Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định Trạm vũ trụ Hòa Bình - MIR

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Ảnh chụp ISS từ tàu con thoi Atlantis, 19 tháng 6 2007

Trạm vũ trụ quốc tế (tiếng Anh: International Space Station, viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trong vũ trụ, nhờ sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga) , JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu)[4].

Trạm vũ trụ quốc tế được coi là kết quả của sự hợp nhất hai dự án lớn, nhưng thiếu kinh phí để có thể thực hiện riêng biệt là Trạm vũ trụ Tự do (Freedom) của Hoa Kỳ và Trạm vũ trụ Hòa Bình 2 (Mir-2) của Nga. Ngoài các mô-đun của Hoa Kỳ và của Nga đã được lên kế hoạch, các mô-đun Columbus của Châu Âu (kế hoạch) và Mô-đun thí nghiệm của Nhật Bản cũng sẽ được ghép vào trạm. Cơ quan không gian Brasil (AEB, Brasil) tham gia dự án này thông qua một hợp đồng riêng với NASA. Cơ quan Không gian Ý cũng có vài hợp đồng tương tự cho nhiều hoạt động, nằm ngoài khuôn khổ các nhiệm vụ của ESA trong dự án ISS (Ý cũng là một thành viên trong ESA). Có thông tin cho rằng, Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với dự án, đặc biệt nếu họ được phép hợp tác với RKA[5], tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa được mời tham gia.

Do quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần Mặt Đất (còn gọi là Quỹ đạo LEO), độ cao cách Mặt Đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các bảng pin Mặt Trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt Trời nên có thể quan sát ISS từ Mặt Đất.

ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái Đất mỗi ngày.

Theo kế hoạch, Trạm vũ trụ Quốc tế sẽ hoàn thành vào năm 2010 và sẽ hoạt động đến năm 2016. Từ năm 2007, ISS đã trở thành trạm vũ trụ lớn nhất so với bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Trạm vũ trụ Quốc tế là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. Phi hành đoàn không gian Expedition 1 là nhóm phi hành gia đầu tiên tới Trạm vũ trụ Quốc tế vào ngày 2 tháng 11 năm 2000, đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch đưa người làm việc lâu dài trong không gian của ISS. Phi hành đoàn không gian hiện tại mang tên Expedition 15, sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2007, sau khi phi hành đoàn không gian Expedition 16 thay thế. Trạm vũ trụ được cung cấp các nhu yếu phẩm, thiết bị cần thiết từ tàu vũ trụ Soyuz, Progress của Nga và các phi thuyền con thoi của Mỹ. Hiện nay trạm có thể chứa được 3 người. Những người đến trạm đầu tiên đều là các nhà du hành thuộc chương trình không gian của Nga và Hoa Kỳ. Phi hành gia người Đức, Thomas Reiter, đã đến trạm trong nhóm các nhà du hành thuộc Expedition 13 vào tháng 7 năm 2006, trở thành người đầu tiên từ cơ quan không gian khác đến trạm. Thành phần của phi hành đoàn Expedition 16 sẽ đại diện cho cả năm cơ quan không gian, để củng cố quan hệ cộng tác của dự án ISS. Đến nay, ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có năm khách du lịch vũ trụ.

Đầu tiên, trạm được đề nghị đặt tên là "Аlpha" nhưng bị Nga bác bỏ vì ký tự Hi Lạp α thường được dành cho những cái đầu tiên, trong khi Trạm Vũ trụ Quốc tế đầu tiên lại là Hòa bình của Nga. Khi Roskosmos (Роскосмос, Cơ quan Vũ trụ Liên bang, Nga) đề nghị tên "Аtlant" thì lại bị Hoa Kỳ bác bỏ vì sự nhầm lẫn với Tàu con thoi Аtlantis.

Nguồn: wikipedia

* Bài gửi của bk1312 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
dangquang1 dangquang1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 99
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com


Mir nhìn từ Tàu con thoi Discovery, ngày 12 tháng 6 năm 1998

Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, (tiếng Nga: Мир - Mir - có nghĩa là "hòa bình"), là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 2 năm 1986, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Mir chấm dứt hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 2001 và bị phá vỡ khi tiếp xúc khí quyển.

Đặc điểm:

* Mô-đun chính của Mir (90 m³) chỉ làm nhiệm vụ "Trung tâm điều khiển bay và rèn luyện thể lực" cho các phi hành gia

* Mô-đun phụ Kvant-1 (Квант-1), với thể tích 40 m³, lại có nhiệm vụ rất quan trọng trong các nghiên cứu về vật lý, thiên văn học và các thí nghiệm sinh học. Nơi đây, các kính viễn vọng đã phóng tầm nhìn về phía rìa vũ trụ để nhận biết sự co giãn của vũ trụ sau Vụ Nổ Lớn. Việc hình thành và hủy diệt của các thiên hà trong vũ trụ cũng được quan sát nơi đây. Điều thú vị là trong khoảng không gian này có nuôi một số con vật bé nhỏ mang lên từ Trái Đất như cá trê, gà con... chúng được dùng làm thí nghiệm trong tình trạng không trọng lực đối với loài vật.

* Mô-đun phụ Kvant-2 (Квант-2) lại có nhiệm vụ khác. Đó là nơi chứa thức uống, ôxi và thực phẩm cho các nhà du hành. Nó có một cánh cửa giúp cho các nhà du hành từ trạm bước đến và đi bộ trong không gian với tình trạng không trọng lực. Nhiều tình huống bắt buộc họ phải ra ngoài như: sữa chửa các tấm pin mặt trời, hỗ trợ hoạt động cho các cánh tay robot... Mô-đun này còn có nhiệm vụ quan sát Trái Đất. Cũng chính nơi đây, các nhà khoa học đã khám phá ra lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực, rộng 20 triệu km². Từ đây, người ta cũng có thể quan sát những vụ cháy rừng khổng lồ ở Indonesia, Brasil hay Bắc Mỹ. Ngoài ra còn có thể dự báo đường đi của một số cơn bão như Elizabeth, Linda... hình thành trên Thái Bình Dương.

* Mô-đun Spektr (Спектр) làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn trạm không gian. Nó có hai tấm pin mặt trời xòe ra như hai cánh bướm bay trong vũ trụ với công suất 7000W. Có một sự cố đã xảy ra cho một trong hai tấm pin này khi tàu chở hàng tiếp tế Progress cập mạng MIir không chuẩn xác, đâm thẳng vào một tấm pin làm trạm không gian này mất một phần năng lượng. Mô-đun này thực sự mang lại hòa bình cho Trái Đất khi nó buộc dự án Chiến tranh giữa các vì sao phải dỡ bỏ vì từ mô-đun này, các nhà khoa học Nga đã thí nghiệm thành công việc dập tắt các đầu đạn hạt nhân xuyên lục địa.[cần chú thích]

* Mô-đun Kristall (Кристалл)

* Mô-đun Priroda (Природа)

Huy hiệu Mir


Kỉ lục:

Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học. Đây là kỉ lục độc nhất của ngành hàng không vũ trụ thế kỉ 20. Đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày). Mir cũng không thể thoát một số tai nạn khi thực hiện sứ mạng: hỏa hoạn (2/1997), mất điện do va chạm với tàu chở hàng tiếp tế Progress (6/1997), mất liên lạc với mặt đất suốt hai tháng (200). Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm. Trước khi về Trái Đất, người ta cũng khá lo ngại về trường hợp Mir có thể gây ra những thảm họa khi nó rơi xuống các khu dân cư hay thành phố lớn. Nhưng điều này không xảy ra, Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày 23 tháng 3 năm 2001.

Nguồn: wikipedia

* Bài gửi của bk1312 tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
dongthanhqn dongthanhqn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 130
Mặc định

Các trạm không gian (space station)



Cho đến nay, đã có tất cả 9 trạm không gian được phóng thành công lên quỹ đạo. Tuy nhiên, vào thời điểm này (tháng 8/2008), chỉ có duy nhất một trạm không gian vẫn đang được vận hành và tiếp tục được xây dựng : Internal Space Station (ISS).

Liên Xô cũ, nay là Liên Bang Nga đang là nước giữ kỷ lục về số lượng trạm không gian được đưa vào sử dụng : 6 trạm Salyut (Chào Mừng), Mir (Hoà Bình) và tham gia vào ISS. Sau đây là danh sách 9 trạm không gian theo thứ tự thời gian:

(Tên trạm, ngày phóng lên không gian, ngày rởi trở lại Trái Đất)

+ Salyut-1, 19/04/1971 - 11/10/1971
+ Skylab, 14/05/1973 - 11/07/1979
+ Salyut-3, 25/06/1974 - 24/01/1975
+ Salyut-4, 26/12/1974 - 03/02/1977
+ Salyut-5, 22/06/1976 - 08/08/1977
+ Salyut-6, 29/09/1977 - 29/07/1982
+ Salyut-7, 19/04/1982 - 07/02/1991
+ Mir, 19/02/1986 - 23/03/2001
+ ISS, 20/11/1988 ? dự kiến sẽ rơi trở lại Trái Đất vào năm 2016


Salyut-1 trên quỹ đạo


Nhìn vào bảng liệt kê các cuộc du hành vũ trụ của con người (1), có thể thấy rằng, giai đoạn 1975 ? 1980 là giai đoạn ?hoàn toàn im lặng? của Hoa Kỳ. Có vẻ như là, người Mỹ đã dốc hết sức cho cuộc chạy đua lên Mặt Trăng. Sau 1 loạt các thành công liên tiếp của chương trình Apollo, họ cần thời gian để ?nhìn lại? và hoàn thành chương trình tàu Con thoi. Chương trình này vốn đã được bắt đầu từ cuối những năm 1960, nhưng có vẻ nó không được ưu tiên bằng chương trình Apollo.

Liên Xô sau các thất bại trong nỗ lực đưa con người lên Mặt Trăng thì đã tập trung vào việc chinh phục khoảng không gian gần Trái Đất. Họ liên tiếp chế tạo và phóng lên không gian các trạm Salyut, đồng thời cải tiến mục đích sử dụng của các tàu Soyuz (chở phi hành đoàn), Progress (tàu không người lái, chở nhu yếu phẩm). Trong thời gian cuối 1970, Liên Xô hoàn toàn thống trị trong việc đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp (LEO)

Người Mỹ tiếp tục thực hiện việc đưa người lên không gian bằng các tàu Con thoi. Các tàu Con thoi có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các tàu Soyuz/Progress, có khả năng chở theo các module chứa thiết bị thí nghiệm. Với đội tàu con thoi, các phi hành đoàn Hoa Kỳ có khả năng làm việc trên không gian tối đa khoảng nửa tháng.

Đến giai đoạn này, có thể thấy rằng Liên Xô và Hoa Kỳ lại tiếp tục cạnh tranh với nhau trong quá trình đưa người lên làm việc tại quỹ đạo thấp. Công cụ họ sử dụng hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu so sánh, ta có thể so sánh như sau :

(Trạm không gian + Soyuz + Progress) với (Tàu con thoi + Các thiết bị thí nghiệm mang theo)

Năm 1995, tàu con thoi Atlantis đã kết nối thành công với trạm không gian Mir, đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa hai cường quốc. Ngày nay, ISS đang được xây dựng và vận hành bởi nhiều quốc gia, một minh chứng thuyết phục cho việc hợp tác quốc tế trong quá trình chinh phục không gian.



Tàu con thoi Atlantis kết nối với trạm Mir (ảnh chụp ngày 04/07/1995)


Tài liệu tham khảo
[1]http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_human_spaceflights
http://en.wikipedia.org/wiki/Space_station


Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
accap accap đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong giai đoạn đầu, các trạm không gian thường có dạng ?nguyên khối?. Chúng được lắp ghép sẵn ở dưới mặt đất, sau đó phóng lên không gian. Các trang bị và nhu yếu phẩm cũng rất hạn chế và do đó, 1 nhóm phi hành đoàn chỉ có thể làm việc trên trạm không gian trong 1 thời gian ngắn. Một hạn chế khác là các tàu Soyuz không thể ngoài không gian trong 1 thời gian dài, như vậy sẽ rất nguy hiểm khi phi hành đoàn quay trở về Trái Đất. Hơn nữa, chúng cũng chỉ có duy nhất 1 cổng kết nối (docking port), điều đó có nghĩa là vào 1 thời điểm, chỉ có 1 nhóm các nhà du hành làm việc trên trạm không gian. Trạm Skylab của Hoa Kỳ có 2 cổng kết nối, nhưng trong quá trình vận hành thực tế, chưa bao giờ cả hai cổng này được sử dụng đồng thời.



Salyut-1 ghép nối với tàu Soyuz-10


Salyut-6 là trạm không gian đầu tiên đưa vào sử dụng 2 cổng kết nối. Các nhiệm vụ sẽ gồm hai loại : ngắn hạn và dài hạn. Song song với các nhiệm vụ dài hạn, sẽ có những nhóm các nhà du hành khác lên làm việc ngắn hạn tại trạm không gian. Khi về, 2 nhóm phi hành đoàn sẽ trao đổi phi thuyền nhằm để lại phi thuyền mới hơn trên trạm không gian. Đồng thời, mặt đất cũng có thể phóng các tàu không người lái Progress mang nhu yếu phẩm, thiết bị khoa học lên tiếp tế cho phi hành đoàn.



Salyut-6 với 2 tàu vũ trụ kết nối đồng thời


Hai trạm không gian gần đây nhất là Mir và ISS đều có dạng module. Các module được lần lượt phóng hoặc chở lên vũ trụ, sau đó lắp ghép vào trạm không gian. Điều này cho phép việc xây dựng và sử dụng trạm không gian được linh hoạt hơn rất nhiều.



ISS (tháng 5 năm 2008)

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định

Trạm không gian Salyut-1

Trạm không gian đầu tiên của nhân loại
Một trang buồn trong lịch sử chinh phục không gian




Salyut-1 trên quỹ đạo (ảnh minh họa)


Ngày 14/04/1971, tên lửa đẩy Proton đã phóng thành công trạm Salyut-1 (Chào Mừng 1) lên quỹ đạo. Salyut-1 dài 15.8 m, đường kính chỗ lớn nhất 4.15 m, khối lượng tổng cộng 18.9 tấn, thể tích không gian làm việc của phi hành đoàn 90 m³. Salyut-1 chuyển động trên quỹ đạo mà điểm thấp nhất cách mặt đất 200 km, điểm cao nhất cách mặt đất 222 km. Trạm không gian bay 1 vòng quanh Trái Đất hết 88.5 phút.

Ngày 25/04/1971, tàu Soyuz-10 chở phi hành đoàn đầu tiên (Vladimir Shatalov, Aleksei Yeliseyev và Nikolai Rukavishnikov) lên làm việc tại Salyut-1. Tàu vũ trụ đã kết nối được với trạm không gian, tuy nhiên do khớp kết nối không đủ an toàn nên phi hành đoàn không thể di chuyển vào bên trong. Kế hoạch ban đầu phải huỷ bỏ, ngày 25/04, phi hành đoàn Soyuz-10 đã trở về Trái Đất.

Ngày 06/06/1971, tàu Soyuz-11 chở 3 nhà du hành Georgi Dobrovolski, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev lên Salyut-1. Ngày 07/06, quá trình kết nối được thực hiện thành công, phi hành đoàn trở thành những người đầu tiên làm việc trên một trạm không gian. Sau 22 ngày làm việc, ngày 30/06, họ rời Salyut-1 trở về Trái Đất. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau khi tách khỏi trạm không gian, một chiếc van điều áp đã bị hỏng khiến cho không khí trong tàu Soyuz-11 thoát hết ra ngoài, cả 3 nhà du hành đã hi sinh (1).

Sau tai nạn trên, Liên Xô không cử thêm nhóm phi hành đoàn nào lên làm việc tại Salyut-1 nữa. Ngày 11/10/1971, trạm không gian đã bị tiêu huỷ khi ma sát với bầu khí quyển, các mảnh vụn rơi xuống Thái Bình Dương. Tổng cộng Salyut đã ở trên quỹ đạo 175 ngày (trong đó 22 ngày có phi hành đoàn), bay được 2929 vòng xung quanh Trái Đất.



Phi hành đoàn Soyuz-11, từ trái qua phải : Dobrovolski, Patsayev và Volkov


Tài liệu tham khảo:
[1]Wikipedia, 06/2008. Salyut 1, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_1
[2]Wikipedia, 06/2008. Soyuz-11, http://en.wikipedia.org/wiki/Soyuz_11



Ghi chú:
(1) http://www10.ttvnol.com/forum/thienv.../trang-42.ttvn
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
hoangnghia71 hoangnghia71 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trạm không gian Salyut-2


Phóng thành công nhưng không thể sử dụng


Ngày 04/04/1973, Liên Xô tiếp tục phóng trạm không gian Salyut-2 lên không gian. Đây là 1 trong 3 trạm không gian Salyut sử dụng cho mục đích quân sự . Mặc dù được phóng thành công lên quỹ đạo, tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau, những trục trặc nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra : không khí bên trong bị thoát dần ra ngoài, hệ thống điều khiển bay bị hỏng. Có lẽ Salyut-2 đã bị 1 số mảnh ở tầng trên cùng của tên lửa đẩy văng vào. Ngày 11/04/1973, 2 tấm pin mặt trời trên trạm cũng đột ngột ngừng hoạt động không rõ nguyên nhân. Salyut-2 rơi trở lại Trái Đất vào ngày 28/05/1973.



Salyut-2


====
Ghi chú :
Song song với các trạm không gian sử dụng cho mục đích khoa học, Liên Xô cũng đồng thời triển khai các trạm không gian phục vụ cho mục đích quân sự trong chương trình có tên là Almaz (Kim Cương). Tuy nhiên, các trạm này vẫn được đặt tên là Salyut với mục đích bảo mật. Các trạm Salyut thuộc chương trình Almaz là : Salyut-2, Salyut-3 và Salyut-5.

Hero_Zeratul
Bõ Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
danglongco danglongco đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 81
Mặc định

Trạm không gian Skylab




Cấu tạo Skylab


Ngày 14/05/1973, Hoa Kỳ phóng thành công trạm Skylab lên quỹ đạo. Đây là trạm không gian đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này do Hoa Kỳ độc lập chế tạo và sử dụng. Skylab có kích thước lớn hơn hẳn so với Salyut-1 : dài 36.12 m, đường kính chỗ lớn nhất 6.58 m, thể tích không gian làm việc của phi hành đoàn : 361 m³, tổng trọng lượng khi phóng là 76.295 tấn. Skylab chuyển động trên quỹ đạo mà điểm cao nhất cách mặt đất 439 km, điểm thấp nhất cách mặt đất 427 km. Trạm không gian bay 1 vòng quanh Trái Đất hết 93.4 phút.

Để đưa phi hành đoàn lên làm việc tại Skylab, Hoa Kỳ sử dụng command/service module (CSM) của các tàu Apollo. Tổng cộng đã có 3 chuyến bay đưa các nhà du hành lên làm việc tại Skylab. Thành viên của mỗi chuyến bay bao gồm 3 người.

(Ký hiệu nhiệm vụ; phi hành đoàn; ngày phóng - ngày hạ cánh; thời gian làm việc trên trạm)

+ SL2, Pete Conrad, Paul Weitz và Joseph Kerwin; 25/05/1973 - 22/06/1973; 28.3 ngày
+ SL3, Alan Bean, Jack Lousma và Owen Garriott; 28/07/1973 – 25/09/1973; 59.46 ngày
+ SL4, Gerald Carr, William Pogue và Edward Gibson; 16/11/1973 – 08/02/1974; 84.04 ngày

Sau khi phi hành đoàn SL4 rời khỏi Skylab, trạm không gian vẫn tiếp tục ở trên quỹ đạo cho đến khi rơi trở lại vào bầu khí quyển ngày 11/07/1979. Tổng cộng Skylab đã ở trên quỹ đạo 2249 ngày (trong đó 171 ngày có phi hành đoàn), bay được 34981 vòng xung quanh Trái Đất.



Skylab trên không gian (ảnh do phi hành đoàn SL4 chụp sau khi rời trạm)


Tài liệu tham khảo:
[1]Wikipedia, 07/2008. Skylab, http://en.wikipedia.org/wiki/Skylab

Hero_Zeratul
Bõ Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
hanoi-evc hanoi-evc đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 97
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trạm không gian Salyut-3




Trạm Almaz và tàu Soyuz (hình minh hoạ)


Sau Salyut-2, ngày 11/05/1973 (3 ngày trước khi Hoa Kỳ phóng Skylab), Liên Xô lại 1 lần nữa gặp thất bại. Tên lửa đẩy đã phóng một trạm không gian khác trong chương trình Almaz lên không gian, nhưng vì lỗi của hệ thống điều khiển bay, tên lửa hiệu chỉnh quỹ đạo đã không thể hoạt động. Do quá trình phóng lên đã bị theo dõi bởi các radar phương Tây nên Liên Xô đã đặt tên cho trạm không gian là Cosmos-557 với mục đích bảo mật. Một tuần sau, Cosmos-557 rơi trở lại Trái Đất.

Hơn 1 năm sau, ngày 25/06/1974, Liên Xô phóng thành công trạm Salyut-3 lên quỹ đạo. Đây thực chất là một trạm không gian với mục đích quân sự trong chương trình Almaz. Salyut-3 có cấu tạo gần giống như Salyut-1, chuyển động trên quỹ đạo mà điểm cao nhất cách mặt đất 272 km, điểm thấp nhất cách mặt đất 268 km. Trạm không gian bay 1 vòng quanh Trái Đất hết 89.1 phút.

Đã có 2 nhiệm vụ đưa phi hành đoàn lên làm việc tại Salyut-3 : Soyuz-14 và Soyuz-15. Tàu Soyuz-14 được phóng lên vào ngày 03/07/1974, hai phi công vũ trụ Yuri Artyukhin, Pavel Popovich đã kết nối thành công và di chuyển vào trạm không gian. Họ đã làm việc trên Salyut-3 tổng cộng 15 ngày, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và một số thí nghiệm sinh học. Ngày 26/08/1974, Liên Xô tiếp tục phóng tàu Soyuz-15, tuy nhiên, quá trình kết nối đã không thực hiện thành công, phi hành đoàn trở về Trái Đất an toàn.

Ngày 24/01/1975, Salyut-3 rơi trở lại Trái Đất sau 213 ngày trên quỹ đạo, trong đó 15 ngày có phi hành đoàn, bay được 3442 vòng xung quanh Trái Đất.

Tài liệu tham khảo:
[1]Wikipedia, 03/2008. Salyut 3, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_3

Hero_Zeratul
Bõ Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
dalatbeco dalatbeco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Trạm không gian Salyut-4




Cấu tạo của Salyut-4


Ngày 26/12/1974, Liên Xô phóng thành công trạm Salyut-4. Đây vốn là bản sao của Cosmos-557 nhưng không phục vụ cho mục đích quân sự (không thuộc chương trình Almaz). Các thiết bị quan sát trên trạm tập trung vào việc quan sát Mặt Trời và quan sát vũ trụ tại dải sóng tia X. Salyut-4 chuyển động trên quỹ đạo mà điểm xa nhất cách mặt đất 343 km, điểm gần nhất cách mặt đất 355 km (xa hơn các trạm Salyut trước nhưng vẫn gần hơn so với Skylab). Thời gian để bay 1 vòng quanh Trái Đất của Salyut-4 là 89.1 phút.

Đã có 3 chuyến bay chở phi hành đoàn lên làm việc tại Salyut-4 : Soyuz-17, Soyuz-18a và Soyuz-18. Tuy nhiên, chỉ có hai chuyến bay thành công, tổng cộng đã có 4 nhà du hành làm việc trên Salyut-4 (chia làm 2 lượt) : Georgi Grechko, Aleksei Gubarev (Soyuz-17, 29.56 ngày) và Pyotr Klimuk, Vitali Sevastyanov (Soyuz-18, 62.97 ngày). Trước Soyuz-18, tên lửa đẩy của tàu Soyuz-18a gặp trục trặc tại độ cao khoảng 145 km, phi hành đoàn không thể tiếp tục bay đến trạm không gian và đã hạ cánh an toàn.

Sau Soyuz-18, không còn phi hành đoàn làm việc trên Salyut-4, tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục phóng 1 tàu Soyuz không người lái lên kết nối với trạm (Soyuz-20). Soyuz-20 kết nối với Salyut-4 trong 90 ngày trước khi quay trở lại Trái Đất với mục đích tiến hành những thử nghiệm chuẩn bị cho các nhiệm vụ làm việc trên trạm không gian dài hơn 3 tháng trong tương lai.

Ngày 03/02/1977, Salyut-4 rơi trở lại Trái Đất sau 770 ngày trên quỹ đạo (trong đó 92 ngày có phi hành đoàn), bay được 12444 vòng quanh Trái Đất.

Tài liệu tham khảo:
[1]Wikipedia, 06/2008. Salyut 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_4

Hero_Zeratul
Bõ Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


  #10  
Cũ 29-08-2012, 10:14 AM
spn spn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 91
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trạm không gian Salyut-5




Cấu tạo bên ngoài Salyut-5 (sơ đồ)


Sayut-5 là trạm không gian cuối cùng trong chương trình Almaz, phục vụ cho mục đích quân sự. Salyut-5 có cấu tạo tương tự như Salyut-3, tuy nhiên nó được trang bị thêm module chứa mẫu vật thí nghiệm. Trạm không gian được phóng thành công bằng tên lửa đẩy Proton 8K82K ngày 22/06/1976. Salyut-5 chuyển động trên quỹ đạo mà điểm xa nhất cách mặt đất 269 km, điểm gần nhất cách mặt đất 223 km (gần hơn Salyut-4, có lẽ là để có thể thực hiện các quan sát quân sự tốt hơn). Trạm không gian bay 1 vòng quanh Trái Đất hết 89 phút.

Ngày 06/07/1976, phi hành đoàn Soyuz-21 gồm 2 phi công Boris Volynov và Vital Zhoilobov được phóng lên Salyut-5. Mục đích chính của nhiệm vụ là thử nghiệm khả năng giám sát các hoạt động quân sự từ trạm. Trong lúc phi hành đoàn làm việc trên Salyut-5, quân đội Liên Xô cũng tiến hành tập trận tại Siberi. Volynov và Zhoilobov tiến hành quan sát quá trình tập trận từ ngoài không gian. Bên cạnh nhiệm vụ chính, hai nhà du hành cũng đã thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học khác như quan sát Mặt Trời, theo dõi sự hoạt động của cá trong môi trường không trọng lượng, nói chuyện qua cầu truyền hình với học sinh, ...Do các thiết bị của trạm gặp trục trặc nên điều kiện sống của các nhà du hành trở nên khó khăn và họ gặp các vấn đề về sức khoẻ, tâm lý. Ngày 24/08/1976, họ đã quay trở về Trái Đất sau hơn 49 ngày làm việc.

Ngày 14/10/1976, tàu Soyuz-23 tiếp tục được phóng lên không gian, tuy nhiên 2 nhà du hành Vyacheslav Zudov và Valeri Rozhdestvenski đã không thể kết nối với trạm không gian. Sau khi xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất, module đổ bộ của Soyuz-23 rơi vào một cơn bão tuyết và họ bị chìm xuống phía dưới lớp băng trên mặt hồ Tengiz, Kazakhstan. Sau rất nhiều nỗ lực cứu hộ, các thợ lặn đã buộc được dây cáp vào module đổ bộ và dùng trực thăng cẩu lên khỏi hồ nước. Hai nhà du hành được giải cứu an toàn.

Ngày 07/02/1977, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz-24. Hai nhà du hành Viktor Gorbatko và Yuri Glazkov đã kết nối thành công với trạm không gian. Nhiệm vụ chính của họ là làm nốt các công việc mà phi hành đoàn Soyuz-21 phải bỏ dở, chuẩn bị sẵn sàng module mẫu vật và tiến hành quá trình lọc không khí trên trạm không gian với nguồn không khí “mới” mang theo trên tàu Soyuz. Mặc dù tổng thời gian phi hành làm việc trên trạm chỉ khoảng 18 ngày, nhưng Soyuz-24 được đánh giá là một nhiệm vụ rất thành công.

Một ngày sau khi tàu Soyuz-24 rời khỏi Salyut-5, moduel mẫu vật cũng đã tách khỏi trạm không gian và được thu hồi thành công. Ngày 08/08/1977, Salyut-5 rơi trở lại mặt đất sau 412 ngày trên quỹ đạo (trong đó 67 ngày có phi hành đoàn), bay được 6666 vòng quanh Trái Đất.

Tài liệu tham khảo:
[1]Wikipedia, 06/2008. Salyut 4, http://en.wikipedia.org/wiki/Salyut_5

Hero_Zeratul
Bõ Thiên văn học - ttvnol.com
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.