7. Radio thiên văn ( tháng 12/2008 – 1/2009 )
8. Cuộc thi chế tạo và trình diễn tên lửa nước ( 22/3/09 )
9. Quan sát nhật thực 22/7 (22/7//2009)
10. Chiếu phim thiên văn học( 15/4/2010 )
11. Cuộc thi tìm hiểu kiến thức thiên văn “Vũ trụ trong mắt ta” ( tháng 4,5 /2010 )
12. Quan sát nguyệt thực 26/6/2010
13. Hội quán thiên văn ( cuối tháng 10 đến cuối tháng 11/2010 )
14. Gian hàng đón năm mới (31/12 hàng năm )

VIII. Đăng ký vào CLB Thiên Văn Bách Khoa

IX. Phụ lục

1. Điều lệ PAC
2. Quy định về việc thu quỹ hoạt động CLB Thiên văn Bách khoa
3. Mẫu đơn đăng ký thành viên chính thức CLB Thiên văn Bách khoa
4. Cơ cấu tổ chức và BCN qua các thời kỳ (Chia theo khung thời gian, bổ sung ảnh 3x4 theo kiểu sơ đồ tổ chức)
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
cmfc cmfc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Lời nói đầu

Thiên văn học là một ngành khoa học nghiên cứu về Mặt trời, Mặt Trăng, các ngôi sao và các vật thể khác trong vũ trụ. Thiên văn học là một ngành khoa học quan trọng bởi nó giúp chúng ta hiểu được Trái Đất vận hành như thế nào trong Hệ Mặt Trời và những giúp ta có những hiểu biết bên ngoài phạm vi đó.

Từ thời sơ khai, loài người đã bị mê hoặc bởi vẻ kỳ vĩ của bầu trời. Ngoài Mặt Trăng, các ngôi sao là những đối tượng chính, những nhà thiên văn học đầu tiên cũng bắt đầu quan tâm đến những vật thể khác trên bầu trời. Họ chú ý đến những sao băng, thiên thạch ( họ gọi chúng là những ngôi sao rơi ) – những vật thể bay ngang qua bầu trời. Họ còn khám phá ra rằng, các hành tinh thì sáng hơn và có những chuyển động khác biệt so với những ngôi sao.

Quan sát bầu trời và sự chuyển động của các thiên thể, người xưa đã biết sáng tạo ra các loại lịch, nắm bắt quá trình biến đổi theo mùa, thu thập những kinh nghiệm quý giá phục vụ cho đời sống cũng như sản xuất nông nghiệp.


Một trong những đột phá của thiên văn học là việc phát minh ra kính thiên văn vào những năm 1600. Nhờ đó những nhà thiên văn học đã khám phá thêm nhiều điều mới mẻ. Họ biết rằng Hỏa tinh có màu đỏ. Thổ tinh có một chiếc nhẫn bao quanh nó, nhưng tại sao? Những kính thiên văn tạo ra thậm chí thêm nhiều câu hỏi hơn những câu trả lời, và các nhà thiên văn học không bao giờ ngừng tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Thiên văn học quan trọng bởi nó giúp chúng ta hiểu biết về vũ trụ, nơi mà Trái Đất, hành tinh nuôi dưỡng sự sống của chúng ta tồn tại.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

A. Tổng quan về nền thiên văn học Việt Nam hiện nay:

I. Sự phát triển thiên văn học ở VN

Nói đến thiên văn học, nhiều người Việt Nam không khỏi tỏ vẻ lạ lẫm. Cũng chẳng có gì lạ bởi thuật ngữ “thiên văn học” ít xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Thiên văn học là một ngành học mới mẻ thậm chí được cho là viển vông ở Việt Nam. Nền thiên văn học Việt Nam dẫm chân tại chỗ trong suốt hơn 30 năm qua.. Không chỉ bị loại khỏi chương trình phổ thông, mà cả trong trường đại học, ngành này cũng chỉ được coi là môn phụ. Sinh viên tốt nghiệp ngành thiên văn không sống được bằng nghề. Có thể nói, nếu xét trên lĩnh vực này, Việt Nam nằm ở sát đáy của thế giới.

Việt Nam có 1 nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất tại TP Vinh,Nghệ An (so sánh với các nước thì Đức có 69 nhà, Trung Quốc 40 nhà; Nhật 268 nhà; Mỹ 1.055 nhà). ( theo số liệu năm 2004 )
Năm 1993, Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam (VAS) được thành lập với sứ mệnh là cánh chim đầu đàn để phát triển nên thiên văn học nước nhà, nhưng cho đến nay, các hoạt động của Hội chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức về thiên văn học và tổ chức hội thảo… mỗi năm một lần. Nguyên nhân khiến cho Hội hoạt động một cách ì ạch trong gần chục năm qua chỉ đơn giản là do không có nguồn kinh phí.

Từ năm 2002 đến nay, đã có khá nhiều các CLB thiên văn học được thành lập trên cả nước (với những CLB lớn có thể kể tới là CLB Thiên văn trẻ Việt Nam_VACA tại Hà Nội , CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM _HAAC tại TP HCM , CLB Thiên văn Bách Khoa_PAC tại Đà Nẵng ). Tuy nhiên tất cả những CLB này đều mang tính tự phát, phần lớn là do các bạn học sinh, sinh viên đam mê thiên văn thành lập. Các CLB cũng chỉ dừng lại ở mức là sân chơi cho các bạn trẻ yêu thiên văn giao lưu, trao đổi và cùng chia sẻ niềm đam mê thiên văn học. Thực tế chỉ một số ít các CLB trong đó vẫn còn hoạt động tốt cho đến nay.

Nhật Bản đã tài trợ cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội một kính thiên văn trị giá 50 triệu yên (là kính thiên văn lớn nhất Việt Nam hiện nay), nhưng không có chuyên ngành đào tạo về thiên văn nên hiệu suất sử dụng rất thấp. Gần đây, giới thiên văn Việt Nam tuy đã bắt đầu có kính thiên văn và đài quan sát ở vài nơi song thực chất đó vẫn chỉ là loại nghiệp dư. "Sử dụng loại kính thiên văn này, chỉ có thể… ngắm nhìn trời sao chứ không thể nào sáng tạo ra được một lý thuyết mới." Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nói.


Kính thiên văn tổ hợp Meade đường kính 16 in (~40cm) tại ĐH SP Hà Nội


Có thể thấy, nền thiên văn học ở Việt Nam chỉ đang chập chững ở mức tìm hiểu, chưa đủ sức nghiên cứu, và nếu có nghiên cứu cũng chỉ ở mức…quan sát đơn giản. Tóm lại, ngành thiên văn học ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức !
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
hoangphuc174 hoangphuc174 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 120
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

II. Các CLB thiên văn học trong cả nước

-CLB Thiên văn trẻ Việt Nam ( VACA ): là CLB thiên văn học đầu tiên của cả nước, được thành lập vào năm 2002 khi mà thiên văn học vẫn còn là điều gì đó mới lạ. Tiền thân là CLB Thiên văn trên diễn đàn ttvnol.com, đây là nơi tập trung đông đảo bạn trẻ yêu thiên văn tại Hà Nội và trên cả nước. Website của VACA: www.thienvanvietnam.org là nơi bạn trẻ yêu thiên văn trao đổi và thảo luận các vấn đề thiên văn và khoa học.

Logo CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam


-CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM (Hochiminh City Amateur Astronomy Club_ HAAC ) : tập trung chủ yếu những người yêu thiên văn tại TPHCM, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM đã và đang phát triển để trở thành một trong những CLB thiên văn lớn của cả nước. HAAC là CLB thiên văn đầu tiên tự chế được kính thiên văn phản xạ, tổ chức nhiều những sự kiện thiên văn thu hút được nhiều sự chú ý như Ngày hội thiên văn, Hội trại thiên văn học, cuộc thi khám phá thiên văn… Website của CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM đặt tại www.thienvanhoc.org . Đây là nơi thảo luận các vấn đề thiên văn, vật lý và về những sáng tạo khoa học lý thú.

Logo CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM


- Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội (Hanoi Amateur Astronomy Society _HAS): là nơi gặp gỡ của những người có chung niềm đam mê với thiên văn ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. HAS đã chế tạo thành công kính thiên văn phản xạ, tổ chức được những sự kiện thiên văn đáng chú ý như các buổi hội thảo thiên văn học, tổ chức các buổi quan sát nhật thực nguyệt thực và mưa sao băng…Website của hội: www.thienvanhanoi.org mới được xây dựng vào năm 2010, là nơi để các thành viên HAS trao đổi, thảo luận và thông tin các hoạt động của hội.


- CLB Thiên Văn Bách Khoa ( Polytechnic Astronomy Club_PAC ): xem chi tiết tại mục B

Logo CLB Thiên Văn Bách Khoa


- Một số CLB thiên văn khác:

+CLB Thiên văn Chuyên Quảng Bình: được thành lập bởi những học sinh đam mê thiên văn của trường cấp 3 chuyên Quảng Bình. Được thành lập vào năm 2003 ,CTC là một trong những CLB thiên văn lâu đời nhất của cả nước. CLB Thiên văn Chuyên Quảng Bình hoạt động online tại diễn đàn www.chuyen-qb.com

+ CLB Thiên văn nghiệp dư Phan Thiết ( PhanThiet Amateur Astronomy Club_PAAC ): là CLB của các bạn trẻ yêu thiên văn tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hiện PAAC đang hoạt động online tại diễn đàn www.thienvanhoc.org

+ CLB Thiên văn nghiệp dư Bảo Lộc ( BaoLoc Amateur Astronomy Club_BAAC ): là CLB của các bạn trẻ yêu thiên văn tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Hiện BAAC đang hoạt động online tại diễn đàn www.thienvanhoc.orgwww.thienvanbachkhoa.org

+ CLB Thiên văn nghiệp dư Quảng Ngãi ( QuangNgai Amateur Astronomy Club_QAAC ): là CLB của các bạn trẻ yêu thiên văn tỉnh Quảng Ngãi. Hiện QAAC đang hoạt động online tại diễn đàn www.thienvanhoc.org

+ CLB Thiên văn nghiệp dư Nha Trang ( NhaTrang Amateur Astronomy Club_NAAC): là CLB của các bạn trẻ yêu thiên văn tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện NAAC đang hoạt động online tại diễn đàn www.thienvanbachkhoa.org
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
tritinh tritinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

B. Giới thiệu CLB Thiên Văn Bách Khoa (PAC )

I. Tên gọi, Logo, Slogan

1. Tên gọi:

Tên tiếng Việt: Câu lạc bộ Thiên Văn Bách Khoa
Tên tiếng Anh: Polytechnic Astronomy Club
Tên viết tắt: PAC

2.Logo


3.Slogan

" Khám phá bí ẩn của bầu trời để khám phá sức mạnh của bản thân "
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
huda huda đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 102
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

II. Quá trình hình thành:

Vào lúc 21h30 ngày 21-10-2007, CLB Thiên Văn Bách Khoa chính thức được thành lập với 8 thành viên đầu tiên

1. Phan Thị Lan Anh (06KX1 - ĐHBK Đà Nẵng)
2. Nguyễn Thị Khánh Trâm (06KX1- ĐHBK Đà Nẵng)
3. Lê Thị Hồng Nhung (06KX1 - ĐHBK Đà Nẵng)
4. Hứa Thị Như Phương (07KX ĐHBK Đà Nẵng)
5. Mai Phương Toàn (07X2A ĐHBK Đà Nẵng)
6. Lê Phan Tường (07X2A ĐHBK Đà Nẵng)
7. Ngô Lê Trí Thức (05DTD ĐHBK Đà Nẵng)
8. Nguyễn Minh Nhật Tuấn (04CDT2 ĐHBK Đà Nẵng)



Trước đó, anh Nguyễn Minh Nhật Tuấn đã ra lời kêu gọi họp offline những người yêu thiên văn trên diễn đàn phobachkhoa.com (nay là svdanang.com), và cũng là người đầu tiên đề xuất thành lập CLB, lấy tên là CLB Thiên văn Bách khoa (Polytechnic Astronomy Club - PAC), được sử dụng cho đến tận hôm nay. Anh Tuấn được các thành viên PAC xem như là người sáng lập ra CLB.
Ngày 17/11/2007, lễ ra mắt chính thức PAC đã được tổ chức ấm cúng tại phòng F110 - trường ĐHBK Đà Nẵng với hơn 80 người tham dự.

Từ đó đến nay, CLB Thiên văn bách khoa đã phát triển để trở thành một thương hiệu, một địa chỉ tin cậy cho những người yêu thiên văn Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung !
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

III. Mục đích, nhiệm vụ:

*Mục đích :

- Là nơi gặp gỡ giao lưu của những người yêu thiên văn để cùng học hỏi, trao đổi kiến thức, tài liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực thiên văn học tại TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
- Phổ biến kiến thức và tình yêu với môn thiên văn trong mọi giới, đặc biệt là giới trẻ, HS,SV. Góp phần xây dựng nền tảng kiến thức về thiên văn học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam
- Mở rộng quan hệ hợp tác, học hỏi, giao lưu với các tổ chức thiên văn trong cả nước để góp phần xây dựng và mở rộng cộng đồng yêu thiên văn ở Việt Nam.

* Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ của CLB Thiên văn Bách khoa:
1. Giúp đỡ thành viên trong việc học tập nghiên cứu Thiên văn học, phát huy năng lực, kỹ năng nghiệp vụ công tác và nghiên cứu khoa học.
2. Tạo môi trường thuận lợi để thành viên trau dồi phẩm chất, đạo đức lối sống.
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
lengo_ltd lengo_ltd đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

IV. Cơ cấu tổ chức

Đại hội toàn thể thành viên CLB Thiên văn Bách khoa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của CLB, được tổ chức một năm một lần.

Nội dung chủ yếu quyết định tại Đại hội:

1. Thông qua chương trình công tác của CLB Thiên văn Bách khoa nhiệm kỳ qua và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ đến;
2. Bầu Ban Chủ nhiệm;
3. Thông qua Điều lệ hoặc sửa đổi Điều lệ;
4. Thông qua báo cáo tài chính của CLB.


Tổ chức của CLB Thiên văn Bách khoa gồm: Ban Chủ nhiệm và các nhóm, ban trực thuộc.

1. Ban Chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các trưởng nhóm, có nhiệm vụ điều hành và quản lý CLB

2. Các nhóm:

- Nhóm kiến thức có nhiệm vụ xây dựng một nền kiến thức thiên văn từ cơ bản đến nâng cao cho CLB, phân loại, hệ thống và sắp xếp các mảng kiến thức thiên văn phục vụ cho việc học tập và tìm kiếm, dịch tài liệu thiên văn, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề, phụ trách chính các dự án kiến thức.

- Nhóm kĩ thuật phụ trách tìm hiểu về công nghệ làm kính thiên văn, tên lửa,các dụng cụ thiên văn khác... và trực tiếp chế tạo, tổ chức các buổi hướng dẫn chuyên đề kỹ thuật ( hướng dẫn làm kính thiên văn, tên lửa nước, đồng hồ mặt trời…), phụ trách chính các dự án kỹ thuật.

- Nhóm quan sát đảm nhiệm việc tìm hiểu bầu trời, tìm kiếm thông tin về các hiện tượng của vũ trụ có thể quan sát được và hướng dẫn các thành viên quan sát bầu trời, tổ chức các buổi quan sát thiên văn, phụ trách chính các dự án quan sát

- Nhóm tổ chức sẽ tổ chức tất cả các hoạt động của CLB, đồng thời phụ trách việc quản lí thành viên, quản lý quỹ
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
timber timber đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 108
Mặc định

V. Cơ sở vật chất

1. Dụng cụ thiên văn học

- Kính thiên văn: Hiện CLB Thiên Văn Bách Khoa có 3 kính thiên văn phục vụ quan sát bầu trời : 2 ktv F76700 có đường kính vật kính 76mm và tiêu cự vật kính 1000mm, 1 ktv Zhumell Eclipse 114 có đường kính vật kính 114mm và tiêu cự vật kính 1000mm.
- Các dụng cụ khác : 1 bút laser phục vụ hướng dẫn quan sát bầu trời, 1 ống nhòm, 1 bản đồ sao quay, sách thiên văn, DVD thiên văn

2. Hệ thống website: http://thienvanbachkhoa.org

Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 05-09-2012, 11:26 AM
cmfc cmfc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

VI. Cách thức hoạt động:

- Hoạt động offline: Không kể các cuộc họp toàn thể CLB hàng tháng thì mỗi tháng CLB Thiên Văn Bách Khoa đều tổ chức một hoạt động thiên văn nhất định như quan sát bầu trời, hướng dẫn chế tạo ktv, các buổi trao đổi về thiên văn học, các hoạt động dã ngoại…Tổ chức các sự kiện lớn như quan sát mưa sao băng, các chương trình hưởng ứng các sự kiện thiên văn quốc tế. Ngoài ra còn có các chương trình hoạt động khác dựa vào từng hoàn cảnh nhất định.
- Hoạt động online: Thảo luận, trao đổi thiên văn và các vấn đề khác trên diễn đàn của CLB Thiên Văn Bách Khoa: http://thienvanbachkhoa.org/bbs/forum.php

Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.