Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
safashion safashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

1. Sao Mộc – "Chúa tể" các hành tinh:

Nếu bạn cảm thấy Trái đất của chúng mình đã rất to lớn thì bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi khám phá sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời.


Hành tinh khổng lồ.

Ngũ hành gồm Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, và cái tên “Sao Mộc” được đặt dựa vào nguyên tố “mộc” trong ngũ hành. Người phương Tây vẫn gọi sao Mộc là Jupiter, tên của vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã (trong thần thoại Hy Lạp thần Jupiter có tên là Zeus).


Thần Zeus - Chúa tể của các vị thần.

Thần Zeus là chúa tể của các vị thần, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus là vị thần của bầu trời và sấm sét, là cha đẻ của rất nhiều vị thần dũng mãnh như: vị thần thương mại và liên lạc Hermes (vị thần của sao Thủy), vị thần chiến tranh Ares (vị thần của sao Hỏa), vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật Apollo…


So sánh kích thước giữa các hành tinh trong Hệ mặt trời.

Có lẽ bởi sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nên nó đã được đặt tên theo tên của thần Jupiter vĩ đại. Hành tinh này được ví như người khổng lồ với lượng khí chỉ bằng 1 phần nghìn lượng khí ở Mặt trời, nhưng lại khối lượng lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ mặt trời.


Cấu tạo vành đai sao Mộc.

Nhìn từ từ bên ngoài, Mộc Tinh là một quả cầu dẹt, được bao quanh bởi một hệ thống vành đai bụi mỏng manh và quyển từ mạnh. Vành đai quanh sao Mộc gồm 3 phần: Phần hào quang trong cùng (Halo), phần sáng ở chính giữa (Main Ring), và vòng ngoài cùng (Gossamer Rings).


Cấu tạo bên trong của sao Mộc.

Hành tinh khổng lồ này được tạo chủ yếu bởi khí Hiđrô và Hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Vũng lõi của sao Mộc là lớp Hiđrô có tính chất như kim loài dày đặc, lớp bên trên là lớp khinh khí trong suốt gồm Hiđrô lỏng và có thể biến dần sang một lớp ở thể khí. Giữa 3 lớp này không có sự phân biệt rõ ràng, bởi quá trình biển đổi giữa các thể diễn ra một cách chậm chạp.
Chính vì thế Mộc Tinh là hành tinh có bầu không khí lớn nhất trong hệ mặt trời - dày tới 5000km - nhưng không có bề mặt rắn.


Bão “Great Red Spot”.


Nhắc đến sao Mộc thì không thể không nhắc đến “Vết đỏ lớn – Great Red Shot”, là cơn bão khổng lồ nằm ở 22° phía nam xích đạo. Người ta cho rằng, cơn bão này xuất hiện ít nhất là từ năm 1831, và cũng có thể là từ năm 1665.


Sao Mộc có ít nhất 63 vệ tinh, trong đó có 4 vệ tinh lớn nhất gọi là các vệ tinh Galilean: Io, Europa, Ganymede và Callisto, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610. Các vệ tinh này đều được đặt theo tên những người tình của thần Zeus vĩ đại.


Sao Mộc còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá.


Con người bắt đầu chinh phục sao Mộc từ rất lâu. Năm 1973, phi thuyền mang tên Pioneer 10 đã trở thành phi thuyền đầu tiên tiến đủ gần đến sao Mộc để ghi lại những thông tin về tính chất, cũng như các hiện tượng trên hành tinh lớn nhất này.
Sau đó 6 năm, người ta tiếp tục phóng các phi thuyền Voyager khám phá vệ tinh Galilean, và vòng đai bao quanh Mộc Tinh. Đồng thời, họ đã khẳng định được cơn bão Great Red Shot là những vòng xoáy nghịch, đổi sắc từ cam đến nâu sậm.


Mô phỏng tàu Galileo chinh phục sao Mộc.


Năm 1989, NASA đã phóng thành con tàu thám hiểm không người lái Galileo. Tàu Galileo mang lại rất nhiều thông tin quan trọng đối với công cuộc chinh phục sao Mộc khi đã quan sát sự kiện sao chổi Shoemaker-Levy 9 va chạm với Sao Mộc vào tháng 7/1994, phóng thiết bị thăm dò khí quyển vào tháng 7/1995, và quan trong nhất là bắt đầu chuyển động xung quanh hành tinh này vào tháng 12/ 1995, đã trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của sao Mộc.
Đến năm 2003, sau hơn 14 năm hoạt động trong vũ trụ, các nhà khoa học quyết định phá hủy hoàn toàn tàu Galileo trong bầu khí quyển sao Mộc nhằm tránh việc các vi khuẩn từ trái đất có thể làm ảnh hưởng đến hành tinh này.
Theo Kenh14
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 79
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

4. Sao Hải Vương – “Cục băng” khổng lồ xa tít tắp:

Đây cũng là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời được phát hiện thông qua các phương trình toán học.

Sẽ chẳng đơn giản nếu bạn muốn tận mắt ngắm nhìn sao Hải Vương. Thiên thể này nằm cách Trái Đất khoảng 4,41 tỉ km và rất mờ, do đó không thể nhìn bằng mắt thường. Phải trang bị một ống nhòm, chọn một đêm tối trời và không có mây, những người yêu thiên văn mới có thể nhìn thấy một đốm sáng nhỏ. Nếu muốn nhìn sắc xanh của hành tinh này, bạn sẽ phải có một chiếc kính thiên văn cỡ nhỏ.


Vị thần của biển cả.

Mã:
Đường kính tại xích đạo: 49.528 km hay 3,883 lần Trái Đất Đường kính qua hai cực: 48.681 km hay 3,829 lần Trái Đất Khối lượng: 102,43 X 1024 hay 17,147 lần Trái Đất Nhiệt độ bề mặt: -218 độ C
Sao Hải Vương là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất trong Thái Dương hệ. Tên nước ngoài của nó là Neptune, vị thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, vị thần này tương đương với thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp. Cái tên Sao Hải Vương xuất xứ từ tiếng Trung Quốc và cũng có nghĩa là Ngôi sao của vị vua biển cả.
Sao Hải Vương có cấu tạo chính là các chất khí ở thể lỏng, đây cũng là đặc điểm chung của các hành tinh cỡ lớn trong Thái Dương hệ. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”. Sao Hải Vương có tất cả 13 vệ tinh và một hệ thống các vành đai mờ nhạt.


Hình ảnh thực của Sao Hải Vương (Đốm đen lớn nằm ở phía trái).

Vì ở cách rất xa Mặt Trời (gấp khoảng 30 lần quãng đường Trái Đất – Mặt Trời) nên Sao Hải Vương cực kỳ lạnh giá. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nó là -218 độ C. Tuy nhiên, hành tinh này vẫn đang tỏa ra một lượng nhiệt nhỏ và người ta cho rằng đó là nguyên nhân của những trận gió cực mạnh với vận tốc lên tới 2.000km/h.
Trên bề mặt Sao Hải Vương cũng có một cơn lốc khổng lồ xảy ra thường xuyên được biết tới với tên gọi Đốm đen lớn. Người ta dự đoán rằng ở Sao Hải Vương cũng có bốn mùa và mỗi mùa kéo dài khoảng 40 năm.


Cấu tạo Sao Hải Vương:
1 - Lớp mây trên tầng cao khí quyển
2 - Khí quyển bao gồm Hidro, Heli và các khí gas
3 – Lớp vỏ cứng tạo thành từ băng của nước và các chất khác
4 – Lõi đá và băng cứng.
Các nhà khoa học cho rằng Sao Hải Vương vẫn có thể tỏa nhiệt vì trong quá khứ nó đã từng nuốt chửng cả một hành tinh. Họ đặt giả thuyết rằng trước khi Sao Hải Vương và cả Sao Thiên Vương đều ở gần Mặt Trời hơn nhưng chúng đã dần di chuyển ra xa. Trên quãng đường đó, Sao Hải Vương đã hút một hành tinh lớn gấp Trái Đất khoảng 2 lần và nhiệt lượng hiện tại chính là tàn dư của vụ va chạm đó. Vệ tinh Triton (tên chiếc đinh ba của thần biển cả) cũng bị “bắt cóc” và đổi chủ.


So sánh kích thước các hành tinh. Sao Hải Vương ở bên phải hàng trên, Trái Đất ở bên trái hàng dưới.


Sao Hải Vương được phát hiện theo cách rất thú vị. Nhà thiên văn nổi tiếng Galilei từng nhìn thấy nó từ thế kỷ 17 trong khi quan sát bầu trời ở khu vực của Sao Mộc. Tuy nhiên ông lại lầm tưởng đây là một ngôi sao và do đó không được công nhận là người tìm ra Sao Hải Vương.
Tới đầu thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học nhận ra rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương có một sự sai lệch so với lý thuyết và dự đoán rằng phải có một hành tinh ở phía ngoài ngôi sao này để gây ra sự ảnh hưởng tới con đường di chuyển đó. Tới giữa thế kỷ 19, người ta đã tính toán ra quỹ đạo của hành tinh giả định này và các quan sát thực tế đã tìm thấy Sao Thiên Vương ở đúng vị trí đã định trước trên bầu trời.
Tàu vũ trụ duy nhất của con người từng bay qua Sao Hải Vương là tàu Voyager 2. Nó đã ghi nhận được các luồng gió cực mạnh trên hành tinh này cũng như các mạch nước nóng trên vệ tinh Triton.


Tàu Voyager 2, là thứ duy nhất từng "bén mảng" gần Sao Hải Vương.
Kênh 14
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
pramod pramod đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 91
Mặc định

Post lúc cả chục bài đến tớ còn ngại không muốn đọc chứ là thành viên. Hic
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
chinhanh_fipexim chinhanh_fipexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thế để từ từ rồi post thêm vậy. Mà chủ yếu là hình ảnh mà
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
tritinh tritinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 100
Mặc định

bài viết hay quá đi............................................... ...............50 ký tự
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
thinhphat thinhphat đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 85
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

5. Sao Kim – Địa ngục trong lốt thần Vệ nữ:

Dù mang tên vị thần sắc đẹp Venus nhưng Sao Kim là hành tinh vô cùng khắc nghiệt.

Cái tên Sao Kim xuất phát từ cách gọi của người Trung Quốc. Trong khi đó, người phương Tây gọi hành tinh này là Venus, xuất phát từ tên La Mã của vị thần sắc đẹp Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp.
Người Việt Nam trước kia gọi đây là Sao Hôm và Sao Mai vì thiên thể này xuất hiện trên bầu trời cả lúc ban ngày lẫn ban đêm. Sao Kim là thiên thể sáng thứ 3 trên bầu trời của chúng ta chỉ sau Mặt Trời và Mặt Trăng (mặt trăng sáng tất nhiên là do được mặt trời chiếu sáng rồi!).


Hình ảnh Sao Kim với màu sắc thực.


Sao Kim là hành tinh gần Mặt Trời thứ 2 sau Sao Thủy và thường được coi là chị em sinh đôi của Trái Đất nhờ sự tương đồng về kích thước và khối lượng. Tuy vậy, trên thực tế hành tinh xanh của chúng ta khác rất xa so với Sao Kim.
Điều kiện tự nhiên tại Sao Kim có thể tóm tắt trong mấy chữ “cực kỳ khắc nghiệt”. Nó chính là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ trung bình lên tới 393 độ C.
Bầu khí quyển của Sao Kim cực kỳ đậm đặc và thành phần chính trong đó không phải là dưỡng khí mà là khí cacbon dioxit. Áp suất của bầu khí quyển đó gấp 90 lần áp suất khí quyển trên bề mặt Trái đất, đủ sức bóp nát cả những chiếc xe bọc thép.


Thần Venus (bên trái) trong một bức tranh cổ.

Sở dĩ Sao Kim có nhiệt độ kinh hoàng như vậy là vì nó không thể bức xạ nhiệt ra ngoài không gian. Chính bầu khí quyển đậm đặc thán khí đã tạo nên hiện tượng này. Nó cũng chính là hiệu ứng nhà kính ở mức độ cực đoan và các nhà khoa học rất lo lắng cho tương lai của Trái Đất nếu con người tiếp tục thải ra các thán khí độc hại.


Sao Kim rực sáng trên bầu trời.

Vì có quá nhiều chất hóa học nặng trong khí quyển nên Sao Kim bị phủ kín bởi các lớp mây dày đặc. Mây trên hành tinh này không chứa nước mà chứa các hạt axit nhỏ li ti. Lớp mây này phản xạ lại đa số ánh sáng Mặt Trời và tạo nên độ sáng mạnh mẽ cho Sao Kim.
Gió trên khí quyển của hành tinh này cũng rất mạnh, có thể đạt tới 350km/h. Tại bề mặt Sao Kim, gió chỉ dừng lại ở mức rất nhẹ nhưng vẫn đủ sức bào mòn mọi thứ nhờ lượng axit cao. Chính vì thế, các máy móc của con người bay tới Sao Kim thường bị hỏng rất nhanh.


Lớp mây dày đặc trên khí quyển Sao Kim.


Bề mặt của Sao Kim rất bằng phẳng vì mọi thứ đều bị các cơn gió đầy axit bào mòn. Ngoài ra, áp suất cực cao của khí quyển cũng “đè” mọi vật xuống, ngay cả các hố tạo bởi thiên thạch cũng không thể quá to trong điều kiện như vậy.
Một năm trên Sao Kim dài bằng 225 ngày Trái Đất vì nó mất chừng đó thời gian để quay 1 vòng quanh Mặt Trời. Tuy vậy tốc độ tự quay quanh mình của Sao Kim lại rất chậm, lên tới 243 ngày Trái Đất cho một vòng. Vì thế, một ngày trên Sao Kim dài hơn 1 năm và nếu chọn đúng thời điểm, một người ở Sao Kim có thể ăn 2 sinh nhật trong cùng một ngày.


Ảnh bề mặt Sao Kim chụp bằng radar.


Loài người đã từng tìm nhiều cách để thám hiểm Sao Kim. Tính từ năm 1961, hai cường quốc Liên Xô (Nga ngày nay) và Mỹ đã phóng hơn 30 tàu lên hành tinh này. Đa số các phi vụ đều thất bại do trình độ kỹ thuật còn kém và điều kiện quá khắc nghiệt của Sao Kim.
Tuy nhiên hiện giờ chúng ta cũng đã thành công trong việc phóng tàu đổ bộ lên Sao Kim cũng như cho phi thuyền bay quanh hành tinh này để lập bản đồ.
Theo Kenh14
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
tai-viet tai-viet đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 103
Mặc định

:c53:
hok đủ 8 hành tinh trong hệ mặt trời ak, hic đang làm bài dở na`!:c46:
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 29-08-2012, 10:24 AM
caonguyen1 caonguyen1 đang online
Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 93
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

làm bài chi rứa bạn .
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.