Trở lại   Chợ thông tin Thiên văn Việt Nam > Thảo luận kiến thức > Thiên văn vật lý

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 27-08-2012, 09:46 AM
umivungtau umivungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 112
Mặc định Mức kháng cự của vật chất và hệ quả

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Năm 1915, Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối mở rộng, nó mở ra cho loài người một đại dương mênh mông về tri thức mới. Năm 1917, với mong muốn tìm hiểu độ uốn của không gian xung quanh một lượng vật chất tập trung có hình dạng cầu (nghiệm đơn giản nhất của phương trình Anhxtanh), Svarxchail giải phương trình của thuyết tương đối và thu được một nghiệm, trong đó mô tả rằng một trong những dạng tồn tại cơ bản của vật chất là không có kích thước, nói cách khác thì một khối vật chất dạng cầu (bằng vài phép tính đơn giản, có thể suy ra rằng một khối vật chất bất kỳ cũng vậy) đều có thể co về với kích thước chỉ còn lại một điểm, gọi là điểm tối cực. Về sau, các lý thuyết mới về lượng tử ra đời thì người ta mới hiểu rằng, điểm tối cực không phải có kích thước bằng không mà bằng kích thước Plăng (một kích thước quá nhỏ bé mà với kiến thức của nhân loại hay các nền văn minh khác đều mãi mãi không thể biết được chuyện gì đang diễn ra ở trong đó). Năm 1928, một người Ấn Độ vĩ đại là Sanđrashêkha bước chân lên một con tàu buôn để sang Anh, quyết tâm theo học ngành vật lý với Êđingtơn (nhà vật lý lý thuyết lừng danh lúc bấy giờ). Trong lúc rỗi rãi trên tàu, ông đã chứng minh được rằng: trong tự nhiên, nghiệm của Svarxchail sẽ sảy ra khi một ngôi sao kết thúc vòng đời của mình và sẽ co lại về không. Điều đó thực sự làm cho ta ớn lạnh xương sống, hoá ra tất cả mọi thứ bao gồm cả chúng ta đều được cấu tạo từ không hay sao?! Quá điên rồ. Những kết quả tính toán của Sanđrashêkha làm cho các nhà vật lý vĩ đại nhất khi đó phát khùng, tất cả đều xúm vào tẩy chay Svarxchail và Sanđrashêkha. Đầu tiên là Êđingtơn (ông này về sau còn nhạo báng và ép Sanđrashêkha từ bỏ ý định tìm hiểu sâu sắc về hiện tượng co rút vô hạn độ của vật chất) và sau đó cả Anhxtanh cũng vào cuộc. Thật khốn khổ cho Svarxchail vĩ đại, tới lúc đôi mắt xuyên thấu thời gian của ông đã nhắm lại vĩnh viễn vì bênh tật, vẫn không có một lời tôn vinh. Nhưng dù có là ai thì cũng không thể bóp méo được chân lý. Bản thân tôi rất thông cảm với Êđingtơn, Anhxtanh và các nhà bác học theo trường phái tương đối, mặc dù chỉ được cho mọi người biết đâu là sự thật, nhưng họ lại quá hoảng hốt trước sự thật đó. Có lẽ các vị ấy trước hết là những người trần mắt thịt, với bản năng tồn tại của sinh vật sống, sợ hãi về sự trống rỗng và sự mất đi vĩnh viễn đã làm họ choáng váng và không nhận thấy một sự thật đơn giản là: Chúa sinh ra toàn bộ vũ trụ từ hư vô, thì không có gì ngạc nhiên là bản chất tối hậu của vật chất phải là không có gì. Sự hoảng sợ của Anhxtanh còn thể hiện cao độ ở vụ Phređman, mà kết quả là hằng số vũ trụ cùng với Hirôshima là hai vết nhơ không thể gột rửa trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà vật lý kỳ tài đệ nhất thế giới.

Chưa hết, trong lúc tranh chấp đó, đồng thời và hoàn toàn độc lập với Sanđrashêkha, một nhà toán học lừng danh người Nga là Lev Đaviđôvích Lanđau xuất ra một đòn chí mạng vào những tư tưởng cổ hủ thời đó, ông chứng minh rằng vật chất, khi suy xụp, không rơi tụt ngay vào một điểm mà chúng diễn ra theo từng nấc, gọi là các mức năng lượng kháng cự. Dựa vào nhiệt động học và nguyên lý loại trừ Pôly, các mức kháng cự ấy được diễn ra lần lượt như sau:

1/ Mức kháng cự Brao (kháng cự nhiệt): Khi một khối khí lạnh lẽo với kích thước một vài năm ánh sáng khối co dần lại do lực hấp dẫn. Thể tích của nó bị teo tóp đi hàng chục triệu lần cho tới khi trở thành một ngôi sao. Khi ngôi sao bật sáng, nhiệt độ do phản ứng tổng hợp rất cao làm cho chuyển động Brao của các iôn khí đủ mạnh để ngôi sao đó giữ được kích thước ổn định lâu dài.

2/ Mức kháng cự điện tử (kháng cự êlêctrôn): Sau khi đã từ từ sài gần hết năng lượng của mình, các ngôi sao chuyển sang dạng sao kềnh đỏ (có một số trường hợp không qua giai đoạn này), và vụ nổ Supernôva sẽ lột chuồng ngôi sao ra, chỉ còn lại cái lõi bằng kim loại tí xíu, nếu cái lõi đó có khối lượng nhỏ hơn 1,44 lần mặt trời (giới hạn Sanđrashêkha) thì yên tâm, vì nó sẽ là sao lùn trắng. Mặc dù mật độ vật chất của các sao này rất cao (vài chục nghìn tấn/cm3) và lực hấp dẫn làm cho lõi sao co rúm lại hàng trăm nghìn lần, nhưng tương kế tựu kế, các điện tử trong các nguyên tử của lõi sao cũng đồng loạt tăng tốc trên các quĩ đạo quanh hạt nhân để bảo toàn trạng thái lượng tử của mình theo nguyên lý loại trừ Pôly và tạo ra áp suất êlêctrôn không cho sự co ngót diễn ra tiếp tục.

3/ Mức kháng cự nơtrôn: nếu cái lõi đó có khối lượng lớn hơn 1,44 lần mặt trời thì không ổn. Lực hấp dẫn sẽ lớn tới mức mà thậm chí khi chuyển động với vận tốc ánh sáng, các điện tử cũng không đủ năng lượng để giữ được quĩ đạo, ở thế cùng quẫn đó, phần lớn các điện tử phía trong lao vào hạt nhân và kết hợp với các prôtôn ở đó để tạo ra các nơtrôn (chính vì thế mà không có mức kháng cự prôtôn). Các nơtrôn khi bị ép chặt với nhau sẽ rung động dữ dội để chống lại nguy cơ trạng thái lượng tử của chính mình có thể bị phá vỡ (cũng theo nguyên lý loại trừ Pôly) tạo ra một lực hướng ra ngoài cực lớn chống lại khả năng co ngót của lõi sao.

4/ Mức kháng cự quắc: nếu cái lõi đó có khối lượng lớn hơn 2,1 lần mặt trời thì mệt rồi. Các nơtrôn sẽ bị nghiền nát thành các quắc cơ bản. Sự kháng cự của quắc tốt hơn, khi đó ta có ngôi sao toàn các hạt quắc mà thôi, thực tế sao quắc chính là một hađrôn khổng lồ trong vũ trụ. Kích thước của sao quắc không bằng một nửa sao nơtrôn, với mật độ khối thật kinh dị (hơn 2 tỷ tấn/cm3). Về cấu tạo của sao quắc thì cho tới bây giờ cũng không ai nói được nhiều, thậm chí trạng thái siêu lỏng của hỗn hợp nơtrôn và prôtôn tại lõi sao nơtrôn cũng vẫn còn là một giả định.

Tóm lại, cũng như sao thông thường, sao nơtrôn hay sao lùn trắng, sao quắc chỉ là một sự suy thoái kích thước bình thường của vật chất mà thôi, chỉ khác cái, nó là chốt chặn cuối cùng của cái mà ta gọi là kích thước, vượt qua nó, mọi loại vật chất đều lao ầm ầm xuống đường hầm không giới hạn của sự co ngót, nó là cánh cửa cuối cùng của đường hầm mịt mù không lối thoát - hố đen.

(Theo Lê Minh Ngọc - leminhngoc@mail.ru )
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-08-2012, 09:46 AM
vungtau vungtau đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 119
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Viết sai chính tả rồi bạn kìa : xảy ra --> sảy ra , xài hết --> sài hết , cởi truồng --> cởi chuồng :-??
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 27-08-2012, 09:46 AM
duongtramanh.bdg duongtramanh.bdg đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hic sao không nhận xét gì về những vấn đề mà bài viết nêu ra mà nhận xét lung tung thế?nion69:nion69:
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 27-08-2012, 09:46 AM
aulachongvn aulachongvn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 86
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Có ai có tài liệu hay bài báo thực nghiệm quan sát được sao quắc chưa hay đây chỉ là trên lý thuyết???
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.